Nhìn thanh niên này mới biết bộ não thiên tài thật đáng sợ: 2 tháng đã đạt thành tích bằng người khác học chục năm!
Vương Nhược Độ thích game nhưng có bộ não thiên tài!
Vương Nhược Độ sinh năm 1984 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đúng thời kỳ làn sóng Internet vừa nổi lên. Anh đắm chìm trong game và bị xem như một “thanh niên yêu thích mạng” của thời đại.
Khi những người bạn cùng trang lứa đang miệt mài học hành chuẩn bị cho kỳ thi đại học, Vương Nhược Độ lại chọn một con đường khác: Cả ngày “đóng đô” ở quán Internet. Không chỉ chơi game, anh còn thành lập đội tuyển với tham vọng trở thành tuyển thủ eSports chuyên nghiệp. Khi ấy, eSports vẫn chưa được nhiều người thấu hiểu và chấp nhận. Con đường theo đuổi ước mơ của anh bị mọi người nghi ngờ, thậm chí có người cho rằng anh không còn hy vọng vào đại học và tương lai thật mờ mịt.
Vương Nhược Độ
Ôn 2 tháng đỗ ngay Đại học Bắc Kinh
Thế nhưng, chỉ hai tháng trước kỳ thi đại học, Vương Nhược Độ dường như bước sang một trang đời mới. Anh quyết định từ bỏ quán net, dồn toàn bộ sức lực vào việc học với mục tiêu hướng thẳng đến Đại học Bắc Kinh. Sự thay đổi này khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Với người khác, quyết định này có thể là đột ngột và thiếu thực tế, nhưng Vương Nhược Độ lại tràn đầy tự tin, dốc hết sức vào học tập. Khi mọi người đều chuẩn bị chờ xem thất bại của anh, điều kỳ diệu đã xảy ra: Vương Nhược Độ nhận được giấy báo trúng tuyển Đại học Bắc Kinh, bằng hành động thực tế chứng minh năng lực và tiềm năng của mình.
Chàng “thanh niên yêu thích game” từng bị đánh giá không có cơ hội vào trường đại học danh tiếng đã thực hiện cú bứt phá ngoạn mục từ cuối lớp lên đến cánh cổng của Đại học Bắc Kinh chỉ trong hai tháng. Đó chính là lúc tài năng của anh được thể hiện trọn vẹn, đánh dấu khởi đầu cho cuộc đời huyền thoại của Vương Nhược Độ.
Năm 2006, Vương Nhược Độ bước chân vào Đại học Bắc Kinh nhưng không từ bỏ game như mọi người mong đợi. Ngược lại, anh dồn toàn bộ thời gian và sức lực vào thế giới game.
May mắn thay, nhờ năng lực thi đấu xuất sắc, Vương Nhược Độ nhanh chóng thu hút sự chú ý của Sở Thể dục Thể thao tỉnh Liêu Ninh và chính thức trở thành tuyển thủ eSports chuyên nghiệp với mức lương 2.000 nhân dân tệ mỗi tháng. Anh là một trong số ít sinh viên vừa đi học vừa có thể nhận lương.
Video đang HOT
Sau khi gia nhập đội tuyển tỉnh, anh đại diện đội tham gia các giải đấu từ cấp địa phương đến quốc gia và quốc tế. Anh giành chức vô địch Giải Sinh viên Toàn quốc đầu tiên của “StarCraft”, hai lần liên tiếp vô địch khu vực Bắc Kinh của WCG và đại diện Trung Quốc tham gia đấu trường quốc tế. Thành tích đáng tự hào của anh đã tỏa sáng rực rỡ.
Tuy nhiên, trong những năm thi đấu này, thành tích học tập của anh sa sút và bị chuyển sang ngành Kỹ thuật Môi trường. Không hài lòng với chuyên ngành này, Vương Nhược Độ đã nỗ lực trong năm nhất và thành công chuyển sang ngành Toán.
Dù đã vào ngành Toán, anh vẫn dành nhiều thời gian cho eSports, dẫn đến GPA của anh chỉ còn 2.6, xếp cuối lớp. Khi bạn bè đã có định hướng rõ ràng cho tương lai, Vương Nhược Độ lại đứng trước ngã rẽ mờ mịt. Lúc này, anh bất ngờ quyết định thi ngiên cứu sinh, và lại một lần nữa chỉ có hai tháng để chuẩn bị.
Vương Nhược Độ yêu thích game nhưng có bộ não thiên tài
Lại chỉ mất đúng 2 tháng đã thi đỗ ngiên cứu sinh!
