Nhìn lại thế giới 2023: Những điểm sáng trong bức tranh ảm đạm

Theo dõi VGT trên

Năm 2023 tiếp tục là một năm nhiều sóng gió và khó khăn của kinh tế thế giới khi phải đối mặt với một loạt thách thức, từ sụt giảm tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nợ xấu gia tăng, kim ngạch thương mại – đầu tư ảm đạm, cho tới những hệ lụy không mong muốn của bất ổn địa chính trị và các thách thức an ninh phi truyền thống

Nhìn lại thế giới 2023: Những điểm sáng trong bức tranh ảm đạm - Hình 1
Các tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel tại Dải Gaza ngày 14/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Quá nhiều “ cơn gió nghịch” đã đẩy kinh tế toàn cầu năm 2023 vào một trong những giai đoạn ảm đạm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007 – 2008. Nhưng không vì thế mà bức tranh kinh tế thế giới thiếu những điểm sáng.

“Vết sẹo” COVID-19 chưa thể liền da và vẫn để lại những cơn đau nhức nhối cho nhiều nền kinh tế, tiếp theo là xung đột Nga – Ukraine leo thang, sự gián đoạn của thị trường năng lượng và lương thực do chiến sự gây ra và mới đây nhất là cuộc khủng hoảng toàn diện tại Dải Gaza liên quan tới xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine. Nhìn chung, các điều kiện kinh tế toàn cầu trong năm 2023 luôn ở tình trạng khá mong manh, dễ bị tổn thương trước những rủi ro kinh tế hay địa chính trị.

Gánh nặng nợ công và việc nhiều nước thắt chặt chính sách tiền tệ chưa từng thấy đã tạo thêm lực cản và làm chậm tiến trình phục hồi kinh tế. Bất chấp những diễn biến khởi sắc hồi đầu năm 2023, khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới chưa thể thoát hẳn “bóng ma” COVID-19. Hoạt động kinh tế vẫn chưa trở về mức trước đại dịch, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, đồng thời có sự khác biệt và phân mảnh ngày càng lớn giữa các khu vực.

Những yếu tố khác có tính chu kỳ hơn, như việc nhiều nước giảm hỗ trợ tài chính trong bối cảnh nợ công tăng cao và bất ổn địa chính trị trên thế giới. Báo cáo mới nhất của tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín Fitch Ratings cho rằng tăng trưởng GDP chung của thế giới sẽ đạt khoảng từ 2,5% – 3%, thấp hơn mức dự báo 3,3% – 3,5% của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Liên minh châu Âu (EU) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 đạt 3,2%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 5/2023. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu thậm chí sẽ không quá 2,1% trong năm nay dù đã điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo hồi quý I/2023. Các nền kinh tế hàng đầu thế giới chỉ đạt mức tăng trưởng GDP 0,7%, trong khi các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi dự kiến tăng trưởng 4% trong năm nay.

Theo số liệu của Hội nghị về Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNTAC) có trụ sở tại Geneva (Thuỵ Sĩ), tổng giao dịch thương mại toàn cầu năm nay cũng giảm khoảng 5% so với mức 32.200 tỷ USD thiết lập năm ngoái, chủ yếu bắt nguồn từ việc nhu cầu tiêu thụ và sản xuất giảm.

Trong năm 2023, kinh tế thế giới cũng tiếp tục chật vật với cuộc chiến chống lạm phát. Các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng đã trải qua đợt tăng giá mạnh, nhất là từ khi nguồn nhập khẩu dầu khí từ Nga đứt gãy. Theo IMF, việc giá năng lượng cao và nguồn cung giảm đóng vai trò lớn vào việc đẩy lạm phát lõi tăng lên ở nhiều nước. Số liệu của chuyên trang tài chính Finance Times cho thấy giá dầu đã tăng khoảng 25% do việc cắt giảm nguồn cung kéo dài từ các thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC ).

