Nhìn lại hành trình từ nhổ tận gốc tới chung sống với COVID-19 của các nước

Theo dõi VGT trên

Trong thời gian gần hai năm xảy ra đại dịch COVID-19, thế giới chia thành hai xu hướng: chung sống hoặc nhổ tận gốc đại dịch.

Nhưng dần dần, đa số các quốc gia và vùng lãnh thổ đều nhận thấy nhổ tận gốc đại dịch là điều bất khả thi, nhất là trong tình hình mới.

Từ nhổ tận gốc…

Khi mới xảy ra đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á-Thái Bình Dương đã theo đuổi chiến lược “ zero-covid” (không có ca COVID-19). Các nước chọn đóng cửa biên giới, cách ly người bệnh và người tiếp xúc gần, phong tỏa nghiêm ngặt.

Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc không có ca lây nhiễm trong cộng đồng từ giữa tháng 8. Trong năm đầu đại dịch, hòn đảo Đài Loan (Trung Quốc) cũng chỉ ghi nhận vài chục ca tử vong vì COVID-19. Trong khi dịch bùng phát đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc cũng phong tỏa cả thành phố này trong một thời gian dài, tránh làm dịch lây lan ra các vùng khác. Trung Quốc chỉ mở cửa Vũ Hán khi đã kiểm soát được dịch bệnh.

Nhìn lại hành trình từ nhổ tận gốc tới chung sống với COVID-19 của các nước - Hình 1
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN

New Zealand là quốc gia điển hình theo chiến lược “nhổ tận gốc” dịch bệnh, chỉ có 28 người tử vong. Nhờ phong tỏa nên số người chết vì mắc cúm mùa và tai nạn giao thông cũng giảm hẳn so với một năm bình thường.

Tại Australia, ngày 23/9, thành phố Melbourne ở bang Victoria đã lập kỷ lục thế giới trong đại dịch COVID-19 khi người dân ở đây phải sống trong tình trạng bị phong tỏa lâu nhất. Truyền thông địa phương đã “phong” cho Melbourne là thủ phủ phong tỏa khi thành phố này đã trải qua 250 ngày bị áp đặt các biện pháp hạn chế. Australia là một trong những nước có chiến dịch chống dịch nghiêm ngặt nhất khi chỉ cần có một ca mắc là cả thành phố, cả bang phải phong tỏa.

Có thể nói rằng thành công của cách tiếp cận này hồi đầu nhìn chung là ngoạn mục. Cách tiếp cận “zero-covid” đã cứu mạng hàng nghìn người, nếu không muốn nói là hàng trăm nghìn. Trong khi các quốc gia phương Tây có số ca mắc và người tử vong rất cao thì con số này ở các quốc gia áp dụng “zero-covid” thấp hơn nhiều.

…tới thay đổi chiến lược khi biến thể Delta xuất hiện

Thế nhưng, đa số quốc gia và vùng lãnh thổ thành công với chiến lược “zero-covid” ban đầu lại chật vật đối phó với làn sóng dịch bệnh tiếp theo khi xuất hiện biến thể lây lan nhanh Delta. Tải lượng virus SARS-CoV-2 ở biến thể Delta cao gấp 1.000 lần so với virus ban đầu. Một người mắc biến thể Delta sẽ truyền virus cho trung bình 5,1 người, so với 2,8 với virus ban đầu. Điều này có nghĩa là với chỉ một ca mắc, có thể có thêm 200 ca lây nhiễm trong ba tuần.

Khi đối diện với loại biến thể nguy hiểm này, chiến lược zero-covid không còn hiệu quả.

Tại Đài Loan, số ca mắc mới tăng vọt trong tháng 5, số người tử vong tăng lên gần 850.

Nhìn lại hành trình từ nhổ tận gốc tới chung sống với COVID-19 của các nước - Hình 2
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Singapore, số ca mắc đã tăng từ mức hai con số hồi đầu tháng 7 lên trên 3.000 ca hiện nay. Australia, với số ca mắc hàng ngày khoảng 2.000, cũng đi theo xu hướng tương tự.

