Nhìn lại mình đi, rồi hay chê người khác
Trong xã hội này, đừng bao giờ tự hào mình “Là số một, là nhất, là tất cả”… Mà nói thế thôi chứ ngày ngày đi làm, đi học, đi chơi đâu đâu cũng thấy “Ma cũ thì bắt nạt ma mới”, “chó chê mèo lắm lông”, “công lại khoe đuôi dài hơn gà”… Ôi thôi, tóm lại ai ai trong chúng ta cũng đang mắc và gặp phải cả. Và tôi cũng vậy.
Không biết ý kiến của mọi người thế nào chứ riêng bản thân tôi thì sau vài năm lặn lội ở bên Tây, tôi ngỡ ra được nhiều điều lắm. Đặc biệt là tình trạng như tôi vừa nói trên “chó chê mèo lắm lông”… Thôi thì điểm qua vài trường hợp phổ biến nhất mà tôi từng gặp phải khi ở Việt mình như kiểu:
Ở trường học, tôi dám khẳng định sự phân biệt ở trong môi trường này quá cao, từ phân biệt giàu – nghèo, giỏi – dốt, đẹp – xấu, xe máy – xe đạp, thậm chí là túi xách thời trang và cặp sách đúng nghĩa nữa…
Ở cái thời tôi đi học, cứ đứa nào xinh xinh, đẹp trai, dễ thương một chút là y như rằng “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” còn đứa nào “xấu xấu bẩn bẩn” thì cứ xác định là “thảm hại” đến mức nào rồi đó… Thực ra nói thảm hại thì cũng hơi quá nhưng các bạn cứ nhìn xung quanh xem xem ai mà có ngoại hình tệ một chút thì đến lớp:
1. Không ai chú ý, nói chuyện và tất nhiên thư tình (đối với con gái) còn lâu mới có, tin nhắn tán tỉnh thì cứ phải nói đợi đến mùa tu hú kêu. Còn con trai thì khỏi phải hỏi, tất nhiên là không “ma nữ” nào nhìn rồi.
2. Bị trêu chọc, lấy làm trò đùa hoặc là trò dở hơi nào đấy của lũ bạn.
Tôi là tôi chúa ghét mấy cái trường hợp “trọng sắc hám tài” lắm, ừ thì cho là ai chẳng thích trai đẹp, gái dễ thương, nhưng hãy nhớ cho rằng “chúng tôi không xấu, thì làm sao bạn đẹp được. Ông trời đã sắp đặt rồi, chẳng qua bạn được ưu ái hơn thôi”. Rồi lần này lượt nọ, tôi cảm thấy buồn thay cho một số trai xinh gái đẹp luôn tỏ ra kiêu căng, xem mình là hot girl rồi tự phong cho cái quyền “được toả nắng”, đi đến trường thì chỉ để cho mọi người khen, ra đường thì chỉ chờ cho ai trầm trồ, ngợi ca. Bạn chỉ đẹp khi bạn có một ngoại hình ưa nhìn sẵn có và cách cư xử đúng mực mà thôi, còn bạn cho rằng mình đẹp mà đi chê, “hai mắt để trên ngọn cây” thì cũng chỉ đáng vứt đi.
Tạm gác cái trường hợp đó lại, lớn hơn một chút, tôi bước vào đại học và cũng chứng kiến vô vàn cái cảnh chê bai, khinh bỉ. Với tư cách là người đứng ngoài cuộc tôi cũng đã đủ bức xúc chứ đừng nói người trong cuộc.
Lên đại học, những cậu ấm, cô chiêu ở phố lớn cứ tưởng mình là công tử, tiểu thư nên họ bước vào giảng đường đại học với tư thế “ngẩng cao đầu nhìn mây xanh” mà rồi không biết sau vài năm đại học “ngoảnh xuống chân vấp cục đá ngã bầm môi”.
