Nhìn ngón tay để biết bệnh tiểu đường hay máu lưu thông không tốt
Bàn tay là một bộ phận trên cơ thể và đặc biệt những biểu hiện trên bàn tay cũng biểu hiện bệnh tiểu đường hay máu lưu thông không tốt.
Bàn tay là bộ phận quan trọng của cơ thể. Vì thế, những biểu hiện bất thường ở tay có thể dự đoán được tình trạng sức khỏe, phản ánh những dấu hiệu sớm của các bệnh nguy hiểm. Trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người từng trải qua cảm giác những ngón tay hoặc thậm chí là một cánh tay bị tê. Tình trạng này có thể xảy ra mang tính tạm thời, tức là do sự mệt mỏi gây ra. Nhưng nếu điều này kéo dài, bạn nên đề phòng những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Biểu hiện: Sự thiếu hụt vitamin nhất định (như vitamin E, B1, B6, B12) thường gây ra cảm giác tê (ngứa ran) ở ngón tay trái hoặc chân trái.
Khắc phục: Khôi phục sự cân bằng vitamin trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của của bác sĩ để nạp đúng liều lượng vì thừa một số vitamin cũng gây ra tác dụng phụ.
Biểu hiện: Một số vấn đề của cột sống có thể được nhận biết thông qua ngón tay út của bàn tay trái. Đây là kết quả của quá nhiều áp lực và các hoạt động gây tổn hại dây thần kinh.
Khắc phục: Thường xuyên thực hiện các bài tập kéo căng lưng, tập yoga, thể dục dụng cụ hoặc bơi lội. Ngoài ra, bạn cần tránh ngồi lâu.
Mệt mỏi
Biểu hiện: Khi nhấc đồ nặng và đặt cổ tay vào các tư thế không thoải mái, chúng ta đang gây áp lực lên các dây thần kinh nằm gần bề mặt da. Điều này dẫn đến cảm giác tê (ngứa ran) trên bề mặt của tất cả các ngón tay.
Khắc phục: Hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc và dành thời gian nghỉ ngơi nói chung. Massage cũng là một giải pháp hữu hiệu.
Các vấn đề về tuần hoàn máu
Biểu hiện: Cảm giác râm ran ở các ngón tay bên phải có thể xảy ra bởi vì áp lực lên các dây thần kinh bề mặt hoặc chấn thương khớp tay, khớp vai. Triệu chứng này cũng có thể là do một số bệnh liên quan đến tim mạch ảnh hưởng đến dòng chảy chung của máu.
Video đang HOT
Đầu ngón tay chuyển sang màu xám hay xanh nhạt cũng cho thấy khả năng tuần hoàn máu kém trong cơ thể.
Khắc phục: Bạn nên đi dạo với tốc độ vừa phải hoặc tập thể dục để cải thiện sức khỏe của mạnh máu ở các chi. Các vấn đề trầm trọng hơn đối với lưu thông máu đòi hỏi sự can thiệp của các chuyên gia y tế.
Bệnh tiểu đường
Biểu hiện: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường là cảm giác ngứa ran từ chân đến các phần của cánh tay. Điều này xảy ra do sự giảm lưu lượng máu đến những vùng nhất định và do tổn thương tại các đoạn cuối của dây thần kinh.
Khắc phục: Tiểu đường type 1 được điều trị bằng cách tiêm insulin. Còn tiểu đường type 2 thường phải kết hợp với chế độ ăn kiêng, vì vậy bạn cần làm xét nghiệm máu và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Theo www.phunutoday.vn
Không cần mất một đồng nào cũng có thể kiểm tra sức khỏe tại nhà, bạn hãy ghi nhớ nhé!
Kiểm tra sức khỏe là một trong những chuyện bắt buộc mà những người trung tuổi phải làm. Nhưng mỗi năm kiểm tra một lần đương nhiên là không đủ, nhưng làm kiểm tra thường xuyên không chỉ phiền phức mà chi phí cũng rất đắt.
Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số phương pháp mà bạn có thể tự kiểm tra sức khỏe ở nhà, vừa đơn giản vừa hữu dụng lại toàn diện, hãy mau thử nhé! Đừng quên lưu lại, mỗi tháng bạn có thể đem ra để đối chiếu và kiểm tra một lần!
Kiểm tra chức năng phổi
1. Nín thở: Có thể nhịn thở được 50 giây là lý tưởng nhất (50 tuổi là 30 giây, 60 tuổi là 25 giây), nếu nhịn chỉ được dưới 10 giây thì chứng tỏ chức năng của phổi rất yếu.
2. Thở ra: Hít một hơi khí thật sâu, sau đó thở mạnh ra, nếu có thể thở hết ra được trong 3 giây chứng tỏ chức năng của phổi hoàn toàn bình thường (50 tuổi là 4 giây, 60 tuổi là 5 giây). Những người trung tuổi nếu thời gian thở ra vượt quá 6 giây thì dự báo rằng chức năng của phổi đang bị giảm xuống.
Kiểm tra chức năng tim
1. Chạy tại chỗ một lúc: Chạy đến khi cảm giác có một chút thở dốc là được. Sau khi dừng hoạt động, sau 5-6 phút mà mạch đập trở về bình thường thì chức năng tim của người đó rất tốt.