Thậm chí ở New Zealand, thành trì chống COVID-19 cũng đã vỡ khi số ca mắc hàng ngày ở hai con số.

Khi biến thể Delta hoành hành, chiến lược nhổ tận gốc COVID-19 “vỡ trận”. Có thể nói gần như không thành trì nào đứng vững trước biến thể nguy hiểm này. Khi nó đã xuất hiện thì ngăn chặn nó là quá muộn.

Video đang HOT

Do đó, việc các quốc gia từ bỏ chiến lược “zero-covid” là phù hợp và dễ hiểu. Singapore là quốc gia đầu tiên. Hồi tháng 6, chính phủ nước này cho biết đã tới lúc sống chung với virus SARS-CoV-2. Chương trình tiêm chủng của Singapore là thành công nhất ở châu Á khi 82% dân số đã đượctiêm vaccine COVID-19 đầy đủ. Đây chính là động lực để mở cửa trở lại.

Hồi cuối tháng 8, Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo chấm dứt chiến lược “zero-covid”. Nước này xác định sẽ để cho số ca mắc gia tăng miễn là các bệnh viện có thể đối phó. Một khi tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 80%, có thể là vào cuối năm nay, phần lớn các biện pháp phòng chống dịch sẽ được dỡ bỏ. Ông Morrison nhấn mạnh: “Đã tới lúc để người Australia trở lại với cuộc sống”.

Tuần này, tới lượt New Zealand “đầu hàng”. Mặc dù Thủ tướng Jacinda Ardern được ca ngợi về cách xử lý đại dịch “chắc tay” nhưng tâm lý người dân có vẻ xấu đi. Ngày 2/10, người dân thủ đô Auckland đã phản đối các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Hai ngày sau, bà Ardern buộc phải thừa nhận: “Trở lại thời điểm không có ca bệnh là khó khăn không tưởng”. Bà đã thông báo cách thức chống dịch mới, dần dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.

Trường hợp đặc biệt: Trung Quốc

Chỉ còn một quốc gia duy nhất kiên quyết duy trì mục tiêu “nhổ tận gốc” COVID-19, đó là Trung Quốc.

Nhìn lại hành trình từ nhổ tận gốc tới chung sống với COVID-19 của các nước - Hình 3
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Zero-covid là niềm tự hào của Trung Quốc. Nhờ có chiến lược này, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã kiểm soát thành công các làn sóng dịch bệnh trước đó.

Tuy nhiên, quốc gia này đang phải chật vật với đợt bùng phát dịch bệnh thứ 4 do biến thể Delta gây ra suốt thai tháng qua. Tuần này, một tỉnh ở phía tây Tân Cương đã ghi nhận 2 ca mắc không triệu chứng vào đúng mùa du lịch cao điểm.

Trong đợt bùng phát mới nhất ở Tân Cương, giới chức đã tiến hành xét nghiệm cho hàng chục nghìn cư dân. Thành phố Nghi Ninh cũng đã tạm dừng tất cả các chuyến tàu, chuyến bay và đóng cửa các tuyến đường cao tốc ở địa phương.

Thành phố Horgos, Tân Cương, giáp với Kazakhstan đã ghi nhận 2 ca nhiễm virus vào ngày 3/10. Tuy nhiên, toàn bộ 38.376 cư dân đã được xét nghiệm, tất cả khách du lịch ở quận Yili cũng không được trở về và phải ở tại khách sạn cho đến khi có thông báo mới.

Trước đó, giới chức cũng đã phong tỏa thành phố Cáp Nhĩ Tân ở miền bắc Trung Quốc sau khi ghi nhận một bệnh nhân COVID-19 hồi tháng 9. Cảng Ninh Ba, một trong những cảng hàng hóa nhộn nhịp nhất thế giới, cũng đã phải đóng cửa vào tháng 8 sau ghi phát hiện một số ca nhiễm virus. Các hạn chế đã khiến hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng đáng kế.

