Nhìn thấy chiếc giường quen mắt trong phòng cưới, tôi rùng mình hét toáng lên khi nhớ ra đó là vật của người chị đã mất
Nghĩ một lúc tôi giật mình nhớ tới chiếc giường của chị gái Duy, tự nhiên tôi thấy rùng mình rồi hét toáng lên trách anh ấy bất cẩn. Tôi trách sao bố mẹ lại để hai vợ chồng son nằm trên chiếc giường của người đã khuất chứ.
Ngày tôi và Duy còn là sinh viên, thỉnh thoảng anh có đưa tôi về chơi nhà và thăm người chị tật nguyền. Chị bị bại liệt từ nhỏ, chẳng thể làm được gì, chỉ có nằm trên giường và trông chờ vào sự giúp đỡ của bố mẹ. Khi chúng tôi ra trường được một năm thì chị mất, tôi cũng về đưa tang chị.
Hai năm sau đó, công việc của cả hai cũng tạm ổn nên 2 bên gia đình thống nhất tổ chức đám cưới. Trước khi cưới, Duy đưa tôi về quê chụp ảnh, sau đó đặt mọi thứ cần thiết cho lễ cưới.
Sự tính toán của mẹ chồng khiến tôi không khỏi tủi thân (ảnh minh họa)
Sau khi ăn cơm xong, tôi ngỏ ý muốn Duy đưa đi xem phòng cưới đã chuẩn bị như thế nào. Nhìn chiếc phòng sơ sài chẳng có gì khiến tôi chạnh lòng. Bất chợt tôi để ý thấy chiếc giường được sơn lại khá mới nhưng thấy rất quen mắt.
Nghĩ một lúc tôi giật mình nhớ tới chiếc giường của chị gái Duy, tự nhiên tôi thấy rùng mình rồi hét toáng lên trách anh ấy bất cẩn. Tôi trách sao bố mẹ lại để hai vợ chồng son nằm trên chiếc giường của người đã khuất chứ. Duy cau mày nói: ” Giường của chị anh chứ có phải của ai mà em làm như cháy nhà vậy, nói nhỏ thôi kẻo bố mẹ nghe thấy lại giận. Chiếc giường của anh hỏng rồi nên không dùng được nữa. Còn giường của chị gái rất tốt nên bố chỉ sơn lại chút xíu là được. Với lại sau khi cưới vợ chồng mình ngủ lại quê có 3 ngày thôi, cần gì phải mua giường mới cho lãng phí “.
Video đang HOT
Không đồng tình với ý kiến của Duy, tôi gặp riêng bố mẹ và đưa cho ông bà chút tiền để mua chiếc giường mới cho phòng cưới. Thế nhưng mẹ Duy bảo chúng tôi chỉ ở ít ngày không nên lãng phí tiền vào thứ đó. Nếu không muốn nằm thì sau khi cưới chúng tôi sẽ sang giường của bố mẹ để ở còn hai ông bà sẽ nằm giường của chị gái đã mất.
Nghe ý kiến này cũng tạm ổn, tôi định xin lại số tiền đã đưa, nào ngờ mẹ chồng tương lai nói số tiền tôi đã đưa dành để thuê phông bạt và nhạc công tổ chức đám cưới cho thêm linh đình.
Đến đây, tôi cũng không biết nói gì với sự tính toán của mẹ chồng mà tự nhủ đây chính là bài học đầu đời, từ nay về sau sẽ không bao giờ mang tiền ra nói chuyện với bố mẹ chồng nữa.
Cha, con và lễ tốt nghiệp đặc biệt: 15 năm cùng nhau đến giảng đường
Người cha bị đột quỵ không đi lại được 15 năm nay đưa con trai bị bại liệt đến giảng đường đại học trên chiếc xe ba bánh. Sáng nay, người con nhận bằng đại học với thành tích trong top 10 của khoa.
Hai cha con cùng "tốt nghiệp" để bắt đầu một hành trình mới - Ảnh" M.G.
Sáng nay 23-1, Trường ĐH Hoa Sen tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên trong trường. Tân cử nhân Hoàng Việt Tuấn lên sân khấu nhận bằng trên xe lăn. Tuấn tốt nghiệp loại giỏi ngành công nghệ thông tin với điểm số đứng top 10 của khoa.
Ở ngoài sân khấu tốt nghiệp, ông Hoàng Việt Tiến - cha của Tuấn - cũng sẽ chính thức "tốt nghiệp" sau hơn 15 năm đồng hành cùng con đến trường.
Tuấn sinh ra bị bệnh lý về cơ, chân không đi lại được, tay hoạt động rất yếu. Hai năm sau ngày Tuấn chào đời, ông Tiến bị một cơn đột quỵ, đôi chân ông cũng không đi lại được từ đó. Cuộc sống của hai cha con gắn chặt với chiếc xe lăn và chiếc xe gắn máy ba bánh đến tận bây giờ.
Phần thưởng dành cho Tuấn và chắc cũng dành cho người cha tại lễ tốt nghiệp - Ảnh: M.G.
Hàng ngày, ông Tiến phải nhờ người bế cậu con trai lên chiếc xe ba bánh để chở con tới trường. Đến nơi, ông lại nhờ người bế cậu con trai xuống chiếc xe lăn đẩy vào lớp. Ròng rã như vậy cho đến khi con tốt nghiệp đại học, chiếc xe máy cũng sờn cũ, bể nát.
Gia đình ông Tiến ở trong căn nhà do ba mẹ để lại cùng các anh em của mình tại quận 1, TP.HCM. Thời THPT, Tiến học Trường Tenlơman. Năm Tuấn học 12 - người mẹ là giáo viên THCS và là nguồn động viên tinh thần lớn nhất của Tuấn - đột ngột qua đời.
Đó là một cú sốc quá lớn giữa lúc kỳ thi đại học đến gần. Không phụ lòng người mẹ đã mất, Tuấn trúng tuyển đại học và được Trường ĐH Hoa Sen cấp học bổng toàn phần suốt 4 năm. Tuy nhiên, điểm đào tạo lại ở Công viên phần mềm Quang Trung ở quận 12, TP.HCM. Quá xa cho hai cha con đi lại hằng ngày.
Ông Tiến quyết định thuê trọ gần trường ở quận 12 để tiếp tục cùng con thêm bốn năm đại học. Hằng ngày ông đưa con đến trường, có khi đứng chờ đến hết buổi để đón con về.
Hiện Tuấn đang nhận việc phát triển game tại nhà. Với Tuấn, công nghệ thông tin là ngành phù hợp với sức khỏe và sở thích của mình. Quan trọng hơn, từ nay Tuấn có thể tự lập. Hai cha con sẽ vẫn đồng hành cùng nhau nhưng trên một chặng đường mới đỡ nhọc nhằn hơn.
Tuấn đã hoàn thành chương trình đại học với điểm số top 10 của khoa - Ảnh: M.G.
Ông Tiến chờ con ở ngoài hội trường - Ảnh: M.G.
Ông Tiến và con sau khi nhận bằng tốt nghiệp - Ảnh: M.G.
Thành quả tiêm chủng mở rộng: Khống chế nhiều bệnh truyền nhiễm Việt Nam tiếp tục không ghi nhận trường hợp bại liệt hoang dại trong năm 2020 và là năm thứ 20 Việt Nam bảo vệ thành công thanh toán bệnh bại liệt. Tiêm chủng vắcxin cho trẻ nhỏ. (Ảnh: TTXVN/Vietnamplus) Thời gian qua, công tác tiêm chủng mở rộng tiếp tục nhận được sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ. Dự án...