Năm 2009, Vương Nhược Độ đạt số điểm 385 đáng kinh ngạc và đứng đầu ngành Toán Tài chính của Đại học Bắc Kinh. Kỳ tích này khiến nhiều người phải thán phục tài năng thiên bẩm và khả năng bứt phá đáng kinh ngạc của anh.
Sau khi vào bậc học cao học, Vương Nhược Độ vẫn không từ bỏ niềm đam mê eSports nhưng nhận ra sự chênh lệch giữa mình và các tuyển thủ chuyên nghiệp hàng đầu. Cuối cùng, anh quyết định từ bỏ eSports để tập trung vào học thuật.
Tuy nhiên trong khoảng thời gian rảnh rỗi, Vương Nhược Độ đã viết một cuốn sách 400 trang về cách chơi game.
Năm 2012, anh hoàn thành chương trình ngiên cứu sinh và được nhận vào Viện Công nghệ Georgia (Mỹ). Tại đây, anh đã lấy bằng tiến sĩ chỉ sau ba năm, một lần nữa chứng minh khả năng học thuật phi thường của mình.
Hiện tại, Vương Nhược Độ là trợ lý giáo sư tại Đại học Waterloo (Canada) và thỉnh thoảng trở về nước để diễn thuyết. Dù đã rời bỏ sự nghiệp eSports, anh vẫn giữ niềm đam mê với game và vẫn nằm trong top 10 server game Tam Quốc Sát.
Câu chuyện của Vương Nhược Độ trở thành một “truyền kỳ” ở Trung Quốc, khiến nhiều người cảm thán: Thế giới của thiên tài luôn khiến người ta khó lòng thấu hiểu!
Điều bất ngờ hơn là, với tư cách một “thiếu niên yêu thích game” ngày nào, Vương Nhược Độ lại khuyên răn thế hệ sau rằng: “Tôi không khuyến khích bất kỳ học sinh nào chơi game trực tuyến”.
Lý do rất đơn giản: Bởi vì bạn không phải là thiên tài. Thiên tài làm gì cũng thành công, còn người bình thường chơi game, cuối cùng chỉ có thể trở thành một thiếu niên yêu thích mạng mà thôi.
Bức ảnh chụp bóng lưng một nam sinh trong phòng khám nhìn rất thương, thấy thứ cậu cầm trên tay nhiều người quay sang bức xúc
Hành động của nam sinh thu hút nhiều sự chú ý.
Học sinh ngày nay thường phải đối mặt với áp lực học tập rất nặng nề. Bài tập trên lớp, bài tập ở lớp học thêm... hàng tá thứ cần phải giải quyết khiến nhiều em không có thời gian nghỉ ngơi. Thậm chí, không ít học sinh còn tranh thủ mọi lúc mọi nơi để cặm cụi làm bài tập về nhà mới hoàn thành được.
Mới đây, trên MXH xiaohongshu (Trung Quốc), khung cảnh một nam sinh tại phòng khám nha khoa Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) nhận được sự quan tâm của dân tình. Đứng từ phía sau, nhiều người không khỏi tò mò không biết cậu đang làm gì mà cặm cụi đến thế. Tuy nhiên, khi đến gần, netizen phát hiện cậu đang ngồi học bài trong lúc chờ đến lượt vào khám.
Nam sinh Trung Quốc ngồi thất thần giữa nhà sau khi đi học thêm về lúc 11 giờ tối.
Khoảnh khắc chăm học này của nam sinh tưởng chừng sẽ được tuyên dương, nhưng ai ngờ nó lại gây phản ứng trong dư luận. Chính chủ nhân của bài đăng này cũng bày tỏ cảm xúc của mình: "Cha mẹ bây giờ ai cũng thế à? Tôi thấy nhiều đứa trẻ khi đến phòng khám nha khoa Đại học Bắc Kinh, trong lúc đợi đến lượt khám, các em tranh thủ lôi bài tập về nhà ra làm dù hôm đó là cuối tuần. Tôi muốn hỏi một chút, nếu hiện tại bạn không cho con cái thời gian thảnh thơi khi còn nhỏ, liệu rằng khi lớn lên, đi làm rồi liệu chúng còn có thể làm thế không?".
Tuy nhiên, nhiều netizen bình luận không phải phụ huynh nào cũng đặt nặng áp lực học tập lên con cái. Không ít người luôn tạo điều kiện để con có cơ hội được vui chơi với đúng lứa tuổi của mình.