Nhiệm vụ loại bỏ tận gốc COVID-19 có khả năng trở nên khó khăn hơn khi thời tiết lạnh giá đang tới gần, điều kiện khiến virus lây lan tốt nhất. Ba tháng nữa, Bắc Kinh sẽ tổ chức Thế vận hội Mùa đông, đón hàng nghìn vận động viên từ khắp nơi trên thế giới.

Những đợt bùng phát lẻ tẻ ở Trung Quốc khó có thể chấm dứt nhưng Chính phủ Trung Quốc đã đạt được những thành công ngoài sức tưởng tượng so với hầu hết các quốc gia khác.

Trong khi đó, giới chức Trung Quốc cho biết họ sẽ không gắn bó mãi mãi với chiến lược “zero-covid”, nhưng họ sẽ chỉ xem xét điều chỉnh khi cách tiếp cận này không thể duy trì hoặc chi phí quá cao. Việc Trung Quốc xây dựng cơ sở cách ly chuyên dụng với sức chứa hàng nghìn du khách quốc tế cũng báo hiệu rằng những hạn chế du lịch khó có thể được nới lỏng trong thời gian tới.

Việc đạt được mục tiêu “zero-covid” cũng đã giúp cuộc sống ở Trung Quốc trở lại bình thường trong hầu hết năm 2020 và 2021. Điều đó đã tạo động lực cho nền kinh tế của nước này ngay cả khi hầu hết các quốc gia khác phải chịu tác động kinh tế nặng nề vì dịch bệnh.

Tuy nhiên, khi các đợt phong tỏa vẫn và hạn chế di chuyển vẫn tiếp diễn trong năm nay – khi các nền kinh tế phương Tây trở lại hoạt động đầy đủ sau tiêm chủng – những tác động sẽ thể hiện sâu sắc hơn. Tăng trưởng doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã chậm lại 2,5% trong tháng 8 so với một năm trước đó, thấp hơn nhiều so với mức tăng 7% mà các nhà phân tích ước tính.

Xu hướng tất yếu: Sống chung an toàn với dịch bệnh

Có thể khẳng định sống chung với dịch bệnh sẽ là xu hướng chủ đạo và tất yếu trên thế giới. Sống chung sẽ giúp các chính phủ đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc thay vì phải hy sinh lợi ích kinh tế như chiến lược “zero-covid”. Tuy nhiên, sống chung không có nghĩa là không có chiến lược phòng chống dịch bệnh mà sống chung phải đi kèm với an toàn.

Khi thực hiện “zero-covid”, nhiều quốc gia đã không làm hệ thống y tế quá tải nhưng điều này đã liên tục làm gián đoạn hoạt động kinh tế và xã hội.

Nhìn lại hành trình từ nhổ tận gốc tới chung sống với COVID-19 của các nước - Hình 4
Các vũ công biểu diễn tại một ngôi đền ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN

Do đó, việc theo đuổi chiến lược “zero-covid” trong trung và dài hạn là không bền vững. Nhất là khi biến Delta xuất hiện thì điều đó gần như không thể xảy ra. Biến thể Delta khiến hiệu quả của “zero-covid” ngày càng giảm, thậm chí sẽ thất bại nếu cứ bám đuổi mãi. Không nước nào có đủ nguồn lực để gánh chịu hậu quả của việc kinh tế suy giảm, không người dân nào có thể chịu đựng được các đợt phong tỏa liên miên.

Việc từ bỏ mục tiêu “zero-covid” không có nghĩa là chiến lược này sai lầm ngay từ đầu. Trong hoàn cảnh dịch bệnh mới xuất hiện, chưa có vaccine hoặc tiêm chủng vaccine chưa nhiều, thì chiến lược “zero-covid” là lựa chọn hàng đầu, đúng đắn và với nhiều nước là duy nhất.

