Nhìn thành quả dạy con của mẹ chồng, tôi muốn đưa 2 cháu về sống với bà để được “hưởng lây”
Thế nhưng chồng tôi phản đối, anh nói con cái thì nên do bố mẹ nuôi dưỡng và dạy dỗ.
Tôi phải thừa nhận rằng mẹ chồng tôi rất giỏi trong việc dạy con. Bố chồng tôi là bộ đội đóng quân xa nhà, nghe chồng kể hồi anh còn bé, bố anh cả tháng mới về thăm nhà được 1 lần vào 2 ngày cuối tháng, còn lại ông ở doanh trại cho tới khi anh tốt nghiệp đại học thì ông mới nghỉ hưu, về nhà sống cùng mọi người.
Như vậy có nghĩa là suốt những năm tháng đằng đẵng chỉ có mình mẹ chồng tôi và 2 đứa con, thế mà bà dạy dỗ ai cũng ngoan và giỏi giang. Lúc đi học thì đều có giấy khen này học bổng nọ, hiện tại thì anh trai chồng làm việc ở 1 tập đoàn nước ngoài, còn chồng tôi thì cũng là giám đốc bán hàng của công ty lớn.
2 người con của mẹ chồng tôi có hiếu, sống tình cảm, xa bố lâu ngày nhưng ai cũng kính trọng bố. Anh cả tuy ở xa nhưng đều đặn 2 ngày lại gọi điện về hỏi thăm bố mẹ 1 lần, quan tâm mua cho ông bà từ đôi găng tay đến lọ thuốc bổ xương khớp.
Thế nên tôi luôn ngưỡng mộ cách dạy con của mẹ chồng. Hiện chúng tôi cũng có 2 cháu 1 cháu 4 tuổi và 1 cháu 6 tuổi. Tôi rất muốn các con được gần gũi bà nội để bà dạy dỗ giùm tôi bởi tôi là 1 người thiếu kiên nhẫn trong việc giáo dục con.
Khi tôi ngồi kèm con học, chỉ được 10 phút là tôi đã muốn nổi điên bởi nói mà con không hiểu, hỏi đi hỏi lại 1 vấn đề, vừa hỏi xong lại quên. Tôi lại nóng tính nên nghe thế là quát tháo inh ỏi cả nhà. Chồng tôi thì quá bận rộn, anh kiếm được nhiều tiền đồng nghĩa thời gian dành cho gia đình ít đi nhưng tối nào anh cũng nằm đọc truyện cho các con đến khi chúng buồn ngủ mới thôi. Anh không thể kèm cặp con học được vì lúc đó anh vẫn chưa về nhà, anh ít ở nhà nên không thể rèn các con thói quen tốt được.
Tôi bàn với chồng đưa con về nhà ông bà nội để các con đi học gần đó, nhờ ông bà rèn luyện cho các con. Tôi tin với sự nghiêm khắc xen lẫn dịu dàng của mẹ chồng, bà sẽ dạy cháu tốt như đã dạy con. Cuối tuần chúng tôi sẽ về thăm các con vì bình thường các con đi học suốt, cũng đâu có thời gian mà chơi với bố mẹ.
Video đang HOT
Thế nhưng chồng tôi phản đối, anh nói con cái thì nên do bố mẹ nuôi dưỡng và dạy dỗ. Bà nội dạy con thì tốt nhưng chưa chắc đã dạy cháu tốt. Huống chi các con còn nhỏ, giờ phải sống xa bố mẹ sẽ rất hụt hẫng và buồn.
Tôi biết với tính cách của mình thì sẽ “biến” các con thành những đứa trẻ dễ nổi nóng, dễ bỏ cuộc bởi chính tôi cũng không kiên nhẫn. Tôi thật không biết phải làm sao nữa. Tôi có nên dọn về sống cùng bố mẹ chồng luôn không? Dù rằng như thế tôi sẽ khá mất tự do thoải mái nhưng các con tôi được ông bà nội dạy dỗ giúp, sẽ phần nào tốt hơn. Còn chồng tôi thì cứ kệ cho anh ở lại thành phố, cuối tuần về thăm con vậy.
Cô giáo phản ánh thói quen xấu của con gái ở trường, bố mẹ ngã ngửa khi biết nguyên nhân bắt nguồn từ bà nội
Sau khi tâm sự với mẹ chồng, cô đã phát hiện sự thật, hoá ra mỗi khi con gái cô không vâng lời, bà nội sẽ dọa có một ai đó lấy mất đồ chơi và thức ăn của bé.
Tiểu Minh có cô con gái 3 tuổi. Thời gian gần đây, cô bắt đầu nhận được vài lời phản ánh từ giáo viên kể lại rằng con gái Tiểu Minh thường xuyên giành đồ chơi và thức ăn của bạn. Đó là thói quen xấu mà trước đó, con gái Tiểu Minh không hề có.
"Có thời điểm bạn đến gần, cô bé bỗng nhiên trừng đôi mắt tức giận. Vì sợ bạn giành đồ, con còn thô lỗ đẩy bạn ngã xuống đất", giáo viên chủ nhiệm kể lại loạt hành động bất thường của con gái Tiểu Minh.
Sự thay đổi trong tính cách của con gái khiến Tiểu Minh đau đầu. Cô bắt đầu nhìn lại cách giáo dục từ vợ chồng mình, nhưng nhận thấy cả hai đều không dạy con trở thành đứa trẻ ích kỷ.
