Nhìn vợ sinh con, chồng phát… sợ!
Anh nhiều lần từ chối ân ái với chị. Anh nói rằng anh không thể. Số lần hai người quan hệ sau khi chị sinh em bé chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Dù yêu trẻ con tới mức nào chăng nữa, nhưng nhắc đến chuyện sinh nở, bất cứ phụ nữ nào cũng sẽ cảm thấy có chút sợ hãi. Ngày xưa, khi y học chưa phát triển, mẹ bầu nào lên bàn đẻ cũng không khác gì chạm trán cửa tử. Bây giờ y học đã tiên tiến hơn nhiều, nhưng đau đớn dường như vẫn còn nguyên vẹn.
Vợ một mình cam chịu cơn đau, hay người chồng chứng kiến quá trình vất vả đó, cả hai đều nhận lấy những vết thương. Những dòng tâm sự của chị viết về nỗi hối hận, dù chồng đã ở bên tiếp thêm sức mạnh, nhưng cái khoảnh khắc bước vào phòng sinh đã hủy hoại cuộc đời chị mãi mãi.
Chị và anh về chung một nhà sau ba năm yêu đương nồng thắm. Vì yêu trẻ con nên hai vợ chồng đã quyết định có em bé chỉ ba tháng sau ngày cưới. Ngày chị lâm bồn, anh nhất quyết vào phòng sinh vì lo cho vợ. Với sự đồng ý của bệnh viện, chị để bé chào đời theo cách tự nhiên.
Như bao người mẹ khác, nỗi đau khủng khiếp đó suốt đời chị không quên được. May mắn là suốt mười tiếng đồng hồ chịu đựng cơn đau, chị đều có chồng ở bên, không rời nửa bước, cho tới khi em bé ra đời, và anh cũng tự hào được cắt dây rốn cho con.
Niềm hạnh phúc khi con chào đời nhanh chóng bị cơn đau hậu sản làm chị kiệt sức. Cửa mình chưa lành hẳn, xương chậu thì bị trật khớp cả mấy tháng vẫn còn đau đớn. Thêm việc chăm sóc con khiến cho cơ thể và tinh thần mệt nhoài, chị mắc chứng trầm cảm sau sinh.
Nhưng rồi năm tháng cũng qua, ngày thôi nôi của con thoắt cái đã đến. Nhìn đứa trẻ kháu khỉnh, đáng yêu khiến ý nghĩ muốn sinh thêm một đứa nữa tìm đến với chị. Chị bèn thổ lộ tâm tư với chồng. Lạ lùng thay, trái với mong đợi, suy nghĩ của chồng chị hoàn toàn khác.
Video đang HOT
Trước khi có con, vợ chồng chị vẫn cực kỳ hạnh phúc. Nhưng sau khi bé ra đời, bỗng nhiên chồng chị còn không chịu đến gần chị nữa là âu yếm. Đến mức, không chịu được sự lạnh nhạt vô cớ đó, chị quyết định nói chuyện thẳng thắn với anh. Thì ra, sau khi chứng kiến toàn bộ quá trình sinh con của chị, anh cũng bị chấn thương tinh thần, đến mức trở nên sợ hãi quan hệ vợ chồng.
Anh liên tục nhớ đến cảnh tượng máu, nhau thai và nước ối nhầy nhụa trên cơ thể chị. Khi anh đến gần chị, tâm trí anh lại xuất hiện hình ảnh chị vật lộn với cơn co thắt vùng xương chậu. Bản thân chị đã đau đớn như thế nào khi lâm bồn, nhưng chị không ngờ rằng chồng mình cũng bị ảnh hưởng nhiều đến thế. Với chồng chị bây giờ, cơ thể chị chính là “nơi con ra đời”, bất khả xâm phạm.
Lý do đó đã khiến anh nhiều lần từ chối ân ái với chị. Anh nói rằng anh không thể. Số lần hai người quan hệ sau khi chị sinh em bé chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Giờ đã ngoài 30, chị tiếc nuối vì tuổi xuân quý giá của người đàn bà trôi qua.