Cách tiếp cận này đã giúp nhiều nền kinh tế ngăn chặn tỷ lệ tử vong xuống mức rất thấp, vượt qua thời kỳ tiền vaccine của đại dịch với ít thiệt hại hơn, không giống như Mỹ và các nước châu Âu. Tính đến nay, New Zealand chỉ ghi nhận 28 trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19, còn Singapore chỉ có 183 bệnh nhân không qua khỏi. Nhìn chung, ca tử vong ở các nước áp dụng “zero-covid” thấp hơn nhiều so với các nước khác. Nếu cả thế giới cùng áp dụng cách làm tương tự thì “zero-covid” có thể là chiến lược bền vững. Nhưng khi nước áp dụng, nước thì không thì các thành trì chống COVID-19 không thể bền vững, nhất là khi có biến thể Delta.

Sau đó, dần dần, các chính sách dập dịch triệt để này sẽ ngày càng khó hơn khi các nước khác trên thế giới mở cửa. Tìm cách nhổ tận gốc dịch bệnh không còn khả thi.

Có thể nói, không ai an toàn cho tới khi tất cả đều an toàn. Do đó, thế giới cần phân phối vaccine công bằng hơn cho các quốc gia nghèo, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu cao thì mới mong sống chung an toàn với COVID-19.

Tóm lại, xu hướng không thể thay đổi là sống chung với dịch bệnh và điều kiện tiên quyết chính là tỷ lệ tiêm vaccine cao.

Trung Quốc - Quốc gia cuối cùng vẫn theo đuổi chiến lược 'Zero COVID-19'

Chỉ còn một quốc gia duy nhất kiên quyết duy trì mục tiêu "nhổ tận gốc" COVID-19, đó là Trung Quốc.

Trung Quốc - Quốc gia cuối cùng vẫn theo đuổi chiến lược Zero COVID-19 - Hình 1
Ảnh: Bloomberg

Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới phải chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, một số quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đã áp dụng chiến lược Zero COVID-19, đưa tỉ lệ lây nhiễm về số 0 và trở thành những khu vực không có virus lây lan.

Theo trang Bloomberg, giờ đây, với sự gia tăng của các ca nhiễm liên quan đến biến thể Delta và mức độ bao phủ vaccine ngày rộng rãi, chỉ còn một quốc gia duy nhất kiên quyết duy trì mục tiêu "nhổ tận gốc" COVID-19, đó là Trung Quốc.

Khi nhiều quốc gia đã điều chỉnh chiến lược từ không khoan nhượng với COVID-19 sang sống chung an toàn với dịch bệnh, chẳng hạn New Zealand, Trung Quốc vẫn theo đuổi mục tiêu của họ bằng việc đóng cửa biên giới, phong tỏa bất ngờ nếu ghi nhận ca mắc. Điều này đã liên tục làm gián đoạn hoạt động kinh tế và xã hội của nước này.

Các quốc gia như Singapore và Australia cũng đã lần lượt cho rằng "Zero COVID" là cách tiếp cận không bền vững. Thay vào đó, họ tập trung vào tiêm chủng để bảo vệ người dân khỏi mắc bệnh nặng và tử vong, nhằm giảm bớt áp lực kiểm soát số ca mắc bệnh.

Ngược lại, quyết tâm của Trung Quốc trong việc "nhổ tận gốc" ca mắc bệnh dường như ngày càng mạnh mẽ hơn, dù 75% dân số đã tiêm phòng đầy đủ. Quốc gia này đang phải vật lộn với đợt bùng phát dịch bệnh thứ 4 do biến thể Delta gây ra suốt thai tháng qua. Tuần này, một tỉnh ở phía tây Tân Cương đã ghi nhận 2 ca mắc không triệu chứng vào đúng mùa du lịch cao điểm.