Hay đại loại ở Việt Nam đang có tình trạng sinh viên trường top thì chê sinh viên trường tỉnh, dân lập. Theo tôi nghĩ, “Học trường gì không quan trọng, cái cốt yếu là bạn học được gì ở trường đó mà thôi”. Chứ tôi thấy nhiều bạn học trường top ra cuối cùng đi làm cũng bị đuổi do không làm được việc hoặc thiếu kinh nghiệm. Cũng vì thế mà nhiều em sinh viên ở trường có đầu vào thấp hơn đang rất tự ti và họ ngại ngùng khi tôi hỏi em học trường gì hay ngành gì? Em được bao nhiêu điểm?
Video đang HOT
Còn nực cười hơn có những “thanh niên manh động” chê những anh chàng mọt sách kiểu như “Như thế này mà chưa có người yêu à? Nhìn anh mày đây này, dăm 3 “gấu” rồi đấy”.
Hay chẳng hạn như “Sao nhìn thằng kia khờ khờ kiểu gì ấy nhỉ?” “Không biết con này ăn gì mà mập như heo thế không biết” “Thằng này đúng là ngu, học chừng này lớp cũng không giải được một bài toán” “Cái này dễ thế này mà mày không biết làm á?”…
Đừng bao giờ ngạc nhiên rằng người ta không được như thế, không làm được cái này, cái nọ, cái kia. Đừng bao giờ nhìn một người bằng vẻ bề ngoài, thậm chí bạn chơi cả đời với người đó cũng chưa hiểu hết con người của họ. Cũng đừng bao giờ đặt mình ở một tượng đài cao vút nào đó rồi nhìn xuống người khác bằng ánh mắt thương hại, hay khinh bỉ, hãy đứng ngang hàng với họ để nhìn nhận, trò chuyện, làm việc…
Có những việc bạn làm được mà người ta không làm được. Nhưng chắc chắn sẽ có những việc người ta làm rất đơn giản còn bạn thì không tài nào làm được. Cũng giống như phần lớn thanh niên hiện nay, họ xem đá bóng là chuyện dĩ nhiên, nên những người khác không biết chơi bóng thì cười chê ghê gớm lắm. Nhưng họ đâu biết rằng, họ biết đá bóng thì người ta lại biết chơi tennis, bơi lội và có thể họ sẽ không biết điều đó… Nên đừng bao giờ “cười khẩy” ai và cho rằng họ thấp hèn, yếu kém hơn.
Có một câu nói mà tôi khá yêu thích: “Đừng bao giờ chê cười một anh chàng mọt sách, bởi rất có thể sau này bạn sẽ làm việc cùng và cần nhờ vả đến họ.”
Thật sai lầm nếu bạn chỉ đứng một chỗ và phán xét, chê cười. Rồi sau này khi bạn lớn lên, cuộc đời sẽ cho bạn thấy thì ra mình đã sai lầm đến mức nào khi đã vội vàng chê cười họ.
Cái này thì không sai chút nào, vì ngày xưa tôi có một cô bạn. Khi học ở phổ thông vì sở hữu ngoại hình kém ưa nhìn nên suốt ngày đi học là những chuỗi ngày chán nản, đôi lúc cô bật khóc lên và hét lên với đời rằng: “Tại sao ông trời lại cho con xấu xí như thế này”… Tôi hiểu cảm giác cho cô ấy. Và lúc đó cô ấy không những xấu mà lại học dốt môn Toán nên đời cứ trù dập mà lòng người thì xô đẩy… Nhưng rồi mọi thứ đã khác khi sự quyết tâm và nghị lực phi thường bắt đầu trỗi dậy, và mọi thứ đã đổi thay, cô ấy giờ là sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc của một trường top ở Hà Nội trong lần tốt nghiệp Đại học 2014 vừa rồi. Tất nhiên rồi, những con người ngày xưa đã trêu chọc, khinh bỉ, chê bai giờ phải “lác mắt” mà khâm phục đến ghen tị.