Hoá ra những lời doạ nạt của bà nội khiến tâm lý ích kỷ, sợ bị cướp thứ đồ yêu thích của con gái Tiểu Minh đã bắt đầu được nhen nhóm. Ảnh minh hoạ
Mãi đến khi cả nhà cùng quây quần ăn tối, Tiểu Minh mới tìm hiểu được nguyên nhân của vấn đề. Trước đây, con gái Tiểu Minh rất biếng ăn, phải mất nửa tiếng bé mới ăn xong một bữa. Thông thường, vợ chồng Tiểu Minh thường dùng biện pháp khuyến khích con ăn cơm, thế nhưng đến lượt bà nội, cách giáo dục đã thay đổi hoàn toàn.
Khi thấy cháu gái cứ ngậm mãi cơm trong miệng mà không chịu nuốt xuống, bà nội lập tức dùng rất nhiều từ ngữ doạ nạt: "Nếu cháu vẫn còn không chịu ăn cơm, trong khu nhà mình có một quái vật rất đáng sợ, nó sẽ ăn hết cơm và cho cháu nhịn đói", "Nếu cháu không tiếp tục ăn cơm, đứa trẻ nhà hàng xóm sẽ bắt cháu nhịn ăn 3 ngày 3 đêm"...
Trước lời "cảnh cáo" của bà nội, con gái Tiểu Minh vội vàng nhét cơm vào miệng. Tiểu Minh dần hiểu ra vấn đề của con gái bắt đầu từ đâu. Sau khi tâm sự với mẹ chồng, Tiểu Minh đã phát hiện sự thật, hoá ra mỗi khi con gái cô không vâng lời hoặc đập phá đồ đạc, bà nội sẽ doạ có một ai đó lấy mất đồ chơi và thức ăn của bé. Cũng từ đây, tâm lý ích kỷ, sợ bị cướp thứ đồ yêu thích của con gái Tiểu Minh đã bắt đầu được nhen nhóm.
Dẫu biết mọi hành động của mẹ chồng đều xuất phát từ lòng yêu thương cháu, Tiểu Minh vẫn âm thầm đón con gái về nhà. Cô hối hận vì đã bị công việc cuốn lấy mà để mặc việc chăm sóc con cho bà nội, khiến tâm lý và tính cách của trẻ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Rõ ràng, cách giáo dục của gia đình ảnh hưởng lớn trí tuệ cảm xúc của đứa trẻ. Theo nghiên cứu của Sohu, nếu đứa trẻ thích nói 4 câu này khi còn nhỏ, khả năng cao con sẽ có EQ thấp khi lớn lên. Cha mẹ nên lưu ý và quan tâm con kịp thời.
Cha mẹ nên làm gì để cải thiện EQ cho con?
1. Tạo môi trường tốt cho con cái
Nếu cha mẹ có EQ thấp thì con cái khó có thể trở thành người có EQ cao được. Lúc bình thường, cha mẹ có thể tạo môi trường tốt cho con cái, nếu cha mẹ có thể hòa thuận với hàng xóm và đồng nghiệp, trẻ sẽ thấy và học theo. Dần dà, trẻ sẽ hình thành được thói quen tốt và tự nhiên sẽ trở thành người có EQ cao.
EQ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của đứa trẻ, là tiền đề giúp con xây dựng mối quan hệ chất lượng và đưa ra quyết định trong tương lai. Ảnh minh hoạ
2. Dạy con học lòng bao dung
Một người càng biết bao dung thì càng dễ hòa hợp với người khác. Trong khi đó, nếu một người nhỏ nhen thì rất dễ nảy sinh mâu thuẫn với người khác, khó có thể có được cảm tình của người khác.
Người có EQ cao biết cách nhẫn nhịn và chịu đựng, để có thể hòa hợp với người khác một cách có chủ đích. Nhiều người có trí tuệ cảm xúc cao không chỉ có thể tối đa hóa lợi ích của bản thân mà còn không làm tổn hại đến lợi ích của người khác, đây là tính cách không thể tách rời của họ. Vì vậy, trong lúc bình thường, cha mẹ hãy dạy con cái biết khoan dung, đừng để trẻ học thói ích kỷ, nhỏ nhen dù trong những việc nhỏ nhặt nhất.
3. Để trẻ chịu đựng những thất bại và dám đối mặt với chúng
Ai cũng sẽ gặp rất nhiều trở ngại trên đường đời, khi gặp phải những trở ngại này, phần lớn chúng ta chỉ có thể đương đầu với khó khăn. Cha mẹ cũng nên dạy con chấp nhận những thất bại và để con đối mặt với những trở ngại này, có như vậy mới giúp con trở thành người có EQ cao.
EQ cao không chỉ có nghĩa là nói giỏi mà còn cần phải có đầu óc vững vàng, nếu đầu óc không đủ vững vàng thì không thể trở thành người có EQ cao được.
Ai cũng thích những đứa trẻ có EQ cao, nếu cha mẹ kịp thời làm được những điểm trên thì sau này con có thể phát triển tốt hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đảm nhận trách nhiệm làm thầy, làm gương cho con trong những lúc bình thường, để trẻ học hỏi thêm về trí tuệ cảm xúc một cách tinh tế.
Cha chồng làm khó nàng dâu Đâu chỉ mẹ chồng - nàng dâu làm khó nhau, mà cha chồng - nàng dâu cũng "làm khó" khiến mâu thuẫn gia đình thêm trầm trọng. Ảnh mang tính minh họa - Freepik Ngồi trước mặt vị thẩm phán là đôi vợ chồng trẻ, cưới nhau được 3 năm và có 1 cậu con trai. Khi vị thẩm phán hỏi lý do...