Nhịp cầu kết nối thương mại hàng hóa Việt Nam – Canada
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường và tận dụng sự tương đồng về nền tảng văn hóa, đặc biệt với cộng đồng người Việt ở Canada, công ty Renso Foods của doanh nhân người Việt đã được thành lập tại Vancouver, rồi dần vươn sang phía Đông tới Toronto và có kế hoạch phát triển lớn mạnh ở Canada cũng ra toàn thế giới.
Người dân mua sắm tại một chợ ở Ontario, Canada ngày 21/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Canada là một quốc gia có thị trường tiêu dùng tăng trưởng rất nhanh. Do có cấu trúc dân cư đa dạng và phong phú, nên Canada vừa là nơi xuất khẩu nhiều nông sản thực phẩm vừa là nước nhập khẩu đa dạng các loại mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn.
Thị trường bán lẻ của Canada đang phát triển rất ổn định, tập trung vào 5 chuỗi siêu thị lớn, chiếm 80% thị phần. Các siêu thị và cửa hàng tiện lợi thường tập trung nhiều ở 3 tỉnh bang lớn là British Columbia, Ontario và Quebec, chiếm khoảng 74%. Người châu Á hiện chiếm khoảng gần 18% dân số Canada và chủ yếu cũng sinh sống ở ba tỉnh bang này.
Trả lời phóng viên TTXVN tại Canada, Giám đốc Tiếp thị Trương Cung Nghĩa của chi nhánh bờ Đông Renso Foods cho biết, công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thực phẩm, nhất là thực phẩm chế biến. Ông chia sẻ lý do công ty được thành lập với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng tại Canada và toàn cầu, vốn chưa biết nhiều tới Việt Nam, những sản phẩm chất lượng cao nhất từ trong nước.
Cho đến nay, Renso Foods đã nhập khẩu được gần 100 chủng loại mặt hàng từ Việt Nam, trong đó đa phần các sản phẩm được công ty này phối hợp với nhà sản xuất và cung cấp trong nước để đóng gói cùng với nhãn hiệu Renso. Riêng đối với sản phẩm cà phê, đặc sản của Việt Nam, công ty này đã lựa chọn nhập khẩu nguyên liệu thô để mang vào Canada tự chế biến và đóng gói.
Video đang HOT
Việc bán các sản phẩm của Việt Nam thông qua một thương hiệu đã được đăng ký ở sở tại là một cách làm khá bài bản của Renso Foods. Điều này vừa giúp cho thương hiệu của công ty phát triển trên thị trường, vừa đảm bảo rằng các mặt hàng của Việt Nam được nhập khẩu đã trải qua quy trình kiểm định chặt chẽ và sẽ có chỗ đứng trên thị trường trong tương lai.
Theo ông Nghĩa, để có được thương hiệu của mình trên các sản phẩm, Renso sẽ phải đăng ký sở hữu, được gọi là bản quyền thương hiệu tại Canada. Công ty hiện đã có đăng ký bản quyền thương hiệu ở ít nhất 46 quốc gia trên toàn thế giới để chuẩn bị đưa hàng hóa Việt Nam ra ngoài thế giới.
Renso Foods đã xây dựng được một mạng lưới chắc chắn để phân phối và bán hàng hóa cũng như tích cực tham gia vào các hiệp hội thực phẩm chế biến tại Canada và Bắc Mỹ. Khối lượng hàng hóa nhập khẩu đã bắt đầu tăng mạnh, với số lượng đạt hơn 40 container trong gần 2 năm qua.
Ngoài những nỗ lực của bản thân công ty trong việc kết nối hàng hóa Việt Nam vào Canada và ngược lại trong tương lai, Renso Foods cũng nhận được sự trợ giúp rất chu đáo của Thương vụ Việt Nam tại Canada.
Ông Nghĩa cho biết công ty của ông đã nhận được những hướng dẫn cụ thể về xuất nhập khẩu ở Việt Nam cũng như tại Canada từ Thương vụ. Ngoài ra, Thương vụ còn giúp Renso kết nối với các đối tác ở trong nước và tại Canada. Ông Nghĩa tỏ ra rất cảm kích về sự hỗ trợ này của đại diện chính phủ.
Theo Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Canada Trần Thu Quỳnh, đối tượng là các doanh nghiệp kiều bào của Việt Nam được Thương vụ tập trung hỗ trợ bởi đây là một phân khúc mà nhà nhập khẩu có sự hiểu biết về thị trường, cấu trúc tiêu dùng của cộng đồng người Việt tại Canada.
Cộng đồng người Việt ở Canada ngày càng đông trong thời gian qua và đây sẽ là một thị trường tiêu thụ tiềm năng các sản phẩm của Việt Nam. Thông qua các doanh nghiệp kiều bào, hàng Việt Nam không những vào được hệ thống bán lẻ và siêu thị tại Canada mà còn vươn tới được khu vực Bắc Mỹ nói riêng và châu Mỹ nói chung.