Và rồi khi ta lớn lên, ra đời bay nhảy đi kiếm tương lai cho mình thì ta càng gặp những tình huống như vậy nhưng ta sẽ cho họ thấy được khi chê bai người khác mà không nhìn lại mình đang có những gì thì hậu quả sẽ ra sao, thậm chí họ sẽ xấu hổ khi gặp lại ta trong một ngày không xa ấy.
“Nếu có chê bai ai thì hãy xem mình có gì, làm được gì. Chứ đừng chê trong khi mình không ra gì, thì thật đáng hổ thẹn với lương tâm”
Cười vội người ta hôm trước rồi hôm sau lại họ lại cười chính bản thân mình thôi, tốt nhất nếu mình không tốt đẹp gì thì đừng nên tự cao, tự kiêu. Bất kể ai cũng tự biến mình thành kẻ đáng gờm nếu có một động lực nào đấy, rất có thể khi chê bai người khác, vô tình bạn tạo cho họ một nguồn động lực thôi thúc họ “trả thù” bạn, hoặc sẽ “vượt mặt” cho bạn phải khâm phục…
Bài viết không bao hàm tất cả mọi đối tượng, vì đời luôn tồn tại hai mặt nên tôi không thể nào nói đúng và hết cho mọi trường hơp. Nếu ai thích một bài viết đầy câu chữ hoa mĩ thì không nên tìm ở blog của tôi. Hầu hết ở bài viết của tôi chỉ là những câu chữ dung dị, hết sức đời thường, thậm chí đến mức thô lỗ.
Theo VNE
Đêm tân hôn, chồng vừa động vào là vợ cười rũ rượi
Khi chị H.T cố gắng nhịn cười, xua chồng ra thì anh lại ngỡ rằng vợ đùa với mình để cả hai có màn "dạo đầu" cuồng nhiệt.
Đêm tân hôn thường là đêm thiêng liêng nhất với rất nhiều cặp vợ chồng. Nhưng cũng có nhiều cặp đôi khi nhớ về đêm tân hôn lại cười đến sái cả quai hàm.
Chồng đụng vào người vợ cười rũ rượi
Mở đầu câu chuyện bi hài của mình, chị H.T (Đống Đa - Hà Nội) bộc bạch rằng vốn dĩ chị là một người có "máu nhột" bẩm sinh. Hễ ai đụng vào người chị thì dù chỉ là lướt qua thôi cũng khiến chị rùng mình và co rúm người lại. Chị cho biết, ngày chị và chồng hiện tại còn đang trong giai đoạn tìm hiểu, quan niệm về tình dục trước hôn nhân vẫn khá khắt khe. Do đó, khi hẹn hò, hai anh chị ngoài việc hôn má và cầm nắm tay thì "vượt rào" là chuyện "không tưởng". Mọi sự dâng hiến đều phải "để dành cho đêm tân hôn". Cũng chính vì thế nên dẫu rất hiểu sự nhạy cảm của cơ thể mình nhưng chị H.T không thể tránh khỏi đêm tân hôn chật vật chỉ vì khi anh cứ đụng đến người là chị lại cười rũ rượi.
Đỏ mặt kể lại đêm tân hôn từ hơn mười năm trước, chị H.T thủ thỉ cho biết: "Trước đó hai đứa yêu nhau, hẹn hò rất đứng đắn, không dám làm gì vượt quá giới hạn. Vì thế cho nên mình cũng không để tâm đến việc cái máu nhột bẩm sinh sau này trở thành sự cố điêu đứng thế. Đêm tân hôn, sau khi chờ mình bước ra khỏi phòng tắm, anh ấy tắt đèn và tự &'thanh lý' quần áo trên người, và toan &'vào cuộc'. Ai đời khi mình cũng vừa dẹp được hết thẹn thùng, hồi hộp thì... sự đụng chạm, mơn chớn của chồng khiến mình nhột vô cùng tận. Và không kiềm được, mình cứ thế cười ré lên rồi co rúm người lại, tay mình huơ búa xua để gạt anh ấy ra".