Trung Quốc - Quốc gia cuối cùng vẫn theo đuổi chiến lược Zero COVID-19 - Hình 2
Một chiến dịch xét nghiệm Covid-19 trên toàn thành phố ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến hôm 3/10. Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên, nhiệm vụ loại bỏ tận gốc COVID-19 có khả năng trở nên khó khăn hơn khi thời tiết lạnh giá đang tới gần, điều kiện khiến virus lây lan tốt nhất. Ba tháng nữa, Bắc Kinh sẽ tổ chức Thế vận hội Mùa đông, đón hàng nghìn vận động viên từ khắp nơi trên thế giới.

Peter Collignon, bác sĩ bệnh truyền nhiễm và giáo sư tại Trường Y Đại học Quốc gia Australia cho rằng: "Việc theo đuổi chiến lược Zero COVID trong trung và dài hạn là không bền vững. Sự xuất hiện của biến Delta cho thấy điều đó gần như không thể xảy ra. Thật khó để biết Trung Quốc sẽ làm thế nào để có thể đối phó với COVID-19 vào mùa đông này."

"Zero COVID-19" được ca ngợi là niềm tự hào của Trung Quốc. Nhờ có chiến lược này, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã kiểm soát thành công các làn sóng dịch bệnh trước đó.

Song các chuyên gia cho rằng sự điều chỉnh của New Zealand càng nhấn mạnh hiệu quả ngày càng giảm của chiến lược "Zero COVID-19". Hồi giữa tháng 8, New Zealand đã áp đặt biện pháp hạn chế ở mức cao nhất khi phát hiện 1 ca mắc bệnh ở Auckland. Người dân không được ra khỏi nhà nếu không cần thiết. Mọi người phải làm việc trực tuyến, không được đến nhà thờ, đi ăn tối hoặc tập thể dục ngoài trời.

7 tuần sau, New Zealand vẫn ghi nhận trên 20 ca mắc mới mỗi ngày, khiến Thủ tướng Jacinda Ardern phải thừa nhận rằng mục tiêu "không COVID-19" đã thất bại.

Singapore và Australia, hai hình mẫu thành công trong việc ngăn chặn các ca lây nhiễm, cũng đã điều chỉnh chiến lược "Zero COVID-19" của mình. Ở cả hai quốc gia, việc áp đặt các biện pháp hạn chế trong nhiều tuần đã khiến người dân mệt mỏi.

Tại Đài Loan (Trung Quốc), giới chức cho biết quá khó để đạt được mục tiêu "nhổ tận gốc" COVID-19 vào đầu năm nay sau một đợt bùng dịch lớn, dù hiện tại vùng lãnh thổ này không ghi nhận trường hợp mắc mới nào trong vài ngày liên tiếp.

Trung Quốc - Quốc gia cuối cùng vẫn theo đuổi chiến lược Zero COVID-19 - Hình 3
Các nhân viên cảnh sát tuần tra trên đường phố trong thời gian phong tỏa ở Melbourne hôm 2/10. Ảnh: Getty Images

Song việc từ bỏ mục tiêu "Zero COVID-19" không có nghĩa là chiến lược này sai lầm ngay từ đầu. Cách tiếp cận này đã giúp nhiều nền kinh tế ngăn chặn tỷ lệ tử vong xuống mức rất thấp, vượt qua thời kỳ tiền vaccine của đại dịch với ít thiệt hại hơn, không giống như Mỹ và các nước châu Âu. Tính đến nay, New Zealand chỉ ghi nhận 27 trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19, còn Singapore chỉ có 121 bệnh nhân không qua khỏi.

Câu hỏi đặt ra là chiến lược của Trung Quốc trong thời gian tới sẽ như thế nào.Trong đợt bùng phát mới nhất ở Tân Cương, giới chức đã tiến hành xét nghiệm cho hàng chục nghìn cư dân. Thành phố Nghi Ninh cũng đã tạm dừng tất cả các chuyến tàu, chuyến bay và đóng cửa các tuyến đường cao tốc ở địa phương.

Thành phố Horgos, Tân Cương, giáp với Kazakhstan đã ghi nhận 2 ca nhiễm virus vào ngày 3/10. Tuy nhiên, toàn bộ 38.376 cư dân đã được xét nghiệm, tất cả khách du lịch ở quận Yili cũng không được trở về và phải ở tại khách sạn cho đến khi có thông báo mới.