Video đang HOT

Giá lương thực cũng ở mức cao và thường xuyên đối mặt với nguy cơ gián đoạn nguồn cung gây khó khăn cho nhiều quốc gia thu nhập thấp và các nền kinh tế đang phát triển. Thực tế này khiến nhiều nước phải oằn mình trước áp lực chống lạm phát và tiến trình phục hồi kinh tế luôn gặp trở ngại.

Tuy nhiên, vẫn có không ít điểm sáng trong bức tranh chủ đạo của kinh tế thế giới 2023. Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới của IMF, lạm phát cơ bản đang trên đà giảm từ mức 9,2% năm 2022 xuống còn 5,9% năm nay và xu thế này sẽ tiếp tục xuống còn khoảng 4,8% năm 2024. Lạm phát lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng vốn đầy biến động, cũng dự kiến giảm xuống 4,5%.

Goldman Sachs Research bày tỏ lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 khi cho rằng kết quả đã vượt quá cả kỳ vọng của hầu hết chuyên gia kinh tế. Tăng trưởng GDP dù chậm nhưng vững chắc, thị trường lao động khởi sắc, chi tiêu toàn cầu bắt đầu tăng sau giai đoạn trì trệ hậu đại dịch COVID-19. Tỷ lệ thất nghiệp tại phần lớn các nền kinh tế hàng đầu đều ở mức thấp hơn khoảng 0,5 điểm phần trăm so với mức trước đại dịch. Đây là những chỉ dấu thuyết phục để giới chuyên gia tin tưởng kinh tế toàn cầu sẽ “hạ cánh mềm” trong năm nay và năm sau.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), kinh tế khu vực châu Á đã cho thấy nhiều tín hiệu tích cực hơn và tăng trưởng của khu vực năm nay dự kiến đạt mức 4,9% (tăng nhẹ so mức dự báo 4,7% hồi tháng 9), chủ yếu nhờ sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc. Trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á, ADB ghi nhận tăng trưởng kinh tế của khu vực gồm 46 nền kinh tế – không bao gồm Nhật Bản, Australia và New Zealand – là nhờ “đòn bẩy” của các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, sự phục hồi của ngành du lịch và nguồn kiều hồi chuyển về tăng mạnh. ADB cũng nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – Trung Quốc – từ mức 4,9% lên 5,2% trong năm nay.

Theo đánh giá, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý III/2023. Các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiêu dùng nội địa trong tháng 9 vừa qua đều đảo chiều tăng mạnh, nhờ chính phủ nước này áp dụng các chính sách khôi phục và phát triển kinh tế thời kỳ hậu đại dịch.

Nhìn lại thế giới 2023: Những điểm sáng trong bức tranh ảm đạm - Hình 2
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Atlanta, Georgia, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Mỹ cũng là một trong những điểm sáng của kinh tế thế giới năm 2023. Từng có thời điểm nền kinh tế đầu tàu đứng bên bờ vực suy thoái khi sự sụp đổ của các siêu ngân hàng như Signature Bank (SB) hay Silicon Valley Bank (SVB) kéo theo một cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng làm choáng váng nền kinh tế. Chưa hết, chính sách tăng lãi suất để triệt để chống lạm phát của Cục Dự trữ liên bang (Fed) đã bóp nghẹt dòng tiền, tạo thêm thách thức cho nền kinh tế, khiến nhiều chuyên gia dự đoán về một cuộc suy thoái có thể xảy ra. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ đã thể hiện sức mạnh cao hơn kỳ vọng.

Không chỉ thoát khỏi vòng xoáy suy thoái, kinh tế Mỹ còn tăng trưởng ổn định trong năm 2023. Chi tiêu tiêu dùng mạnh, đầu tư tăng trưởng ổn định, với sự hỗ trợ hiệu quả của thị trường việc làm vững chắc và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục (khoảng 3,9%) trong nhiều năm. Báo cáo tháng 11 của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy nền kinh tế nước này tăng trưởng cao hơn dự báo trong quý III/2023, đạt mức 5,2%, cao nhất kể từ quý IV/2021. Theo bà Rubeela Farooqi, kinh tế gia trưởng của High Frequency

Economics, xu hướng gia tăng tiêu dùng là yếu tố then chốt giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định trong năm 2023.

