Nhìn tập hồ sơ con gái để trên bàn, vợ chồng tôi cắn rứt lương tâm
Nghe con nói, tôi bật khóc trong đau đớn, còn chồng tôi ngậm ngùi thở dài…
Gia đình tôi rất nghèo, nghèo từ thời cha mẹ đến thời tôi. Căn nhà gia đình tôi đang sống đã được xây dựng hơn 40 năm nên vừa nhỏ chật vừa xuống cấp trầm trọng. Mùa nắng, vợ chồng tôi thường mắc võng ngoài vườn để nằm nghỉ trưa và tối, đến khi mát trời mới vào nhà. Mùa mưa, trong nhà bị dột khắp nơi, phải dùng thau chậu để hứng nước.
Vợ chồng tôi sinh được 3 đứa con, con gái lớn năm nay đã 18 tuổi, mới thi đỗ đại học. Con trai thứ 2 năm nay lên lớp 10, con gái út thì học lớp 7. Đã nghèo mà còn đông con, cuộc sống của chúng tôi càng khó khăn, túng thiếu hơn. Dù vậy, các con tôi vẫn học rất giỏi, năm nào cũng đạt học sinh xuất sắc và được thưởng tiền, nhận học bổng hiếu học… Con gái lớn học giỏi nhất trong lớp, làm lớp trưởng. Ngoài giờ học, con phụ tôi tất cả việc nhà, còn nhận việc làm thêm vào buổi tối để kiếm tiền. Các con chính là niềm hãnh diện và là động lực của vợ chồng tôi.
Khi biết tin con đỗ đại học, vợ chồng tôi vừa mừng, vừa lo. Nhưng con gái thì tỏ vẻ điềm nhiên, còn nói bóng gió là sẽ không đi học. Chồng tôi bảo con cứ yên tâm, dù có bán đất, anh cũng cho con học xong mấy năm đại học, để tương lai còn tươi sáng hơn cha mẹ. Con tôi cười buồn.
Hôm qua, tôi thấy trên bàn con có tập hồ sơ xuất khẩu lao động. Tôi kinh ngạc hỏi tại sao con không đi học mà lại đi xuất khẩu lao động? Con tôi buồn bã bảo muốn đi làm kiếm tiền để phụ cha mẹ nuôi các em ăn học, và có tiền để sửa lại căn nhà đã xuống cấp trầm trọng. Mỗi lần thấy cha mẹ chịu nóng chịu cực, con đều nuôi ý chí xây nhà mới. Chỉ có đi xuất khẩu lao động, con mới giúp cha mẹ nhanh nhất thôi. Còn chuyện học hành, con sẽ gác lại, nhường cơ hội vào đại học cho các em.
Nghe con nói, tôi bật khóc trong đau đớn, còn chồng tôi ngậm ngùi thở dài. Vì chuyện này mà vợ chồng tôi thao thức cả đêm, tóc chồng tôi như bạc đi, nếp nhăn cũng sâu hơn, nhiều hơn. Để con đi lao động thì thiệt thòi cho con quá. Nhưng nếu bán đất nuôi con gái lớn học xong đại học thì 2 con nhỏ sẽ không có điều kiện để tiếp tục đi học đại học sau này. Vợ chồng tôi phải làm sao mới đúng nhất đây?
Thư gửi con trai trước mùa thi: "Bố xin lỗi vì đã đè nặng áp lực lên con"
Nếu như con không đỗ đại học thì sao nhỉ? Thì chẳng sao cả, đúng không con.
Đêm bố giật mình thức giấc, đồng hồ đã chỉ sang ngày mới. Bố xuống nhà uống nước, ngang qua phòng con vẫn thấy sáng đèn.
Trong quầng sáng nhỏ của chiếc đèn bàn, con trai bố đang ngủ gục trên trang sách, tay vẫn còn cầm bút.
Bố định đẩy cửa bước vào, bảo con lên giường nằm ngủ. Nhưng rồi bố lại không vào, vì bố biết, nếu thức con dậy, con sẽ lại học bài. Chỉ cần con ngủ ngon thì ngủ ở đâu cũng được.
Video đang HOT
Bố quay lưng về phòng mình. Và cứ thế, bố nằm miên man suy nghĩ.
Bố mẹ xuất thân vốn nghèo nên dù khát khao, con đường học hành vẫn đành bỏ dở. Bố mẹ làm công nhân, khi làm ngày, khi làm đêm, rồi tăng ca tăng kíp.
Nhà mình không giàu có, bố mẹ chỉ cố gắng làm lụng chắt chiu để các con được ăn học bằng người.
Bố mẹ chẳng có gia sản gì ngoài hai anh em con. Các con là gia tài vô giá nhất mà bố mẹ có được trong cuộc đời.
Từ nhỏ, bố đã nghiêm khắc với con hơn em con. Bởi bố nghĩ, em con là con gái nên có thể nuông chiều một chút. Còn con, thân là nam nhi, phải mạnh mẽ, cứng rắn, phải sống có mục tiêu và lý tưởng để sau này còn làm trụ cột cho những người con yêu thương dựa dẫm.
Cho dù con trở thành ai sau này đi nữa, con vẫn là con trai của bố (Ảnh minh họa: iStock).
Từ nhỏ, con đã luôn biết làm bố mẹ vui bằng những thành tích học tập của mình. Bố đã không thể che giấu niềm tự hào. Bố khoe con khắp nơi và "mát lòng mát dạ" khi nghe những lời chúc mừng, khen ngợi.