Thế nhưng khi chị H.T cố gắng nhịn cười, xua chồng ra thì anh lại ngỡ rằng vợ đùa với mình để cả hai có màn "dạo đầu" cuồng nhiệt. "Có lẽ đang trong lúc đang cao trào, thấy tôi càng tránh thì anh ấy càng lấn tới. Cảm giác bị nhột một khi đã để ý thì chỉ cần chạm nhẹ là đã co quắp cả người. Bởi thế anh ấy chạm vào tôi thì tôi lại càng cười và vùng ra. Cứ thế, mất gần cả tiếng đồng hồ hai vợ chồng như chơi trò rượt đuổi trong phòng. Tôi cười nhiều quá đến rũ cả người, còn anh ấy cũng mệt không kém vì bị vợ cho chơi trò &'mèo vờn chuột'" - chị H.T bật cười khi kể lại.
Chị H.T cho hay, mãi tới khi không còn sức để né, chị vừa lấy chăn trùm kín người, vừa ló mặt ra nói với chồng rằng "Em nhột, em nhột lắm..." thì chồng chị mới vỡ lẽ. "Nhìn vẻ mặt của anh ấy nghệt ra khi nghe mình nói, thật không nhịn được cười. Về sau hai vợ chồng phải áp dụng chiến thuật cách ly bằng một lớp chăn lên người mình để anh ấy không vuốt ve, mơn trớn... Đêm tân hôn của hai vợ chồng bị cấm không được dùng tay... Về sau không hiểu anh ấy đọc tài liệu gì mà, mỗi khi hai vợ chồng gần gũi anh ấy biết cách thuần hóa những cơn nhột của tôi" - chị H.T vẻ ngượng ngùng, nói.
Với nhiều cặp vợ chồng khi nhớ về đêm tân hôn là họ lại cười đến sái cả quai hàm...
"Thế thôi ư? Xong thật á?"
Với kiểu tính cách hài hước, chị D. (Thanh Xuân - Hà Nội) cũng khiến người nghe cười sái quai hàm khi nghe chị kể lại câu chuyện đêm tân hôn của mình. Theo lời chị D. kể, chồng chị vốn dĩ là anh chàng mọt sách. "Nụ hôn đầu tiên, hôn như thế nào là do mình dạy cho anh ấy. Suốt mấy năm yêu nhau, khi nào muốn hôn thì mình là người chủ động. Còn anh ấy đúng kiểu &'cô dắt thế nào thì tôi theo thế ấy'. Cho nên trong khi các đôi lứa kéo vào nhà nghỉ &'xử lý' nhau trước khi cưới nhiều vô kể, thì anh chàng của mình vẫn dửng dưng như không. Suốt ngày chỉ biết cắm cúi đọc và nghiên cứu..." - chị D. khá mạnh bạo khi nói.
Chị cho hay, là người cởi mở về quan niệm tình dục trước hôn nhân nhưng khi gặp phải anh chàng "đồ cổ" thì dù chị D. có cố "phổ cập" nhưng anh cũng nhất nhất một quan điểm "Tình dục là bản năng có sẵn, không phải dạy và tân hôn chỉ có một nên phải để dành". Chính bởi vì thế mà đêm tân hôn của vợ chồng chị trở thành kí ức hài hước kinh điển với chị D.
Chị kể: "Trong khi các cặp vợ chồng mới cưới sau khi xong xuôi mọi việc, là nhấm nháy vào phòng. Hoặc ít ra anh chồng là người chủ động chèo kéo tân nương vào. Thế nhưng lão chồng mình thì không. Cứ lâng láo lo đủ thứ việc bao đồng, còn phần &'chuyên môn' thì có vẻ cố phớt lờ. Mười một giờ đêm, cả nhà chồng, ai nấy đều về phòng riêng thì lão ngồi cắm chốt, ôm cái tivi. Mình không biết lúc đó trong đầu lão nghĩ gì, nhưng có vẻ hồi hộp còn hơn gái mới về nhà chồng là mình khi đó".