Hàng loạt nền kinh tế thị trường mới nổi cũng cho thấy sức bền và khả năng phục hồi mạnh mẽ trước tình hình ảm đạm của kinh tế toàn cầu năm 2023. Theo IMF, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, nhất là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có thể đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 4%.

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều khó khăn, thách thức và đầy biến động, Việt Nam cũng là điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam 3 quý đầu năm đạt 4,2%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 3,0% bình quân toàn cầu (theo dự báo của IMF). Tháng 9/2023, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab đánh giá Việt Nam là điểm sáng của tăng trưởng kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19 nhờ cách tiếp cận toàn diện về quản trị kinh tế vĩ mô, giúp đưa nền kinh tế vượt qua các thách thức của bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay.

Về tổng thể, kinh tế thế giới đã trải qua một năm 2023 đầy biến động và thách thức. Dư âm COVID-19 vẫn còn nặng nề, lạm phát cao, nhiều nền kinh tế lớn đua nhau siết chặt dòng tiền kèm theo hàng loạt bất ổn về địa chính trị ở nhiều điểm nóng… Dù vậy, kinh tế toàn cầu đã tránh được một vòng xoáy suy thoái mới, cùng với đó là những tín hiệu khởi sắc như chi tiêu tiêu dùng tăng, sản xuất phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục đi xuống và lạm phát đang trên đà hạ nhiệt. Đó là cơ sở để tin tưởng và hy vọng kinh tế toàn cầu tươi sáng hơn trong năm 2024.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cầu nối thúc đẩy phục hồi

Trong các ngày 15-16/11, hòn đảo du lịch Bali của Indonesia trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới khi đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) lần thứ 17 với sự tham dự của hàng chục nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ, lãnh đạo tổ chức quốc tế, cùng khoảng 600 đại biểu và hơn 2.100 nhà báo từ trên 410 cơ quan truyền thông quốc tế.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cầu nối thúc đẩy phục hồi - Hình 1
Quốc kỳ các nền kinh tế thành viên dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), theo kế hoạch diễn ra ở Indonesia từ ngày 15-16/11/2022. Ảnh: POS-KUPANG.COM/TTXVN

Để đảm bảo an ninh, Indonesia đã huy động gần 28.000 binh sĩ và cảnh sát được chia làm 3 phòng tuyến. Khoảng 9.700 nhân viên thuộc Cảnh sát Quốc gia được triển khai vòng ngoài tại Bali và 2 tỉnh Đông Java, Tây Nusa Tenggara kế bên. Hai phòng tuyến còn lại gồm 18.030 binh sĩ, cảnh sát và nhân viên thuộc các lực lượng liên quan do Tư lệnh Quân đội quốc gia trực tiếp chỉ huy và điều phối. Nhằm gửi thông điệp về môi trường và chuyển đổi năng lượng, Ban tổ chức cũng sử dụng hơn 6.100 xe điện làm phương tiện di chuyển.

Quy tụ 20 thành viên chiếm tới 80% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 75% kim ngạch thương mại và 60% dân số toàn cầu, cùng 22 khách mời là các quốc gia, tổ chức khu vực và quốc tế lớn, Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali là một trong những sự kiện quốc tế có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là sự kiện quan trọng nhất đánh dấu nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Indonesia với tổng cộng 438 cuộc họp cấp bộ trưởng, quan chức cấp cao, Nhóm công tác và Nhóm cam kết diễn ra dày đặc kể từ ngày 1/12/2021.

Với chủ đề "Cùng nhau phục hồi, Phục hồi mạnh mẽ hơn" của Chủ tịch Indonesia 2022, trong đó tập trung vào 3 chương trình nghị sự chính gồm tăng cường cấu trúc y tế toàn cầu, chuyển đổi kinh tế kỹ thuật số và chuyển đổi năng lượng bền vững, Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 17 đặt mục tiêu ra Tuyên bố của các nhà lãnh đạo, trong đó cam kết tăng cường các nỗ lực hợp tác quốc tế nhằm giải quyết hàng loạt thách thức và khủng hoảng trầm trọng mà cả thế giới đang phải đối mặt.

Trước thềm hội nghị, G20 đã công bố Quỹ Trung gian tài chính (FIF) - được đánh giá là một trong những bước đột phá lịch sử của G20 trong lĩnh vực y tế - với 1,4 tỷ USD được huy động cho tới nay nhằm tài trợ cho công tác chuẩn bị, phòng ngừa và ứng phó với các đại dịch trong tương lai; đồng thời thảo luận các nỗ lực tăng cường khả năng phục hồi hệ thống y tế thế giới, hài hòa hóa các giao thức y tế toàn cầu, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và đa dạng hóa sản xuất vaccine.

Hội nghị cũng tập trung bàn thảo quy định về cơ cấu huy động nguồn lực y tế thiết yếu; tăng cường các biện pháp giám sát dịch tễ, định hướng cho nền tảng hợp tác về nghiên cứu và kiểm soát các mầm bệnh; thiết lập nền tảng chung kết nối các hệ thống chứng nhận tài liệu y tế kỹ thuật số nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động giao thương, đi lại của người dân; mở rộng các trung tâm nghiên cứu và sáng chế toàn cầu nhằm hỗ trợ các nước, nhất là các nước thu nhập trung bình thấp tiếp cận vaccine, các phương pháp chuẩn đoán và điều trị.

Về chuyển đổi kinh tế kỹ thuật số, các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận về các sáng kiến và đề xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế kỹ thuật số từ đó nhanh chóng phục hồi kinh tế trong giai đoạn hậu đại dịch COVID-19; thúc đẩy ứng dụng công nghệ, nhất là tại các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; phát triển kỹ năng và phổ biến kiến thức kỹ thuật số; kết nối các công ty khởi nghiệp và thúc đẩy tài trợ thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm; đẩy nhanh số hóa nhằm đưa lĩnh vực này trở thành động lực tăng trưởng mới.

Về chuyển đổi năng lượng bền vững, nội dung chính sẽ là việc mở rộng khả năng tiếp cận công nghệ và các nguồn năng lượng sạch, thúc đẩy quá trình giảm phát thải khí carbon, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân, sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện hơn với môi trường và thông qua Nguyên tắc chung Bali về thúc đẩy chuyển đổi năng lượng (Compact). Đặc biệt, nước chủ nhà Indonesia và các nước giàu dự kiến công bố quan hệ đối tác năng lượng sạch, giúp quốc gia Đông Nam Á này thu hút hàng tỷ USD tài trợ quốc tế nhằm giảm phụ thuộc vào điện than, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và công bằng. Thỏa thuận này hứa hẹn sẽ là "thành tựu lớn" cho nhiệm kỳ chủ tịch của Indonesia và là "hình mẫu" cho các thành viên G20 cũng như các nhà sản xuất than đá khác đang có kế hoạch chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn như Ấn Độ và Trung Quốc.

Cũng trong khuôn khổ 3 chương trình nghị sự trên, hội nghị sẽ tìm kiếm các cam kết nhằm giải quyết các khiếm khuyết trong các tổ chức tài chính phi ngân hàng; tăng cường lĩnh vực tài chính toàn cầu thông qua giám sát rủi ro, khai thác lợi thế của công nghệ và số hóa; nghiên cứu phát hành tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương nhằm tạo thuận lợi cho thanh toán xuyên biên giới; duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế; hỗ trợ các công cụ chính sách của G20 và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về huy động vốn; xây dựng Chỉ số đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng; và thiết lập cấu trúc cho các cơ sở hạ tầng toàn cầu tương lai.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cầu nối thúc đẩy phục hồi - Hình 2
Biểu tượng Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Jakarta, Indonesia ngày 8/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuy nhiên, diễn ra trong bối cảnh nội bộ các nền kinh tế G20 mâu thuẫn sâu sắc, bị chia rẽ chưa từng thấy và bị phủ bóng bởi hàng loạt cuộc khủng hoảng - từ xung đột Nga - Ukraine đến tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, cùng với lạm phát tăng vọt và biến đổi khí hậu, hội nghị thượng đỉnh tại Bali nhiều khả năng sẽ khó đạt được đồng thuận rộng rãi. Thay vì một thông cáo chung hoặc một tuyên bố chung như thường lệ, hội nghị có thể sẽ kết thúc bằng một bản tóm tắt của chủ tọa, trong đó ghi nhận và liệt kê các nội dung đã được thảo luận. Dù không có trong chương trình nghị sự chính của hội nghị, cuộc xung đột tại Ukraine sẽ chi phối các cuộc thảo luận, có nguy cơ đào sâu thêm chia rẽ, đối đầu và làm chệch hướng khỏi các vấn đề ưu tiên.

