Nhìn mặt Sukhoi Su-27 đánh chặn máy bay do thám Mỹ
Sự kiện máy bay Sukhoi Su-27 Nga máy bay do thám RC-135 của Mỹ trên không phận Baltic tiếp tục tạo nên căng thẳng giữa hai “ông lớn”.
Theo hãng tin CNN, hôm 29/4, một máy bay Sukhoi Su-27 đã tiến hành “nhào lộn” ngay gần máy bay RC-135 đang thực hiện phi vụ bay thám sát trên không phận quốc tế vùng biển Baltic. Ngay sau đó, Lầu Năm Góc tuyên bố rằng việc chiến đấu cơ Su-27 của Nga chặn máy bay do thám Mỹ trên Biển Baltic có thể dẫn đến leo thang căng thẳng giữa Nga và Mỹ.
Các quan chức Mỹ đã đưa ra tuyên bố rằng, việc chiếc Su-27 đánh chặn máy bay do thám Mỹ là “ không an toàn và không chuyên nghiệp”. “Động thái chặn không an toàn và không chuyên nghiệp trên không tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại và tổn thương cho tất cả các phi hành đoàn. Hơn thế nữa, hành động không an toàn và không chuyên nghiệp của một phi công có thể dẫn đến sự leo thang căng thẳng không cần thiết giữa hai quốc gia”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc tuyên bố. Ảnh máy bay do thám RC-135 của Mỹ.
Đáp lại, đại diện Bộ Quốc phòng Nga – Thiếu tướng Igor Konashenkov tuyên bố:”Chúng tôi đã bắt đầu quen với những lời lăng mạ của Lầu Năm Góc về cáo buộc “phô diễn” của chiến đấu cơ Nga khi “chặn những chiếc máy bay do thám của Mỹ phía trên biên giới Nga “một cách không chuyên nghiệp”.
Tướng Konashenkov lưu ý rằng máy bay do thám của Mỹ thường xuyên lẻn đến gần biên giới Nga trong trạng thái tắt liên lạc. Do đó, lực lượng phòng không buộc phải cho tiêm kích cất cánh bay lên để xác định trực quan xem đó là loại máy bay gì, có số hiệu như thế nào. Ảnh: Tiêm kích Su-27 “nai nịt đầy đủ vũ khí”.
Đây không phải là lần đầu tiên chiến đấu cơ Su-27 của Không quân Nga thực hiện phi vụ đánh chặn trên vùng biển Baltic trước các máy bay Mỹ và NATO. Ngày 25/1/2016, máy bay Su-27 đã thực hiện đánh chặn máy bay do thám RC-135 Mỹ trên vùng biển Đen; ngày 7/4/2015 một vụ tương tự diễn ra ở biển Baltic; ngày 23/4/2015 Su-27 đã xuất kích chặn chiếc RC-135U của Mỹ hoạt động trên không phận quốc tế gần biển Okhotsk.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 là tiêm kích đa năng thế hệ 4 được thiết kế cho nhiệm vụ chiến đấu chiếm ưu thế trên không, phòng không bảo vệ không phận, tuần tra tầm xa, hộ tống…và có thể tham gia không kích khi cần. Đây là thiết kế huyền thoại của Cục thiết kế OKB Sukhoi, là nền tảng cho nhiều mẫu máy bay hiện đại nhất hiện nay như Su-30, Su-34 và Su-35.
iện nay, Sukhoi Su-27 vẫn đóng vai trò “xương sống” trong Không quân Nga và Hải quân Nga. Tương lai khoảng 10 năm nữa thì có lẽ chúng mới rút dần nhường chỗ cho các “đàn em” Su-30SM, Su-30M2 và Su-35S.
Tính tới tháng 1/2014, Không quân Nga có trong biên chế 359 chiếc Su-27 gồm: 225 Su-27S; 70 Su-27SM; 12 Su-27SM3 và 52 Su-27UB. Toàn bộ các máy bay Su-27S sẽ sớm nâng cấp lên chuẩn SM3.
Về phía Hải quân Nga, lực lượng này hiện có trong tay 53 chiếc Su-27.
Tiêm kích Su-27 được trang bị hai động cơ phản lực AL-31F cho tốc độ bay tối đa Mach 2,35 (2.600km/h), tầm bay 3.530km, trần bay 19.000m, vận tốc leo cao 300m/s.
Dù có trọng lượng rất lớn, lên tới 30 tấn (mang đủ nhiên liệu vũ khí), nhưng Su-27 được đánh giá rất cao khả năng cơ động, thao diễn trên không. Nói cách khác, đó là máy bay rất nhanh nhẹn và cũng rất lớn. Ảnh: Su-27 của Phi đội bay biểu diễn “Hiệp sĩ Nga”.
Su-27 có khả năng triển khai 8 tấn vũ khí trên 10 giá treo.
Theo_Kiến Thức
Máy bay Mỹ "mất vía" khi gặp huyền thoại đánh chặn của Nga
Giới chức Mỹ hôm qua (28/4) đã lên tiếng tố cáo về một hành động "thiếu chuyên nghiệp" khác của máy bay Nga, lần này là ở gần bán đảo Kamchatka.