Với các cơ sở hoạt động tại Canada và Việt Nam, Renso Foods đang đặt mục tiêu xây dựng mối quan hệ bền chặt, lâu dài với các nhà sản xuất và phân phối cũng như người tiêu dùng. Renso Foods cũng như các doanh nghiệp gốc Việt khác tại Canada đang trở thành những nhịp cầu kết nối cho thương mại hàng hóa giữa hai nước, góp phần tạo nên giá trị thương mại song phương hàng năm hơn 10 tỷ USD trong những năm qua.
Canada siết chặt thị thực du học
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngày 22/1, Chính phủ Canada đã công bố các biện pháp mới nhằm hạn chế và ngăn chặn việc lạm dụng chương trình sinh viên quốc tế thông qua thị thực du học đang được áp dụng tại quốc gia này.
Người dân di chuyển trên đường phố tại Toronto, Ontario, Canada, ngày 16/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trong số các biện pháp mới, đáng chú ý là việc Canada sẽ hạn chế quyền tiếp cận giấy phép lao động đối với sinh viên nước ngoài và vợ/chồng của họ nhằm giảm tối đa việc lạm dụng chương trình giáo dục quốc tế của Canada. Tại Canada, khi một người nước ngoài đã có gia đình đăng ký học tập tại đây, thì vợ/chồng của họ và ngay cả chính người đi học đều được cấp giấy phép lao động để có thể giúp họ giảm bớt chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập.
Các biện pháp mới này sẽ được thực hiện cùng quyết định giới hạn visa du học trong hai năm tới, với mục tiêu giảm khoảng 35% lượng sinh viên quốc tế trong năm 2024 xuống còn 364.000 người. Dự kiến, các biện pháp mới nói trên sẽ được thực hiện từ ngày 1/9 tới, trong đó cũng sẽ ngừng cả việc cấp giấy phép lao động sau tốt nghiệp cho các sinh viên quốc tế như hiện nay.
Tuy nhiên, các biện pháp quyết liệt mới của Chính phủ Canada sẽ không áp dụng đối với những trường hợp đang ở nước này và muốn gia hạn giấy phép du học. Việc giới hạn thị thực du học sẽ chỉ áp dụng đối với sinh viên cao đẳng và đại học, không áp dụng với các trường hợp học thạc sĩ và tiến sĩ hoặc bậc học phổ thông.
Trước đó, Canada từng tăng gấp đôi tiề.n bảo lãnh đối với mỗi sinh viên quốc tế du học tại Canada từ 10.000 CAD (hơn 7.400 USD) lên hơn 20.000 CAD, với mong muốn các sinh viên nước ngoài sẽ được đảm bảo phần nào cuộc sống sinh hoạt đang ngày càng trở nên đắt đỏ tại quốc gia này.
Theo Bộ trưởng Bộ Nhập cư, Tị nạn và Quốc tịch Canada Marc Miller, việc áp dụng các biện pháp hạn chế thị thực du học là nhằm loại bỏ các cơ sở giáo dục không đủ tiêu chuẩn đang lợi dụng chương trình sinh viên quốc tế để tăng lượng sinh viên tiếp nhận và thu học phí cao trong khi nguồn lực về hạ tầng lại hạn chế. Ước tính, Ontario và British Columbia sẽ bị tác động nhiều nhất bởi những quy định mới vì phần lớn sinh viên quốc tế đều đang tập trung tại các cơ sở giáo dục ở hai tỉnh bang này, với tỷ lệ lần lượt là 50% và 20%.
Chương trình sinh viên quốc tế đang phát triển nhanh chóng và trở thành tâm điểm chú ý trong bối cảnh xuất hiện chiến dịch tuyển dụng rầm rộ của các chương trình du học sau trung học phổ thông. Ngày càng nhiều người nhập cư coi việc học tập tại Canada là con đường để kiếm việc làm và quy chế thường trú nhân. Điều này đã tạo ra cuộc khủng hoảng về nhà ở và chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ do Canada chưa chuẩn bị kịp nguồn lực về hạ tầng cũng như tài chính để tiếp nhận số lượng người nhập cư tăng đột biến trong thời gian gần đây.
Năm 2023, dân số Canada đã tăng 1,25 triệu người, tương đương 3,2%, một tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ cuối những năm 1950, trong đó phần lớn là từ những người tạm trú như sinh viên và nhân công lao động thời vụ.
Riêng lượng sinh viên quốc tế vào năm 2023 đã tăng lên gần 1 triệu người so với con số chỉ vào khoảng gần 300.000 của năm 2013.
Canada được coi là quốc gia phụ thuộc vào người nhập cư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dân số già hóa. Tuy nhiên, việc nhập cư tăng quá nhanh đã dẫn tới cuộc khủng hoảng nhà ở và chi phí sinh hoạt, trong đó phần lớn là do lao động nhập cư tạm thời và sinh viên quốc tế. Hiện Canada vẫn là một điểm đến phổ biến của sinh viên quốc tế do việc xin giấy phép lao động dễ dàng.
Thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản: 'Từ cội nguồn, hướng tới tương lai' Chiều 11/1, Đại hội Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA) toàn quốc năm 2025 đã diễn ra tại thủ đô Tokyo với chủ đề "Từ cội nguồn hướng tới tương lai". Quang cảnh Đại hội. Đại hội là dịp để hội nhìn lại một năm 2024 với nhiều thành tựu nổi bật và thảo luận phương hướng hoạt...