Dù phải công nhận rằng chồng chị là một người mẫu mực hiếm có, luôn phụ giúp chị chăm con, làm việc nhà, ngày nghỉ anh vẫn luôn cố gắng dành thời gian bên gia đình, ngoài ra, anh còn kiếm tiền rất giỏi. Nhưng vẫn phải thừa nhận rằng, suốt mười năm qua, chị đã rất cô đơn.
Từ khi anh còn nhỏ, cha mẹ chồng đã không hòa hợp, luôn xa cách nhau. Họ quyết định chia tay lúc “hoàng hôn”, khi cả hai đã già. Nhìn vào hoàn cảnh cha mẹ chồng, chị trở nên bất an cho tương lai của mình. Tất nhiên, anh cũng đã rất cố gắng cải thiện mối quan hệ của cả hai theo cách riêng. Anh hứa với chị rằng sẽ cho chị đứa con thứ hai. Hai người cũng tích cực tham gia các buổi tư vấn tâm lý.
Tuy nhiên, đến cả bác sĩ tâm lý cũng đã bỏ cuộc trước vết thương không chịu lành dù chỉ là một chút của anh. Nhìn những gia đình đông con hạnh phúc ngập tràn, chị thấy hình như mối quan hệ giữa vợ chồng chị thật khác thường.
Chị rất buồn và cảm thấy mình không còn được chồng yêu thương nữa. Anh nói rằng vì anh còn rất yêu chị nên xin chị hãy đợi anh. Chỉ có vậy thôi. Chị phải làm sao trước cơn khủng hoảng này?
Biến cố bất ngờ sau khi chồng nằng nặc đòi ly hôn
Cuối cùng cũng đến ngày tòa gọi. Nhưng ai ngờ đâu vào cái đêm trước ngày lên tòa hòa giải lần 1, đã có sự việc bất ngờ xảy ra. Lúc ấy, Nhàn chuẩn bị ngủ thì nghe tiếng gọi cửa thều thào. Mở cửa phòng, cô giật mình...
"Chúng ta ly hôn đi! Tôi chán ngấy cái cảnh ngày cãi nhau dăm trận bé, 2 ngày cãi nhau 1 trận to thế này rồi! Cô thử nghĩ xem, lấy nhau chỉ để cãi nhau thế này thì lấy nhau làm gì!", Đức buông thõng 2 tay bất lực nhìn Nhàn rồi thốt ra lời anh đã muốn nói nhiều lần nhưng chưa có can đảm.
Nhàn im lặng thật lâu, mãi sau cô gật đầu: "Vậy ly hôn đi!". Có lẽ cuộc hôn nhân đầy mâu thuẫn, tranh cãi này chẳng còn kết cục nào ngoài kết thúc. Cô cũng không thể chịu đựng thêm được nữa rồi!
Đức và Nhàn kết hôn 2 năm nay và chưa sinh con. Chẳng hiểu sao lúc yêu đương vui vẻ, ngọt ngào là thế mà cưới về chung nhà thì chuyện bé như con kiến họ cũng cãi nhau được. Không ai nhường ai, mâu thuẫn nhỏ trở thành mâu thuẫn to, hai người cả ngày "giương cung bạt kiếm" với nhau.
Đức viết đơn rồi Nhàn ký roẹt một cái, vậy là xong. Hai người vẫn chung nhà vì chưa ai tìm được nhà mới. Họ sống ly thân với nhau.
Cuối cùng cũng đến ngày tòa gọi. Nhưng ai ngờ đâu vào cái đêm trước ngày lên tòa hòa giải lần 1, đã có sự việc bất ngờ xảy ra. Lúc ấy, Nhàn chuẩn bị ngủ thì nghe tiếng gọi cửa thều thào. Mở cửa phòng, cô giật mình thấy Đức mặt xám ngoét đang ôm bụng lăn bò ra sàn nhà.
"Anh... đau bụng quá...", Đức lập cập rên rỉ. Nhàn hốt hoảng gọi xe đưa ngay Đức đi bệnh viện. Đức bị viêm ruột thừa cấp, lập tức được đẩy vào phòng cấp cứu. Cũng may, sau mấy tiếng đồng hồ, ca phẫu thuật của Đức đã thành công.