Bố không hề để ý, chính niềm tự hào của bố cũng là một thứ áp lực đè nặng lên con. Nó khiến con miệt mài học ngày, học đêm để không làm bố mẹ phải thất vọng. Nó cướp mất tuổi thơ vui chơi hồn nhiên mà đứa trẻ nào cũng có, còn con thì chối từ.
Con luôn nói con phải học giỏi, sau này lớn lên kiếm thật nhiều tiền, sẽ xây cho bố mẹ một ngôi nhà thật to và đưa bố mẹ đi chơi đây đó. Những lời con nói khiến mẹ con khóc, còn bố thì mỉm cười hài lòng.
Bố thích những ước mơ của con, những khát vọng và nỗ lực của con. Bố trân trọng những ước mơ đó. Bởi con sẽ chẳng thể làm gì được nếu ngay cả việc ước mơ cũng không dám làm.
Hôm kia, con rụt rè hỏi bố: "Nếu kỳ thi sắp tới, con thi không tốt, không đủ điểm vào đại học thì sẽ như thế nào, bố nhỉ?".
Bố nhìn con, ánh mắt nghiêm nghị: "Không có chữ "nếu", hãy tin con sẽ làm được".
Nhưng lúc nãy, nhìn con vừa học vừa ngủ gật, bố thật sự hối hận vì lời mình đã nói.
Nếu như con không đỗ đại học thì sao nhỉ? Thì chẳng sao cả, đúng không con?
Nếu con có thể vào đời bằng con đường học vấn, con đường con đi có thể sẽ thênh thang, nhẹ nhàng hơn. Nhưng đó không phải là con đường duy nhất để các con vào đời.
Có rất nhiều người nổi tiếng, thành đạt, giàu có cũng từng học hành dở dang đấy thôi. Sự học rất dài và chúng ta không chỉ học ở trường học mà cả ở trường đời.
Học từ những nơi con đến, những người con gặp, những va vấp con mắc phải, ở cả người tốt và không tốt với con.
Học vấn có thể là tờ giấy thông hành để con đi đến sự thành công nhanh hơn. Nhưng nếu không có, vẫn còn nhiều con đường để con đi, dẫu có xa xôi và gập ghềnh hơn thì cuối cùng vẫn là đích đến mình mong muốn.
Chỉ cần con đi, rồi con sẽ đến, chỉ là nhanh hay chậm mà thôi.
Con trai của bố, có lẽ sự kỳ vọng của bố mẹ nhiều năm qua đã khiến con luôn phải căng mình cố gắng. Và bây giờ, con đã học năm cuối cấp rồi, áp lực ấy hình như đang biến thành nỗi sợ.
Nhưng con đừng sợ, con đã cố gắng lắm rồi. Dù kết quả có ra sao, bố cũng sẽ rất tự hào.
Có những khi bố ngồi nhìn lại đời mình. Bố chỉ học hết cấp ba rồi lao vào đời mưu sinh. Bố mẹ gặp nhau, yêu thương nhau, cùng nhau gắn kết xây dựng gia đình. Các con lần lượt ra đời, gánh nặng cơm áo càng tăng lên gấp bội.
Nhưng nếu bây giờ có ai hỏi bố có hạnh phúc không? Bố sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng "Có!".
Hạnh phúc vì có mẹ con đồng hành cùng đi qua những năm dài tháng rộng. Hạnh phúc vì các con ngoan, chưa từng để bố mẹ phiền lòng.
12 năm đèn sách rồi cũng đến ngày thi quan trọng này. Con và bạn bè mình, có đứa sẽ tiếp tục đến trường, có đứa sẽ sớm lao vào cuộc mưu sinh.
Ai thành công hay thất bại, ai may mắn hay xui xẻo, ai hạnh phúc hay khổ đau không thể nhìn vào một kỳ thi mà phải nhìn vào cuộc đời người đó sống.
Ngày trẻ, bố cũng ước mơ nhiều thứ lắm. Nhưng bây giờ, bố chỉ có một ước mơ. Đó chính là được nhìn các con khỏe mạnh lớn lên từng ngày, có đam mê, có chí hướng, làm chủ được cuộc sống của mình và sống một cuộc đời yên bình, tử tế.
Bố mong con nỗ lực trong những việc mình làm, nỗ lực hết mình cho những lựa chọn của con. Kết quả cuối cùng thế nào không quá quan trọng nữa.
Đã có lần con hỏi bố: "Nếu như con là một đứa trẻ không ngoan, học dốt thì bố có yêu con không?".
Lúc đó, bố đã trả lời rằng: "Con trai của bố thì sẽ không bao giờ như thế".
Vẫn là câu hỏi đó, nếu giờ con hỏi lại, bố sẽ trả lời: "Con trai, bố yêu con, dù bất kể thế nào".
Món quà của anh rể tương lai khiến bố tôi nổi giận, đòi từ mặt con gái Bố mẹ tôi cứ tưởng con gái lớn đã tìm được một người đàn ông vững chãi để đông hành cả đời. Có ai ngờ lần ra mắt này lại trở thành nỗi bực dọc của cả nhà. Ảnh minh họa Sau khi bị hủy hôn cách đây 4 năm, chị gái tôi không yêu ai nữa. Chị đi về lẻ bóng, tuy...