Ảnh minh hoạ
Hồi đầu tháng này, tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ trong khi tiếp cận vùng lãnh hải của Nga ở vùng Biển Baltic đã bị các máy bay của Nga "quây". Giới chức Lầu Năm Góc tức giận miêu tả hành động của các phi công Nga là nguy hiểm.
Hơn một tuần sau và ở khu vực cách Biển Baltic khoảng 4.000 dặm, một máy bay do thám của Mỹ tiếp cận gần biên giới Thái Bình Dương của Nga đã vấp phải sự ngăn cản của một chiếc MiG-31 - huyền thoại đánh chặn của Không lực Nga. Bất chấp việc máy bay do thám của Mỹ có hành động "gây hấn" khi tiếp cận gần các cơ sở quân sự của Nga ở dọc bán đảo Kamchatka, giới chức Mỹ vẫn đổ lỗi cho điện Kremlin về vụ chạm trán mới nhất này, hãng tin Sputnik bình luận.
"Hôm 21/4, một chiếc máy bay do thám tuần tra hàng hải P-8 của Hải quân Mỹ đang làm nhiệm vụ định kỳ ở không phận quốc tế thì bị một chiếc MiG-31 của Nga đánh chặn ở gần bán đảo Kamchatka", phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ - ông Dave Bentham cho tờ Washington Free Beacon biết.
Tuy nhiên, ông Bentham sau đó nhấn mạnh, vụ đánh chặn của Nga là "an toàn và chuyên nghiệp".
"Những vụ đánh chặn giữa Mỹ và các quân đội khác thường xuyên xảy ra và đa phần đó là những hành động chuyên nghiệp. Đối với những hành động đánh chặn được cho là không chuyên nghiệp, Mỹ sẽ thực hiện những biện pháp đáp trả tương xứng thông qua các kênh quân sự và ngoại giao", ông Bentham nói thêm.
Trong khi đó, một quan chức Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu - ông Jim Fanell lại không giữ được sự điềm tĩnh như của ông Bentham và đã nhanh chóng lên tiếng phản ứng. Theo ông này, việc Mig-31 Foxhound của Nga tiếp cận máy bay do thám P-8 của Mỹ ở khoảng cách 15m là một dấu hiệu thêm nữa cho thấy nguy cơ hiển hiện và rõ ràng đối với an ninh nước Mỹ. Ông Fanell cho rằng, Mỹ cần thêm nhiều tên lửa đạn đạo và tàu ngầm tấn công nhanh.
Hồi đầu tháng này, Lầu Năm Góc cũng đã cáo buộc một chiếc Su-27 của Nga bay quá gần với một máy bay do thám khác của Mỹ đang hoạt động ở Biển Baltic. Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận vụ việc nhưng bác bỏ việc phi công của họ hành xử thiếu chuyên nghiệp và nguy hiểm.
Trong khi Lầu Năm Góc tiếp tục tố cáo Nga về những hành động "gây hấn" thì lực lượng quốc phòng Nga cũng đáp trả bằng lời cáo buộc tương tự. Nga tuyên bố, họ đang phản ứng lại bằng hành động tương tự như của Mỹ khi các đơn vị quân sự nước ngoài tìm cách tiếp cận biên giới của họ.
MiG-31 của Nga là loại máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm được thiết kế chuyên biệt cho các nhiệm vụ phòng thủ, tấn công chiến lược và đáp trả nguy cơ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân tầm xa từ lực lượng máy bay tấn công chiến lược hay các hệ thống vũ khí tấn công hạt nhân từ quĩ đạo thấp của Không quân Mỹ.
Được mệnh danh là huyền thoại đánh chặn của Nga, MiG-31 là mẫu máy bay đánh chặn cao cấp do Phòng thiết kế Mikoyan thiết kết và chế tạo. Nó được triển khai và phát huy hiệu quả mạnh mẽ trên chiến trường của Liên Xô, trước khi Liên Xô tan rã.
MiG-31 được trang bị nhiều tính năng hiện đại như hệ thống điện tử, dữ liệu kỹ thuật số, ra-đa đa năng với hệ thống kiểm soát vũ khí cực mạnh.
MiG-31 có thể tự tìm kiếm và hạ gục các mục tiêu trên không mà không cần đài chỉ huy từ mặt đất. Loại ra-đa mới cho phép nó có thể phát hiện mục tiêu máy bay chiến lược từ cách xa 500 km và 200 km đối với các máy bay tiêm kích, hay tên lửa có cánh, kể cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. MiG-31 hiện vẫn là át chủ bài trong Không lực Nga.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Washington: Tiêm kích Su-27 Nga chặn máy bay do thám Mỹ Một chiếc máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ đã bị chiến đấu cơ Su-27 của Nga chặn trên vùng biển Baltic hôm 14-4. Máy bay trinh sát RC-35 của Mỹ Đại tá hải quân Daniel Hernandez, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ đặc trách châu Âu ngày 16-4 cho biết, một chiếc máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ...