Nhìn lại phản ứng trước bệnh dịch Ebola của Mỹ
Hệ thống phòng ngừa và kiểm soát các loại dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao của Mỹ luôn được coi là tối tân và hoàn chỉnh nhất.
Ông Ron Klain – “tư lệnh” chống Ebola – trong cuộc họp với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng – Ảnh: Reuters
Vậy tại sao chính quyền của Tổng thống Barack Obama lại lúng túng trong việc ứng phó với dịch Ebola?
Tổng thống Obama đã thể hiện rất rõ ông không quan tâm đến các vấn đề toàn cầu và chỉ mong rút khỏi các cam kết. Vì vậy, Ebola có thể là một trong những vấn đề ở vị trí áp chót trong danh sách các vấn đề cần quan tâm của ông, ít nhất ban đầu là như vậy.
Cũng theo các nhà phê bình, khi ông Obama buộc phải xắn tay giải quyết các vấn đề ngoài phạm vi quan tâm thì thường ông sẽ chọn cách đầy may rủi là hi vọng vấn đề sẽ… tự lùi xa.
Đánh giá sai các vấn đề
Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ chính ông Obama ban đầu đã không coi đe dọa chiếm đóng Iraq và Syria của 30.000 chiến binh Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) là nghiêm trọng.
Cách ông xử lý dịch bệnh Ebola cũng tương tự. Ebola vẫn đang leo thang cùng lúc cuộc bầu cử giữa kỳ đang đến gần vào tuần đầu tháng 11 với nguy cơ Đảng Dân chủ có thể sẽ mất quyền kiểm soát thượng viện đã khiến tổng thống vô cùng mệt mỏi.
Nhiều người cho rằng ông Obama có vẻ tin rằng khả năng diễn thuyết của ông đủ để giúp chế ngự hầu hết cuộc khủng hoảng, cứ như thể những lời ông nói ra có sức mạnh ngàn tấn.
Tuy nhiên, các nhà phê bình đã chỉ rõ rằng tổng thống không còn khả năng đó nữa bởi chính quyền của ông đang phải đối mặt với hết vấn đề này đến vấn đề kia.
Ở phương diện đối ngoại, ông Obama tuyên bố Mỹ duy trì chính sách “ngoại giao mềm” trong giải quyết khủng hoảng.
Bí quyết của phương pháp này là “lãnh đạo từ phía sau”, thật ra chính là gây áp lực hoặc thuyết phục các nước khác hoặc các tổ chức quốc tế đi đầu trong ứng phó khủng hoảng và Mỹ chỉ tham gia với tư cách đối tác.
Một ví dụ rõ nét chính là cuộc chiến ở Iraq và Syria. Ông Obama từ chối không gửi lính đánh bộ tham gia mà yêu cầu các nước khác trong khu vực phải làm việc này.
Khi dịch bệnh Ebola bùng phát, chính quyền Mỹ đã cố gắng phối hợp với các nước châu Phi, Tổ chức Y tế thế giới và các quốc gia khác cùng giải quyết đại dịch.
Các nhà phê bình cho rằng chính việc này đã khiến công tác ứng phó bị chậm lại bởi các đối tác khác cứ chờ Mỹ ra tay trước.
Video đang HOT
Thiếu cơ quan điều phối
Ngay tại Mỹ, khi Ebola trở thành chủ đề hằng ngày trên truyền thông, lập tức Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) tuyên bố đã hoàn thiện quy trình hướng dẫn cho các bệnh viện, tập huấn cho các nhân viên y tế trên toàn quốc và các thiết bị y tế cần thiết đều đã sẵn sàng.
Thật ra không có việc nào trong tuyên bố đó đã được thực hiện đúng như vậy.
Hoàn toàn không có công tác giám sát quản lý cũng như bộ máy điều phối hoạt động ứng phó dịch bệnh trên toàn quốc. Cả Bộ Y tế và dịch vụ dân sinh (DHHS) cùng với CDC đều có sứ mệnh là điều phối các hoạt động ứng phó y tế như trường hợp Ebola.
Tuy nhiên các nhà phê bình đã chỉ ra khi khủng khoảng xảy ra, không ai nhìn thấy vai trò của cả hai cơ quan này. Nhiều người dân băn khoăn tự hỏi các cơ quan này hiện đang làm gì!
Một số người cho rằng phản ứng chậm chạp lần này trước Ebola là do chính quyền Obama đã tái cơ cấu CDC theo hướng xử lý các vấn đề xã hội nhiều hơn, xa rời khỏi sứ mệnh truyền thống của cơ quan này là kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.
Đây cũng là một phần trong kế hoạch cải tổ hệ thống y tế quốc gia của ông Obama. Dưới thời chính quyền tổng thống Bush, giám đốc CDC đã mất sáu năm cơ cấu lại cơ quan này để tăng cường khả năng ứng phó khủng hoảng.
Đến thời Tổng thống Obama, giám đốc mới của CDC được lệnh phải tập trung giải quyết các vấn đề như người dân dùng đồ ăn nhanh và các thức uống có gas, giảm tỉ lệ người hút thuốc lá và uống rượu.
CDC đã phải điều chuyển nguồn ngân sách vốn dành để nghiên cứu văcxin/điều trị Ebola sang cho các vấn đề sức khỏe nhẹ nhàng hơn này.
Giờ chính quyền lý giải cho sự yếu kém trong hoạt động ứng phó với Ebola là do ngân sách hoạt động bị cắt giảm khiến CDC không có đủ tài chính để ứng phó với khủng hoảng, nhưng các nhà phê bình đã chỉ ra rằng không ai khác mà chính chính phủ đã ra lệnh cắt giảm.
Điểm cuối cùng giải thích về phản ứng chậm chạp của chính quyền Mỹ khi xảy ra Ebola là phần đông người dân Mỹ tin rằng với tất cả mọi vấn đề, ông Obama luôn xử lý theo cách làm chính trị. Ông dựa vào điều tra thăm dò dư luận và cân nhắc chính trị để xác định việc ứng phó với vấn đề gặp phải.
Có lẽ dư luận sẽ nương nhẹ hơn cho sự ứng phó chậm trễ, lúng túng và gây mất nhiều công sức của chính phủ nếu trước đó các vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại đã được thực hiện tốt.
Còn các nhà phê bình cho rằng với cách xử lý chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ từ trước đến giờ, Ebola chỉ góp thêm vào danh sách các hoạt động kém năng lực ngày càng kéo dài của chính phủ.
Chỉ 40% người dân Mỹ cho rằng ông Obama đang thực hiện tốt chức trách của người đứng đầu nước Mỹ!
Chọn người điều phối không phù hợp
Cách ông Obama giải quyết vấn đề điều phối là bổ nhiệm một vị trí chịu trách nhiệm quản lý khủng hoảng Ebola. Thay bằng việc chọn ra một người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý dịch bệnh hoặc thảm họa, hay thậm chí là một quan chức quân sự kỳ cựu, Tổng thống Obama lại chọn một chính trị gia không hề có chút kinh nghiệm trong bất kỳ mảng nào nói trên.
Hôm 17-10, ông Obama bổ nhiệm ông Ron Klain, một cựu quan chức Nhà Trắng, giữ chức điều phối viên phụ trách công tác ngăn chặn dịch Ebola bùng phát tại Mỹ.
Ông Ron Klain có nhiệm vụ trực tiếp thông báo diễn biến dịch bệnh cho cố vấn an ninh nội địa Lisa Monaco và cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice.
Theo các nhà phê bình nhận định, dường như Tổng thống Obama tin rằng Ebola chỉ đơn thuần là vấn đề truyền thông/quan hệ công chúng chứ không phải là một thảm họa quản lý khủng hoảng.