Trung Quốc - Quốc gia cuối cùng vẫn theo đuổi chiến lược Zero COVID-19 - Hình 4
Công nhân xây dựng một trung tâm cách ly 1.000 phòng ở Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến hôm 27/9. Ảnh: Getty Images

Trước đó, giới chức cũng đã phong tỏa thành phố Cáp Nhĩ Tân ở miền bắc Trung Quốc sau khi ghi nhận một bệnh nhân COVID-19 hồi tháng 9. Cảng Ninh Ba, một trong những cảng hàng hóa nhộn nhịp nhất thế giới, cũng đã phải đóng cửa vào tháng 8 sau ghi phát hiện một số ca nhiễm virus. Các hạn chế đã khiến hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng đáng kế.

Các chuyên gia y tế công cộng cho biết những đợt bùng phát lẻ tẻ ở Trung Quốc khó có thể chấm dứt. Nhưng Chính phủ Trung Quốc đã đạt được những thành công ngoài sức tưởng tượng so với hầu hết các quốc gia khác.

Michael Baker, giáo sư tại Khoa Y tế Công cộng của Đại học Otago ở Wellington, thành viên nhóm Cố vấn COVID-19 của Chính phủ New Zealand, cho biết: "Năng lực và mức độ kiểm soát mà Trung Quốc có thể thực hiện là đáng chú ý. Chúng tôi sẽ không thể thực hiện các biện pháp kiểm soát như Trung Quốc, ngay cả khi đạt được kết quả tốt."

Trong khi đó, giới chức Trung Quốc cho biết họ sẽ không gắn bó mãi mãi với chiến lược "Zero COVID-19". Nhưng họ sẽ chỉ xem xét điều chỉnh khi cách tiếp cận này không thể duy trì hoặc chi phí quá cao. Việc Trung Quốc xây dựng cơ sở cách ly chuyên dụng với sức chứa hàng nghìn du khách quốc tế cũng báo hiệu rằng những hạn chế du lịch khó có thể được nới lỏng trong thời gian tới.

Việc đạt được mục tiêu "không COVID-19" cũng đã giúp cuộc sống ở Trung Quốc trở lại bình thường trong hầu hết năm 2020 và 2021. Điều đó đã cung cấp năng lượng cho nền kinh tế của nước này ngay cả khi hầu hết các quốc gia khác phải chịu tác động kinh tế nặng nề vì dịch bệnh.

Tuy nhiên, khi các đợt phong tỏa vẫn và hạn chế di chuyển vẫn tiếp diễn trong năm nay - khi các nền kinh tế phương Tây trở lại hoạt động đầy đủ sau tiêm chủng - những tác động sẽ thể hiện sâu sắc hơn. Tăng trưởng doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã chậm lại 2,5% trong tháng 8 so với một năm trước đó, thấp hơn nhiều so với mức tăng 7% mà các nhà phân tích ước tính.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Dự đoán của nhà tiên tri mù Vanga về thế giới năm 2025 thành sự thậtDự đoán của nhà tiên tri mù Vanga về thế giới năm 2025 thành sự thật
08:33:22 03/04/2025
23 bang kiện chính quyền Tổng thống Trump23 bang kiện chính quyền Tổng thống Trump
14:42:48 03/04/2025
Ông Trump chính thức ký lệnh đánh thuế lên toàn cầuÔng Trump chính thức ký lệnh đánh thuế lên toàn cầu
14:46:15 03/04/2025
Động đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thờiĐộng đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thời
22:17:06 02/04/2025
Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở MyanmarNgười đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar
22:40:38 02/04/2025
Nhà Trắng "chơi khăm" phóng viên ngày Cá tháng TưNhà Trắng "chơi khăm" phóng viên ngày Cá tháng Tư
19:45:00 02/04/2025
Trung Quốc kêu gọi các công ty tuân thủ luật sau vụ sập tòa nhà ở Thái LanTrung Quốc kêu gọi các công ty tuân thủ luật sau vụ sập tòa nhà ở Thái Lan
20:41:51 02/04/2025
Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?
22:07:43 02/04/2025