Nếu trong 8 phút mới trở lại bình thường thì chứng tỏ chức năng tim của người này khá kém. Nếu vượt quá 8 phút thì chức năng của tim đang có vấn đề.
2. Leo cầu thang: Nếu người trung tuổi leo 3-5 tằng cầu thang mà cảm thấy tim đập nhanh, thở dốc, nghỉ ngơi 10 phút là khôi phục trạng thái bình thường thì tim của người đó tốt.
Nếu nghỉ ngơi 20-30 phút mà vẫn cảm thấy hơi thở còn gấp, hô hấp khó khăn thậm chí là tim đập ngày càng nhanh hơn thì chức năng tim của bạn đang giảm sút rõ rệt.
Kiểm tra xơ cứng động mạch
Ngồi gập về phía trước: Cơ thể ngồi trên mặt đất, hai chân duỗi về phía trước, ngón chân hướng lên trên, phần eo cong về phía trước, tay vươn về phía trước cố gắng chạm vào ngón chân.
Nếu tay không với được tới ngón chân hoặc là trong quá trình đưa tay chạm vào chân mà cảm thấy ngột ngạt, tim đập loạn... thì có nghĩa là động mạch của bạn đã bị xơ cứng.
Kiểm tra bệnh tiểu đường
Một bên mí mắt bị sụp: Ở những người trung tuổi đột nhiên bị sụp một bên mí mắt thì đây chính là tín hiệu của việc tê liệt dây thần kinh vận động của mắt do bệnh tiểu đường gây nên.
Những người bị bệnh đường huyết cao hoặc mãn tính trong một khoảng thời gian dài có thể khiến việc trao đổi chất của cơ thể trở nên hỗn loạn, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường dần chuyển sang bệnh về mạch máu, khiến một bên mí mắt bị sụp xuống.
Kiểm tra bệnh tăng nhãn áp
Quan sát đồng tử: Đường kính bình thường của đồng tử là từ 2-5mm, hình tròn. Nếu đồng tử chuyển thành dạng hình bầu dục thì rất có khả năng là biểu hiện của bệnh tăng nhãn áp.
Kiểm tra độ đặc sánh của máu
Nhìn đầu lưỡi: Đứng trước gương sau đó thè lưỡi ra, nếu như màu sắc của lưỡi hơi tím thì có nghĩa là máu đặc sánh; Nếu không chỉ hơi tím mà còn có các đốm tím thì có nghĩa là độ đặc của máu quá cao, đồng thời đã xuất hiện việc tuần hoàn không tốt và tụ máu.
Kiểm tra độ tơi, xốp của xương
Kiểm tra: Hai tay vươn thẳng sang hai bên, áng chừng khoảng cách giữa hai đầu ngón tay của ngón giữa, sau đó lại áng chừng chiều cao.
Nếu như chiều cao của bạn nhỏ hơn khoảng cách giữa hai đầu ngón tay thì chứng tỏ xương bị xốp và mật độ xương cũng giảm đi. Những người có chiều cao nhỏ hơn khoảng các giữa hai đầu ngón tay 2-3 lần, thì khi chụp x-quang sẽ thấy rõ được mức độ xốp của xương.
Kiểm tra khớp xương chậu
Kiểm tra vắt chéo chân: hay còn gọi là kiểm tra chữ số "4", nằm ngửa, cong một chân vào trong đặt lên phần đùi của chân đang duỗi thẳng còn lại.
Bạn hãy nhờ người thân dùng một tay để ấn phần xương chậu đối diện, một tay khác đặt vào chỗ đầu gối đang cong gập rồi ấn xuống dưới, nếu phần mông bị đau thì có nghĩa là có bệnh về phần khớp xương chậu.
Bệnh khớp xương chậu là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến thắt lung và chân bị đau, đặc biệt là những người già bị đau ở khu vực này hầu như đều là do nguyên nhân này.
Kiểm tra bệnh thận
Quan sát nước tiểu: Sáng sớm thức dậy sau khi đi tiểu chú ý quan sát có phải nước tiểu có bọt và rất lâu sau vẫn không bị vỡ đi không, mí mắt có sưng không, sắc mặt có u ám hay không (giống như là rửa mặt không sạch), thường ngày chú ý quan sát có phải bản thân xuất hiện hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đau buốt khi đi tiểu hoặc là lượng nước tiểu tăng nhiều hay không? Nếu như có thì nhất định bạn đã mắc các bệnh về thận rồi.
Trên đây chỉ là những bài kiểm tra bình thường. Sức khỏe là của bạn, vậy nên muốn kiểm tra và chăm sóc sức khỏe kĩ lưỡng hơn thì bạn vẫn nên đến bệnh viện.
Theo phunugiadinh
Thiếu sắt tưởng chẳng sao nhưng lại mắc 6 căn bệnh không ngờ nổi sau đây Thiếu sắt có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ và gây ra những căn bệnh nguy hiểm sau. 1. Chứng thiếu máu do thiếu hụt chất sắt Nếu không kip thời giải quyết, thiếu sắt có thể tiến triển thành thiếu máu thiếu sắt toàn phát. Vậy làm thế nào để biết khi nào cơ thể thiếu máu? Nếu bạn gặp...