Tiến sĩ TERRY F. BUSS – Viện sĩ Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ
Theo Tuổi Trẻ
Chính phủ Mỹ lúng túng đối phó Ebola: Cách ly hay chấp nhận mạo hiểm?
Nhà chức trách Mỹ đang tỏ ra hết sức lúng túng và thiếu đồng bộ khi thực hiện việc giám sát và cách ly người có khả năng mang virút Ebola từ Tây Phi vào nước này.
Bác sĩ Kent Brantly (trái - người đã khỏi bệnh Ebola) được Tổng thống Barack Obama (phải) tiếp đón tại Nhà Trắng trong buổi họp báo của tổng thống nói về phản ứng của chính quyền chống dịch Ebola ngày 29-10 - Ảnh: Reuters
Theo kênh NBC, nữ y tá Kaci Hickox, 33 tuổi, vừa lên tiếng đe dọa sẽ kiện chính quyền bang Maine nếu không rút lệnh cách ly cô trước sáng nay 31-10 (giờ Việt Nam). "Chính sách này không chính đáng cả về khoa học và pháp luật. Tôi sẽ không chấp nhận bị các chính trị gia bắt nạt và phải ngồi nhà - cô Hickox tuyên bố - Nếu bang Maine không hủy bỏ lệnh cách ly, tôi sẽ đòi sự tự do trước tòa".
Cô Hickox trở về Mỹ từ Sierra Leone hôm 24-10 và ngay khi đặt chân xuống sân bay Newark ở New Jersey đã lập tức bị nhà chức trách cách ly hoàn toàn trong một chiếc lều. Ba ngày sau, Thống đốc New Jersey Chris Christie ra lệnh đưa Hickox trở về nhà ở thành phố Fort Kent tại Maine. Chính quyền bang Maine buộc cô phải cách ly trong nhà cho tới ngày 10-11.
Thống đốc Maine, ông Paul LePage, tuyên bố sẽ xin trát tòa để buộc cô Hickox phải tuân thủ lệnh cách ly. "Chúng tôi tôn trọng quyền tự do của mỗi cá nhân nhưng phải bảo vệ sức khỏe của 1,3 triệu cư dân Maine và du khách đến đây" - ông LePage nhấn mạnh.
Mỗi nơi một kiểu
Các bộ cũng mâu thuẫn
Mới đây, Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel ra lệnh cách ly 21 ngày mọi binh sĩ trở về từ Tây Phi. Trong thời gian qua, Bộ Quốc phòng Mỹ triển khai 1.104 binh sĩ tới Tây Phi chống dịch Ebola, bao gồm 983 người ở Liberia. Ông Hagel tiết lộ gia đình các binh sĩ đã đề nghị Lầu Năm Góc áp dụng biện pháp "cẩn trọng" này.
Ngược lại, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố không có kế hoạch cách ly các quan chức và nhân viên ngoại giao công du Tây Phi.
Theo báo Washington Post, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng chỉ trích các chính trị gia đang hô hào cách ly cưỡng ép và cấm đi lại vì Ebola.
"Tôi rất thất vọng khi chứng kiến những chính sách lệch lạc, thiếu tầm nhìn lãnh đạo và đi sai đường" - ông Obama bức xúc. Ông mô tả các nhân viên y tế tình nguyện đến Tây Phi chữa trị cho bệnh nhân Ebola là "anh hùng" và phải được tôn trọng.
Ông Obama cũng nhấn mạnh các hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) là "hợp lý, có cơ sở khoa học". CDC kêu gọi nhà chức trách "chủ động giám sát" người bị nghi nhiễm Ebola trong 21 ngày thay vì cách ly cưỡng bức.
Trong thời gian này, họ cần hạn chế đến những nơi công cộng. Từ Maine, nữ y tá Hickox cho biết cô thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và cặp nhiệt độ hai lần mỗi ngày theo đúng chỉ dẫn của CDC.
