Nhịn quan hệ để tiết kiệm tinh trùng?
Nhiều ông tính rộng rãi nhưng lúc lên giường lại vô cùng ki bo, kẹt xỉn: họ cố gắng nhịn xuất tinh cho khỏi… phí.
Trong chăn gối, xét về “mồ hôi nước mắt” thì cánh mày râu phải chi nhiều, lắm khi chi đậm so với phụ nữ. Do vậy, nếu bàn đến thói “ki bo” trên giường thì đối tượng đích không ai khác chính là các ông.
Hai “mất mát” chính trong mỗi cuộc vui của các ông là năng lượng và dòng tinh. Thực tế, hiếm ông nào “vắt cổ chày ra nước” đến độ dè sẻn cả… calori với chuyện chăn chiếu mà chủ yếu là họ lo tiết kiệm bầu tinh.
Không ít quý ông, nhất là các cậu trai mới lớn, tin rằng bầu tinh (nơi sản xuất, bảo quản, phân phối tinh dịch) rất hữu hạn, nghĩa là hôm nay chi hoang thì ngày mai khánh kiệt. Tất nhiên, nỗi lo “tay trắng” chủ yếu liên quan đến khả năng kiếm thằng cu, cái tí.
Nhiều cậu trai mắc tật nghiện thủ dâm, sau một thời gian phung phí nghe phong thanh rằng tinh hoàn không phải là chiếc “nồi Thạch Sanh” thì phát hoảng, quáng quàng lo vun vén cho mai sau. Đến khi cưới vợ, nỗi ám ảnh “tích cốc phòng cơ” vẫn đeo đẳng đến độ lẩn thẩn, không dám “tiêu dùng”.
Video đang HOT
Thói “ki bo” còn xuất phát từ nỗi lo rằng nội lực giường chiếu là một đại lượng có hạn, nghĩa là hôm nay hoang dâm thì ngày mai muốn cũng không làm được gì.
Nhiều ông tự kiêng khem còn vì… sợ chết sớm. Cái gương yểu thọ của mấy ông hoàng tam cung, lục viện khiến nhiều quý ông tự lấy đó răn mình. Hiển nhiên, với những ông yếu mệt, tật bệnh thật sự thì việc “liệu cơm gắp mắm” trên giường là hoàn toàn hợp lý.
Rõ ràng hầu hết ý định “thắt lưng buộc bụng” trên đều xuất phát từ hiểu lầm, cho rằng cơ số tinh trùng trời chỉ cho chừng đấy, xài hoang hết sớm thì ráng chịu.
Nạn nhân của chính sách tiết kiệm duy ý chí này hiển nhiên là các bà các cô. Mấy bà không khó nhận ra đức lang quân cố tình “ăn cây nào rào cây nấy” trên giường nhưng thoạt đầu họ thường lý giải nguyên cớ theo hướng khác, đến khi hiểu ra bụng dạ chồng, nhiều bà mới ngã ngửa.
Thật ra, hầu hết quý ông chỉ tính kế ăn đong khi quyền lợi chăn chiếu ít nhiều được đáp ứng. Những ông cực đoan đến khổ hạnh vì nỗi ám ảnh hao tài, bất lực, tổn thọ nặng tuy cũng có nhưng hiếm.
Sự thật là:
Tinh hoàn (cùng các cơ quan phụ việc) là hai nhà máy công nghệ cao sản xuất tinh trùng ngày đêm. Và với một nhu cầu tình dục phổ thông thì năng suất của chúng dư sức đáp ứng cho các ông xài đến cuối đời, ít ra là đến lúc ông còn “thi thố” được.
Theo VNE
Bỗng dưng "túi bi" trĩu nặng đau đớn
Đau "túi bi" là báo hiệu nguy hiểm, có thể gây hại tới khả năng "giương nòng" cũng như chất lượng "đạn" của anh em.
Em năm nay 18 tuổi, khỏe mạnh, cao lớn. Em cũng hay chơi bóng đá, bóng chuyền. Một tuần trước, bỗng dưng em lại cảm thấy nằng nặng, đau tức ở túi "bi". Một bên bìu còn hơi sưng đỏ. Em cứ nghĩ do chơi đá bóng, bị bóng đập phải nên đau.
Em dùng đá lạnh để chườm, sau đó, theo lời mách của bạn mua thuốc kháng sinh về uống để chống viêm. Nhưng hai ngày nay càng đau. Vậy em bị làm sao? Em rất xấu hổ, không dám cho bố mẹ biết vì có thể họ sẽ cho rằng em "bây bạ" quá đà.
Hùng Cường (Hà Nội)
Bác sĩ nam khoa cho biết, hiện tượng đau "túi bi' có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên vì lý do gì đều nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ mất cả "cụm" nếu không được khám và chữa trị kịp thời.
Đau "túi bi" có thể do bị xoắn tinh hoàn, thừng tinh bị xoắn lại, không thể dẫn máu đi nuôi "bi", do đó, "bi" sẽ bị thiếu máu, dẫn đến hoại tử, đến mức phải cắt bỏ. Các dấu hiệu viêm tinh hoàn có thể đau một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn, hơi sưng đỏ, đau khi có va chạm, "túi da" bị chai, mất phản xạ. Đôi khi người bệnh còn bị buồn nôn hoặc nôn. Nếu đi khám sớm, bác sĩ chỉ cần tháo "xoắn" để máu lưu thông bình thường, các chức năng lại hoạt động "ngón chớn".
Đau "túi bi" cũng có thể do nguyên nhân viêm tinh hoàn. Đối với những trường hợp viêm cấp tính thì dễ nhận biết với những triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, các "viên bi" cứng và đau, vùng "tiệm cận" xung uanh cũng bị sưng đỏ, phù nề, thậm chí mào tinh to, đi tiểu ra máu.
Tuy nhiên, viêm tinh hoàn mãn tính lại rất khó nhận biết với các cơn đau vu vơ, tinh hoàn sưng dần lên, thậm chí nhiều bệnh nhân 1-2 năm mới có biểu hiện rõ rệt. Viêm "bi" cũng làm suy giảm chức năng "giương nòng, xả đạn" của anh em, vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, viêm tinh hoàn còn là khởi đầu của nhiều bệnh viêm nhiễm khác ở khu vực lân cận như viêm tuyến tiền liệt, viêm thận, tiết niệu, ung thư tinh toàn...
Các nguyên nhân bệnh lý khác cũng đều phải được khám mới có thể chẩn đoán rõ. Cho dù "túi bi" nhỏ nhưng lại chứa đựng cả tương lai rất to lớn của em. Do đó, khi túi bi đã bị đau 1 tuần, sưng đỏ thì em cần nhanh nhanh chóng chóng đi bệnh viện để được khám và điều trị đúng bệnh. Đây là bệnh lý nên em không cần xấu hổ, nên báo cho bố mẹ để họ cùng em đi khám, chăm lo cho "tương lai con em chúng ta".
Theo VNE
Nằm nghiêng khi ngủ dễ mắc bệnh "xoắn tinh hoàn"? Với đàn ông, nằm ngủ không đúng tư thế cũng để lại hậu quả đáng tiếc. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng: Đàn ông khi ngủ, tốt nhất là nên nằm ngửa, đồng thời hai chân mở ra. Nếu như nằm sấp hoặc ngủ nghiêng người thì đều không có lợi cho hệ thống các cơ quan sinh sản. Hiện nay, không...