Nhìn lại vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, Nagasaki 75 năm trước
75 năm trước, Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng.
Đúng 8h15 sáng 6/8/1945, quả bom “Little Boy” do Mỹ thả xuống đã phát nổ ở độ cao 580 m trên bầu trời thành phố Hiroshima, tạo ra “quả cầu lửa” khổng lồ. (Nguồn ảnh: Reuters)
Chỉ trong vài phút, nhiều công trình, xe cộ, bê tông tan chảy. Theo ước tính, khoảng 90 đến 160 nghìn người đã thiệt mạng trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima năm 1945.
Những ngôi nhà bị san phẳng sau vụ ném bom. Theo Reuters, bức ảnh này do Mitsugi Kishida chụp ngày 7/8/1945 tại khu vực cách tâm chấn vụ nổ khoảng 500 mét.
Chiếc xe cứu hỏa gần như bị thiêu rụi hoàn toàn ở Hiroshima.
Cảnh tan hoang ở Hiroshima, Nhật Bản, 75 năm trước.
Bức ảnh chụp Hiroshima vào tháng 3/1946, 6 tháng sau khi quả bom nguyên tử được thả xuống thành phố này.
Ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki khiến khoảng 80.000 người thiệt mạng.
Đám mây hình nấm bốc lên sau khi quả bom “Fat Man” được Mỹ thả xuống Nagasaki hôm 9/8.
Nagasaki khi ấy trở thành bình địa, tất cả biến thành tro bụi dưới sức nóng của một tường nhiệt 4.000 độ C, đủ để nung chảy cả thép.
Ảnh chụp tại Nagasaki tháng 3/1948.
Người dân đi qua đống đổ nát ở Nagasaki ngày 17/3/1948.
Hai quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki được cho là đã khiến Nhật Bản ngay lập tức đầu hàng, đặt dấu chấm hết cho Thế chiến II.
Một số nhà sử học cho rằng, hai quả bom nguyên tử của Mỹ thậm chí đã ngăn một cuộc đổ bộ xảy ra, mà có thể còn gây ra gấp nhiều lần thương vong. Tuy nhiên, một số khác thì chỉ trích đây là một hành động tàn nhẫn không cần thiết vì cục diện chiến tranh đã rõ.
Mời độc giả xem thêm video: Nhật Bản kỷ niệm 70 năm đánh bom Hiroshima (Nguồn video: VTV1)
Giật mình những sự kiện xảy ra cực nhanh nhưng hậu quả khủng khiếp
Một số sự kiện xảy ra cực nhanh nhưng gây ra hậu quả khủng khiếp như sự kiện Tunguska. Công chúng không khỏi rùng mình, khiếp sợ bởi sự tàn khốc của những sự việc này gây ra cho nhân loại và Trái đất.
Một sự kiện xảy ra cực nhanh nhưng hậu quả khủng khiếp diễn ra vào sáng ngày 6/8/1945. Khi ấy, máy bay B-29 "Enola Gay" của Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên mang mật mã "Little Boy" xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản.
"Little Boy" nặng 4.400 kg phát nổ ở độ cao 609,6 m vào lúc 8h15 sáng hôm ấy. Theo đó, chỉ sau vài phút ngắn ngủi, quả bom hạt nhân trên san phẳng 13 km2 thành phố Hiroshima.
Hơn 60% nhà cửa trong thành phố Hiroshima bị phá hủy hoàn toàn và khoảng 60.000 - 80.000 người tử vong ngay lập tức.
Ba ngày sau (tức sáng ngày 9/8/1945), "pháo đài bay" B-29 Bock's Car của Mỹ chở theo quả bom nguyên tử thứ hai có tên gọi "Fat Man" để thực hiện ném bom Nagasaki.
"Fat Man" được thả xuống Nagasaki vào lúc 11h01 và phát nổ 47 giây sau ở độ cao 436 m so với mặt đất.
Vài phút sau khi quả bom nguyên tử "Fat Man" phát nổ, Nagasaki trong nháy mắt gần như biến thành vùng đất trống. Theo ước tính, khoảng 40.000 người thiệt mạng vì sự kiện này.
Vào 7h sáng ngày 30/6/1908, một vụ nổ bí ẩn có sức công phá tương đương 10 - 15 triệu tấn thuốc nổ TNT bất ngờ xảy ra tại sông Tunguska, Nga.
Theo các nhân chứng, sự kiện kỳ bí này diễn ra chưa đến 1 phút. Thế nhưng, năng lượng của vụ nổ quét sạch 80 triệu cây cối và lượng lớn động vật trên diện tích hơn 2.000 km2.
Thậm chí, vụ nổ trên còn gây ra một làn sóng chấn động khí quyển vòng quanh Trái Đất 2 lần. Hai ngày sau khi xảy ra vụ nổ, những hạt bụi cháy sáng từ sự kiện này khiến người dân London, Anh (cách vụ nổ khoảng 10.000 km) có thể đọc báo vào ban đêm mà không cần đèn.
Cho đến nay, giới khoa học Nga và thế giới vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vụ nổ tại sông Tunguska.
Mời độc giả xem video: Nga: Đàm phán 6 bên sẽ giúp giải quyết vấn đề hạt nhân. Nguồn: VTC Now.
Hình ảnh mưa đen bí ẩn dội xuống nước Nhật Một trận mưa kỳ lạ đã đổ xuống tỉnh Saitama của Nhật và khiến người dân nước này sợ hãi. Nước mưa màu đen đổ xuống, để lại những vệt bẩn dễ nhận thấy. Theo Sputniks, trận mưa bí ẩn này xảy ra vào ngày 2/3 tại thành phố Hasuda và một số khu vực khác thuộc tỉnh Saitama. Giới chức địa phương...