Tin đang nóng

Cuối cùng, cũng hiểu được nguyên nhân khiến Trần Hiểu quyết tâm rời bỏ cuộc hôn nhân với Trần Nghiên HyCuối cùng, cũng hiểu được nguyên nhân khiến Trần Hiểu quyết tâm rời bỏ cuộc hôn nhân với Trần Nghiên Hy
20:52:08 03/04/2025
Tại sao Khánh Vy bị chỉ trích vì tương tác với Jisoo (BLACKPINK)?Tại sao Khánh Vy bị chỉ trích vì tương tác với Jisoo (BLACKPINK)?
21:37:32 03/04/2025
Đi thăm bệnh, người đàn ông mua vé số trúng 7 tờ giải đặc biệtĐi thăm bệnh, người đàn ông mua vé số trúng 7 tờ giải đặc biệt
19:21:27 03/04/2025
Công an Quảng Nam thông tin về vụ việc 'gây sốc' lan truyền trên mạng xã hộiCông an Quảng Nam thông tin về vụ việc 'gây sốc' lan truyền trên mạng xã hội
19:29:06 03/04/2025
Điều gì đã xảy ra với gã thợ sửa máy tính phát tán 1.300 ảnh nóng của Trần Quán Hy và dàn ngọc nữ Cbiz?Điều gì đã xảy ra với gã thợ sửa máy tính phát tán 1.300 ảnh nóng của Trần Quán Hy và dàn ngọc nữ Cbiz?
20:21:17 03/04/2025
Huỳnh Anh Tuấn hé lộ sự thật là "anh em cùng cha khác mẹ" với một sao nam đình đám?Huỳnh Anh Tuấn hé lộ sự thật là "anh em cùng cha khác mẹ" với một sao nam đình đám?
22:31:31 03/04/2025
Màn catwalk khó hiểu của Thanh Hằng: Nhã Phương và dàn sao bị "tóm" thái độ, khẩu hình Phương Anh Đào gây tranh cãiMàn catwalk khó hiểu của Thanh Hằng: Nhã Phương và dàn sao bị "tóm" thái độ, khẩu hình Phương Anh Đào gây tranh cãi
19:41:26 03/04/2025
Hóa ra Thái Hòa lấy vai nam chính Địa Đạo từ tay sao nam này, nghe tên ai cũng đồng tình "đổi là đúng!"Hóa ra Thái Hòa lấy vai nam chính Địa Đạo từ tay sao nam này, nghe tên ai cũng đồng tình "đổi là đúng!"
23:44:14 03/04/2025

Tin mới nhất

'Canh bạc' khó lường

'Canh bạc' khó lường

18:14:45 03/04/2025
Ngay cả những thành viên của Cộng hòa vốn rất tin tưởng vào ông Trump cũng thừa nhận rằng thuế quan có thể phá vỡ nền kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp lành mạnh là 4,1%.
Chính sách thuế của Mỹ: Lãnh đạo nhiều nước châu Âu bày tỏ lo ngại

Chính sách thuế của Mỹ: Lãnh đạo nhiều nước châu Âu bày tỏ lo ngại

18:06:19 03/04/2025
Từ Đan Mạch, Ngoại trưởng Lars Lokke Rasmussen bình luận: Tôi thấy bối rối... Không có ai thắng, mà tất cả đều thua. Thay vì xây tường, chúng ta nên phá bỏ rào cản. Châu Âu cần đoàn kết. Châu Âu sẽ đưa ra những phản ứng mạnh mẽ và tương...
Quốc hội Brazil thông qua luật cho phép đáp trả mức thuế quan của Mỹ