Đức phải ở viện thêm 1 tuần. Thời gian ấy chủ yếu do Nhàn chăm sóc anh ngày đêm. Đức với Nhàn chẳng ai bảo ai đều không nhắc đến chuyện ly hôn kia.
Để rồi vào ngày xuất hiện về nhà, câu đầu tiên Đức nói với nhà là: "Mình đừng ly hôn nữa, được không em?". Khi trước, chính anh chủ động đòi ly hôn, lúc này vẫn anh rút lại quyết định. Nhàn hơi ngỡ ngàng song cô nhanh chóng mỉm cười gật đầu, ăn ý như 1 tuần trước họ thống nhất ly hôn vậy.
Khi còn ở viện, trong đầu Đức luôn hiện lên hình ảnh khuôn mặt lo lắng đến phát khóc của Nhàn suốt quãng đường từ nhà tới viện. Trước lúc được đẩy vào phòng cấp cứu, anh vẫn nhớ như in khuôn mặt cô đầy nước mắt. Anh nhận ra, người mà thương xót anh những lúc hoạn nạn chính là người vô cùng đáng quý và anh cần trân trọng.
Sau tình yêu thì tình thương là thứ người ta cần để một mối quan hệ được lâu bền. Tình yêu chỉ là những cảm xúc mê đắm nhất thời. Khi cảm xúc ấy qua đi và tình yêu nhạt dần, nếu còn tình thương và tình nghĩa thì người ta còn ở lại. Nếu không có tình thương, người ta sẽ chọn cách ra đi để tìm kiếm tình yêu khác.
Và bởi cuộc đời dài đằng đẵng, đâu chỉ có những vui vẻ, thuận lợi mà còn chất chứa đầy chông gai, sóng gió. Người để chia ngọt sẻ bùi thì rất sẵn, rất nhiều nhưng người có thể cùng mình đồng cam cộng khổ mới hiếm có khó tìm. Đức và Nhàn đến với nhau bằng tình yêu, cô thương anh như thế, hà cớ gì anh phải ly hôn?
Còn Nhàn, khoảnh khắc thấy Đức nằm rạp xuống sàn, mặt tím tái vì đau, cô nhận ra mình vẫn yêu anh rất nhiều. Không yêu sao lại sốt sắng lo lắng và sợ hãi khi cánh cửa phòng cấp cứu đóng lại? Nếu đã còn yêu, còn thương, vậy việc gì phải ly hôn? Tìm được 1 người mình yêu và cũng yêu mình đâu phải dễ giữa biển người bao la này?
Thực ra, Đức và Nhàn đều là những người trẻ có cái tôi quá lớn, chưa biết nhường nhịn và dung hòa trong cuộc sống chung. Mà hôn nhân với ti tỉ va chạm từ nhỏ đến lớn, để được êm đẹp thì lại rất cần người trong cuộc làm được điều đó. Ai cũng muốn thắng, ai cũng căng mình lên thì tất yếu sẽ dẫn đến kết cục như trước đó của Nhàn và Đức mà thôi.
Nếu bạn nhìn thấy một đôi vợ chồng vô cùng hòa hợp như thể họ sinh ra là để dành cho nhau, thì chắc chắn họ đã có quãng thời gian chung sống và tự điều chỉnh bản thân để trở nên phù hợp với đối phương. Trên đời này chắc chắn chẳng có ai vốn sẵn là một nửa hoàn hảo của ai đâu!
An Du
Vừa kết hôn xong đã cãi vã liên miên, người chồng đến tìm chuyên gia tư vấn và được "mách nhỏ" 4 bí quyết cực chuẩn Với vợ chồng chuyện cãi vã, "chiến tranh lạnh" chẳng phải điều quá bất ngờ. Tuy nhiên, giải quyết thế nào một cuộc "chiến tranh" thì nên lưu ý. Vợ chồng mới cưới luôn xảy ra nhiều vấn đề. Trước đây, họ được bao bọc, chăm lo bởi cha mẹ. Bây giờ, họ đã có gia đình nhỏ, phải tự tay sắp xếp...