- Mình nghĩ không phải phụ huynh nào cũng ép con học như vậy đâu.
- Nhìn thấy thương ghê, cơ mà phụ huynh cũng chỉ muốn tốt cho con thôi.
- "Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh", tùy định hướng của gia đình sẽ có cách quan tâm đến việc học tập của con cái khác nhau.
Có một điều mà ai cũng phải công nhận là học sinh Trung Quốc ngày càng phải đối mặt với những áp lực khổng lồ đến từ học tập. Chắc hẳn các bạn sẽ chưa quên câu chuyện một nam sinh Trung Quốc ngồi thất thần giữa nhà sau khi đi học thêm về lúc 11 giờ tối? Nam sinh này chính là biểu hiện rõ nhất cho những gì học sinh Trung Quốc đang phải đối mặt.
Nam sinh tranh thủ ngồi học trong lúc chờ đến lượt khám
Trong nhiều năm qua, áp lực học tập của học sinh ở đất nước tỷ dân đang không ngừng tăng lên. Tờ Sixth Tone nhấn mạnh, hệ thống giáo dục Trung Quốc vô hình trung đã tạo sự cạnh tranh giữa các học sinh với nhau. Ngoài ra, những kỳ vọng "con phải thành công, con phải trở thành ông này bà nọ"... của phụ huynh cũng đè nặng áp lực lên trẻ. Theo Tân Hoa Xã, nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng chi tới 200 NDT (khoảng gần 730 nghìn đồng) hoặc hơn thế cho 1 buổi học thêm 45 phút để con đạt điểm cao trong các bài kiểm tra.
Chiang Yi-lin - một nhà xã hội học, đã thực hiện khảo sát tại 5 trường trung học top đầu ở Bắc Kinh. Bà nhận định rằng học sinh tại Trung Quốc được định danh và phân chia thành nhiều cấp độ dựa trên thành tích học tập. Cũng theo đó, nếu bạn học giỏi thì sẽ được bạn bè yêu mến và kính trọng, còn nếu không thì mọi người sẽ nhìn bạn với một ánh mắt... không mấy thiện cảm.
Những học sinh thành tích học tập xuất sắc, đứng đầu bảng xếp hạng trong các kỳ thi thì được mọi người gọi là "xueshen" (hay "học thần"). Dưới "học thần" là "xueba" - những học sinh phải nỗ lực rất nhiều để duy trì thành tích học tập. Những học sinh không giỏi là "xuezha", còn đứng "bét bảng" trong thang đo học tập này là "xueruo" - những học sinh dù cố gắng thế nào cũng không thể giành điểm cao dù cố gắng đến mấy. Những ai bị xếp vào hạng "xueruo" phải chịu cảnh bị các bạn bè xa lánh, cô lập và họ dường như không thể trò chuyện với ai.
Áp lực học tập của học sinh ở đất nước tỷ dân đang không ngừng tăng lên.
Báo cáo về các vụ "kết thúc cuộc sống" ở học sinh cho thấy những vụ việc trên đều liên quan đến căng thẳng tâm lý, phần lớn học sinh đều không thể chịu được áp lực học tập và sự thất vọng do cha mẹ, thầy cô mang lại. Vì thế, các em chọn kết thúc cuộc sống của mình theo những cách cực đoan nhất nếu không thể tìm được các giải pháp cho các vấn đề của bản thân.
Vào năm 2021, Trung Quốc đã thông qua luật mới về giáo dục nhằm giảm áp lực học tập đối với học sinh, trong bối cảnh nước này đang thúc đẩy cải tổ hệ thống giáo dục. Theo đó, các chính quyền địa phương tăng cường giám sát nhằm giảm gánh nặng bài tập về nhà và học thêm ngoài giờ đối với học sinh, đồng thời các bậc phụ huynh, người giám hộ phải sắp xếp thời gian cho con học tập, nghỉ ngơi, vui chơi và tập thể dục một cách hợp lý, tránh tình trạng trẻ ngiện Internet.
Đáp án cho câu hỏi "Học giỏi để làm gì" - 1 nhà Toán học trúng xổ số 14 lần nhờ áp dụng kiến thức! Vào những năm 1990, nhà Toán học, Kinh tế học người Romania - Úc, Stefan Mandel, cùng nhóm nhỏ của mình đã liên tục tham gia và trúng vé số hết lần này đến lần khác. Hệ thống của một thiên tài Toán học Kỳ tích này không phải nhờ may mắn hay một bộ số đặc biệt. Thay vào đó, Mandel sở...