Bên cạnh màn "chào sân" của các tân lãnh đạo Anh, Italy, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị cũng được dư luận đặc biệt quan tâm. Đây là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung trực tiếp lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức và ngay sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Với tư cách nước chủ nhà, Indonesia tuyên bố sẵn sàng trở thành cầu nối giữa bất kỳ cường quốc hoặc thành viên nào của G20 trong thời gian diễn ra hội nghị. Jakarta cũng cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cuộc gặp song phương, giúp tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề nóng bỏng hiện nay. Dư luận kỳ vọng rằng, bất chấp các thách thức, hội nghị thượng đỉnh tại Bali có thể trở thành cầu nối để các bên gặp gỡ, đối thoại và lắng nghe những quan điểm của nhau, từ đó thúc đẩy những mục tiêu phục hồi chung.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống NgaGeorgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
00:19:40 22/02/2025
Lầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội MỹLầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội Mỹ
14:37:42 22/02/2025
Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?
23:55:19 20/02/2025
Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳngMỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng
00:17:25 22/02/2025
Mỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với NgaMỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với Nga
10:49:24 21/02/2025
Tỷ phú Elon Musk thách thức ông ZelenskyTỷ phú Elon Musk thách thức ông Zelensky
23:24:25 21/02/2025
Chuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèoChuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèo
10:39:29 21/02/2025
Mỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhânMỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhân
10:56:00 21/02/2025

Tin đang nóng

Chở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạnChở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạn
15:13:07 22/02/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?
13:01:34 22/02/2025
Tài xế lái xe riêng của tỷ phú Lý Gia Thành từ chối 6,5 tỷ vì đã tiết kiệm được 65 tỷ: Ai cũng sốc khi nghe cách để giàuTài xế lái xe riêng của tỷ phú Lý Gia Thành từ chối 6,5 tỷ vì đã tiết kiệm được 65 tỷ: Ai cũng sốc khi nghe cách để giàu
12:22:40 22/02/2025
Ngoại hình gây sốc của 1 Chị Đẹp: Mặt xinh như thiên thần mà nhìn xuống body thì lạ lắm!Ngoại hình gây sốc của 1 Chị Đẹp: Mặt xinh như thiên thần mà nhìn xuống body thì lạ lắm!
12:47:24 22/02/2025
Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?
12:54:00 22/02/2025
Không phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng ngườiKhông phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng người
12:10:11 22/02/2025
Phim Hoa ngữ gây sốc vì có rating cao nhất lịch sử cả nước, nam chính hack tuổi quá đỉnh 20 năm trẻ mãi không giàPhim Hoa ngữ gây sốc vì có rating cao nhất lịch sử cả nước, nam chính hack tuổi quá đỉnh 20 năm trẻ mãi không già
14:43:23 22/02/2025
NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷNSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ
16:00:08 22/02/2025

Tin mới nhất

Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

16:28:48 22/02/2025
Starlink cung cấp kết nối internet quan trọng cho Ukraine và được coi là công cụ thiết yếu đối với quân đội nước này đặc biệt là trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga đang leo thang căng thẳng.
Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga

Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga

16:09:23 22/02/2025
Bình luận về xung đột Ukraine, Bộ trưởng Elon Musk cho rằng "vô số cái chết trong chiến hào là điều sai trái và bất cứ ai tiếp tục thúc đẩy điều này đều là người thiếu sự thấu cảm và trí óc".
3 sinh viên tử vong thương tâm trong vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng

3 sinh viên tử vong thương tâm trong vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng

15:44:12 22/02/2025
Mặc dù các nhân chứng suy đoán rằng việc lái xe quá tốc độ có thể là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn, nhưng lý do chính xác vẫn chưa được xác nhận.
Giới khoa học trấn an về thông tin chủng virus corona mới có thể xâm nhập tế bào người

Giới khoa học trấn an về thông tin chủng virus corona mới có thể xâm nhập tế bào người

15:10:32 22/02/2025
Điều này làm dấy lên mối lo ngại rằng chủng virus nói trên có thể lây lan sang con người trong tương lai, mặc dù ở thời điểm hiện tại khả năng lây lan hiện tại của virus này chưa cao như SARS-CoV-2.
Lý giải việc người Ireland sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn

Lý giải việc người Ireland sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn

15:07:50 22/02/2025
Dân số Ireland đã tăng 14,8% kể từ năm 2015, trong đó nhóm trên 65 tuổi tăng tới 36,5%. Điều này đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống y tế trong tương lai khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng.
Tòa án Mỹ cho phép chính quyền Tổng thống Donald Trump giải thể USAID

Tòa án Mỹ cho phép chính quyền Tổng thống Donald Trump giải thể USAID

15:06:15 22/02/2025
Đây là trường hợp mới nhất tòa phải quyết định liệu có chặn các kế hoạch của chính quyền Tổng thống Trump giảm số lượng nhân viên liên bang hay không, nhất là nhân viên những cơ quan mà chính quyền ông Trump dự định dẹp bỏ.
Kyrgyzstan và Tajikistan ký kết văn kiện phân định biên giới

Kyrgyzstan và Tajikistan ký kết văn kiện phân định biên giới

14:43:31 22/02/2025
Phát biểu với báo chí, quan chức Kyrgyzstan nói: Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về phân định biên giới giữa Cộng hòa Kyrgyzstan và Tajikistan đã diễn ra. Đại diện phía Kyrgyzstan là ông Tashiev trong khi đại diện cho Tajikistan là ông Yatim...
Tổng thống Trump bình luận việc đến Nga dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng

Tổng thống Trump bình luận việc đến Nga dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng

14:11:40 22/02/2025
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cũng đã phủ nhận kế hoạch tổ chức cuộc họp giữa Tổng thống nước này, ông Putin với người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Nga như những đồn đoán trong thời gian qua.
Liban kêu gọi Mỹ hỗ trợ quân đội và yêu cầu Israel hoàn tất rút quân

Liban kêu gọi Mỹ hỗ trợ quân đội và yêu cầu Israel hoàn tất rút quân

13:52:27 22/02/2025
Ông Issa cũng bày tỏ tin tưởng rằng hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Liban sẽ được tiếp tục, bao gồm các khóa huấn luyện quốc phòng bổ sung và các trang thiết bị từ Mỹ và các đồng minh khu vực như Jordan.
Ba Lan đề nghị Kiev hợp tác với Tổng thống Mỹ

Ba Lan đề nghị Kiev hợp tác với Tổng thống Mỹ

11:22:25 22/02/2025
Nghị sĩ Stanislav Balabanov của đảng ITN trong liên minh cầm quyền ở Bulgaria giải thích: Mục đích của tuyên bố là để trấn an người dân Bulgaria và nhấn mạnh rằng sẽ không có một binh lính Bulgaria nào được đưa đến Ukraine .
Lật thuyền chạy trốn phiến quân ở Congo, 22 người thiệt mạng

Lật thuyền chạy trốn phiến quân ở Congo, 22 người thiệt mạng

11:21:01 22/02/2025
Theo các chuyên gia của Liên hợp quốc, lực lượng phiến quân này được khoảng 4.000 quân từ nước láng giềng Rwanda hỗ trợ và thỉnh thoảng tuyên bố sẽ hành quân đến tận thủ đô Kinshasa của Congo, cách đó hơn 1.600 km.
Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và tinh thần đoàn kết quốc tế

Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và tinh thần đoàn kết quốc tế

07:32:53 22/02/2025
Hầu hết đại diện các nước phát biểu đề cao luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, coi đó là nền tảng vững chắc để duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và xây dựng một hệ thống đa phương vững mạnh, có khả năng ứng phó hiệu quả với các vấn đề...