Chị D. kể tiếp rằng, sau khi tắm rửa xong xuôi và khoác lên mình bộ váy ngủ sexy, nhưng chờ mãi không thấy chồng vào. "Trong khi cả nhà đã im ắng, 11h đêm vẫn không thấy chồng đâu, mình lại phải buộc lòng thay bộ quần áo khác để ra ngoài, lôi tuột lão vào. Tân hôn, gã đàn ông nào cũng mong mau chóng được &'nuốt chửng' cô ả của mình với đủ trò khiêu khích thì ông chồng mình không hôn, không dạo đầu. Lão tân hôn với mình mà khi lão xong xuôi, mình còn phải tròn mắt ngạc nhiên hỏi: &'Thế thôi ưu? Xong rồi à?'. Nghe mình hỏi thế mà chàng còn rất tự tin gật đầu và trùm chăn ngủ" - chị D. tếu táo kể lại.
Và phải mất một thời gian sau đêm tân hôn, nhờ sách báo và sự chủ động của chính mình mà chị D. mới truyền đạt được cho chồng vài bí kíp "yêu" để hai vợ chồng hứng thú, hòa hợp trong đời sống chăn gối.
"Chú... à... anh... anh tạm tha cho em!"
Với M.T (Hoàng Mai - Hà Nội) thì đêm tân hôn là một kỉ niệm mà mỗi lần nhớ đến khiến cô vừa buồn cười vừaxấu hổ. M.T cho biết: "Đúng là chả có cô gái nào đêm tân hôn lại van lạy chồng tha cho mình giống như tôi. Không những thế trong lúc cuống quýt tôi còn gọi chồng là chú. Chồng tôi sau này mỗi lần nhắc lại vẫn bảo đó là chuyện hài hước có một không hai".
Chuyện là, M.T và chồng chênh lệch nhau 13 tuổi. "Anh ấy vốn là bạn của chú út nhà tôi. Tôi gặp anh ấy khi 21 tuổi và anh ấy lúc đó đã 34 mà vẫn chưa kết hôn. Ban đầu tính theo mối quan hệ với chú út nhà tôi thì tôi vẫn gọi anh ấy bằng chú. Sau này, cũng không hiểu duyên số vồ vập thế nào mà nhận lời yêu rồi thì đôi lúc vẫn quen miệng gọi anh ấy bằng chú" - M.T kể lại.
Yêu nhau được một năm thì M.T nhận lời kết hôn. Trước đó M.T chưa từng trải qua bất cứ mối tình nào nên "Kinh nghiệm của bản thân về tình yêu, hôn nhân không có gì nhiều nhặn. Cho nên sau khi đã bước lên xe hoa mình mới bắt đầu thấy rối bời và lo lắng" - M.T nói.
Sự lo lắng đó cộng với việc thiếu kinh nghiệm giường chiếu của M.T bỗng trở thành đối kháng với chồng khi anh là người tỏ ra khá thuần thục trong đêm tân hôn. "Khi phòng chỉ còn ánh đèn ngủ lờ mờ và anh ấy tiến lại gần là tôi đã run cầm cập. Đến khi tay anh ấy lần dò mở cúc áo thì tôi hốt hoảng, khóc òa và đã... van xin anh ấy. Điều buồn cười là lúc đó hoảng loạn cứ thụt lùi về phía cuối giường rồi gọi chồng là chú và năn nỉ rằng &'Chú... à... anh... anh tạm tha cho em!'. Xin là thế nhưng đâu có được tha. Cũng may anh ấy khéo léo, biết dụ dỗ nên sau đó mình đã nằm ngon lành trong vòng tay anh ấy" - M.T nhớ lại.
Theo VNE
Mưu cao trị nhân tình của chồng phải khóc thét Chồng tôi cặp kè với một cô gái trẻ (mới lấy chồng), làm cùng tòa nhà với anh. Bạn tôi còn mách rằng họ hay đi ăn sáng, ăn trưa với nhau. Có hôm đi cả buổi trưa đến đầu giờ chiều mới về. Tôi lấy chồng đã được 7 năm. Chúng tôi cũng như bao bạn trẻ khác, quen biết, yêu nhau...