Nhưng chính quyền các bang ở Mỹ dường như không để ý đến lời kêu gọi của lãnh đạo. Sau New York, New Jersey và Maine, hôm qua Cơ quan Y tế bang California (CDPH) ra lệnh cách ly 21 ngày bất kỳ ai từng tiếp xúc với bệnh nhân Ebola. Giám đốc CDPH Ron Chapman khẳng định nhà chức trách phải bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân.
AFP dẫn lời chuyên gia Stephen Morrison thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế chỉ trích chính quyền các bang cuống cuồng thiết lập quy định cách ly mà không nghiên cứu rõ ràng các điều kiện cụ thể.
Ngược lại, các bang như Virginia và Maryland chỉ theo dõi sức khỏe các nhân viên y tế và cách ly những người tiếp xúc với bệnh nhân Ebola mà không mặc đồ bảo hộ. Minnesota cấm người bị theo dõi đi phương tiện giao thông công cộng trong các chuyến đi kéo dài hơn ba giờ.
Nguy cơ từ cách ly
Các chuyên gia y tế Mỹ cho rằng bang New Jersey và Maine áp dụng quy định cách ly ngặt nghèo vì mục tiêu chính trị chứ không xuất phát từ nguyên nhân y tế. Bởi Ebola không phải là bệnh dễ lây và người chưa phát triệu chứng bệnh hoàn toàn không đe dọa sức khỏe người khác.
AFP dẫn lời giáo sư - bác sĩ Howard Markel thuộc Trung tâm Lịch sử y học ĐH Michigan cảnh báo lệnh cách ly cưỡng ép mà một số bang áp đặt có thể phản tác dụng.
"Nếu cứ cách ly cưỡng bức, nhiều người từng đến Tây Phi sẽ không chịu khai thật về việc có từng tiếp xúc với bệnh nhân Ebola hay không, bởi họ không muốn bị giam lỏng" - ông Markel lo ngại.
"Và bất kỳ nhân viên y tế nào chứng kiến cảnh y tá Hickox bị cách ly trong một chiếc lều nhựa, không có nhà vệ sinh, máy nước nóng hay tivi thì họ sẽ ngại, không muốn đến Tây Phi chống dịch" - giáo sư Markel nhấn mạnh. Ông cho rằng các nhân viên y tế chuyên nghiệp đều hiểu rõ cách tự theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân.
Cùng với phản ứng quá mạnh của chính quyền các bang, hội chứng sợ Ebola vẫn đang lan rộng tại Mỹ. Tạp chí Time cho biết Ebola đang kích động làn sóng bài Phi ở nhiều nơi, đặc biệt là thành phố New York.
Mới đây hai học sinh người Senegal ở khu Bronx bị bạn bè gọi là Ebola và đánh đập tàn nhẫn. Nhiều người gốc Liberia ở khu Staten Island bị buộc nghỉ việc. Hàng loạt tài xế da đen ở New York than thở họ bị hành khách tẩy chay.
Các chuyên gia y tế bình luận phản ứng của người dân Mỹ đối với Ebola cũng giống như những gì đã xảy ra khi đại dịch HIV/AIDS xuất hiện hồi đầu thập niên 1980. Khi đó, rất nhiều người Mỹ không dám đến gần bất kỳ ai bị nghi nhiễm HIV mà không cần biết bệnh có dễ lây hay không.
Theo Tuổi Trẻ
WHO tuyên bố Nigeria chính thức thoát khỏi dịch Ebola Ngày 20/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Nigeria, quốc gia nằm ở tâm vùng dịch Ebola tại Tây Phi, chính thức thoát khỏi dịch bệnh nguy hiểm này sau 42 ngày không phát hiện trường hợp nhiễm mới. Đây được coi là thông tin tích cực nhất trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang hết sức lo ngại...