Có thể bạn quan tâm

Đây là lý do nên xem tuổi khi sửa nhà và các tuổi đẹp sửa nhà năm 2025

Đây là lý do nên xem tuổi khi sửa nhà và các tuổi đẹp sửa nhà năm 2025

Trắc nghiệm

17:51:41 22/02/2025
Theo quan niệm phong thủy, việc xem tuổi khi sửa nhà sẽ giúp gia chủ chọn được ngày giờ tốt, phù hợp với mệnh của mình, giúp tăng cường năng lượng tích cực cho ngôi nhà và gia đình.
Ăn đậu nành có tốt cho trẻ em không?

Ăn đậu nành có tốt cho trẻ em không?

Sức khỏe

17:43:34 22/02/2025
Để tìm hiểu thêm, nhóm nghiên cứu gần đây đã bắt đầu một thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra tác động của thực phẩm từ đậu nành đối với khả năng tư duy, hormone sinh dục, sức khỏe trao đổi chất và sức khỏe đường ruột.
Chưa bao giờ Trường Giang lại như thế này

Chưa bao giờ Trường Giang lại như thế này

Sao việt

17:29:57 22/02/2025
Theo đó, ông xã Nhã Phương đã tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để một mình duy trì tập luyện nhằm cải thiện sức khoẻ và hỗ trợ quá trình giảm cân.
"20 con tôm, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa", không nhầm đâu, đó là một bữa của Ánh Viên

"20 con tôm, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa", không nhầm đâu, đó là một bữa của Ánh Viên

Sao thể thao

17:29:31 22/02/2025
Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên mặc dù đã giải nghệ nhưng những gì nữ VĐV làm được cho thể thao Việt Nam luôn được nhắc đến.
Cô gái đấu vật với trai làng kiếm hơn 50 triệu đồng

Cô gái đấu vật với trai làng kiếm hơn 50 triệu đồng

Netizen

17:24:32 22/02/2025
Nữ vận động viên Nguyễn Anh Thơ (sinh năm 2002) gây sốt trên mạng xã hội khi tham gia các lễ hội đầu năm mới để đấu vật với... trai làng.
Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương

Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương

Pháp luật

17:10:22 22/02/2025
Chiều 22/2, Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã xác định được đối tượng sát hại 2 mẹ con trong một ngôi nhà tại khu phố An Hòa, phường Hòa Lợi, TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Người dân đua nhau đi 'bắt muỗi, đổi tiền'

Người dân đua nhau đi 'bắt muỗi, đổi tiền'

Lạ vui

17:08:50 22/02/2025
Chính quyền phường Addition Hills ở trung tâm thủ đô Manila quyết định trao thưởng tiền mặt cho những người dân bắt muỗi như một cách phòng chống dịch sốt xuất huyết đang lan tràn trong thời gian gần đây.
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc

Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc

Sao châu á

16:06:06 22/02/2025
Giữa nghi vấn chia tay, Quan Hiểu Đồng và Lộc Hàm để lộ nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ tình cảm của họ gặp trục trặc.
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tin nổi bật

15:57:48 22/02/2025
Nhiều bệnh nhân chấn thương nặng trong vụ tai nạn xe giường nằm tông ô tô đầu kéo được chuyển về Hà Nội tiếp tục điều trị
Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh

Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh

Hậu trường phim

15:45:44 22/02/2025
Sau khi mắc bạo bệnh, NSND Công Lý chỉ có thể tham gia những vai diễn nhỏ trên truyền hình, tuy nhiên, diễn xuất của anh vẫn được khán giả đánh giá cao và yêu mến.