Quốc hội Brazil thông qua luật cho phép đáp trả mức thuế quan của Mỹ

17:33:35 03/04/2025
Ngay sau khi Tổng thống Trump ra tuyên bố mức thuế 10%, Chính phủ Brazil ra thông cáo cho biết đang đánh giá mọi hành động có thể để ứng phó với quyết định áp thuế mới của Mỹ.
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế

Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế

17:31:48 03/04/2025
Dự kiến, Thượng viện sẽ bỏ phiếu về dự thảo trên vào cuối tuần này và gửi Hạ viện thông qua trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh kéo dài 2 tuần, bắt đầu từ ngày 11/4 tới.
Thế giới phản ứng thận trọng với thuế quan đối ứng của Mỹ

Thế giới phản ứng thận trọng với thuế quan đối ứng của Mỹ

17:28:52 03/04/2025
Tổng thống Trump cam kết rằng các mức thuế quan này sẽ giúp Mỹ lấy lại việc làm và hoạt động sản xuất. Ông còn nhấn mạnh đây không chỉ là một vấn đề kinh tế, mà còn là một vấn đề an ninh quốc gia.
Hội đồng Nhân quyền LHQ ra nghị quyết lên án Israel

Hội đồng Nhân quyền LHQ ra nghị quyết lên án Israel

17:24:43 03/04/2025
Phía Israel đã lên tiếng phản đối nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Một số quốc gia bỏ phiếu chống nghị quyết cho rằng văn kiên này "sự thiếu cân bằng" khi không đề cập đến Hamas.
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chặn chính sách áp thuế mới với Canada

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chặn chính sách áp thuế mới với Canada

17:18:44 03/04/2025
Dự luật trên được Thượng viện thông qua với 51 phiếu thuận và 48 phiếu chống, sau đó sẽ được chuyển đến Hạ viện. Có 4 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã hợp tác với các Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ để thúc đẩy việc thông qua văn kiện này.
Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt

Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt

16:23:39 03/04/2025
Ngoài ra, Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc đã hỗ trợ 1,5 triệu nhân dân tệ (tương đương 206.700 USD) tiền mặt. Tỉnh Vân Nam cũng quyên góp số hàng cứu trợ trị giá 6,1 triệu nhân dân tệ cho các nạn nhân ở Myanmar.
Chính sách thuế của Mỹ: Giới doanh nghiệp quan ngại về lạm phát

Chính sách thuế của Mỹ: Giới doanh nghiệp quan ngại về lạm phát

16:22:05 03/04/2025
Cảnh báo về mức thuế cao nhất trong hơn 100 năm qua này, ông Olu Sonola, Giám đốc nghiên cứu Kinh tế Mỹ của Fitch khẳng định đây là một bước ngoặt, không chỉ đối với nền kinh tế Mỹ mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc ra tuyên bố cứng rắn

Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc ra tuyên bố cứng rắn

16:19:56 03/04/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc nói rõ thuế quan của Mỹ không tuân thủ các quy tắc thương mại quốc tế và gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan .
Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

15:38:17 03/04/2025
Cục Công nghiệp và An ninh thuộc Bộ Thương mại Mỹ đã đăng thông báo trên Công báo Liên bang về việc sẽ mở rộng thuế nhôm kể từ ngày 4/4 tới.
Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược

Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược

15:28:35 03/04/2025
Thông qua quan hệ đối tác chiến lược và tầm nhìn chung, Trung Á được dự báo sẽ trở thành trung tâm thương mại toàn cầu, kết nối các châu lục và khai mở những tiềm năng to lớn trong một thế giới không ngừng chuyển động.

Có thể bạn quan tâm

Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"

Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"

Phim việt

23:41:36 03/04/2025
Phim chạm đến những ngóc ngách sâu kín, diễn tả nỗi đau của người vợ, người mẹ khi mất chồng, mất cha, mất người thân vì bão biển.
MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái

MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái

Nhạc việt

23:38:21 03/04/2025
MONO chạy lên khu ghế khách mời, trao cái ôm nhẹ nhàng nhưng cực tình dành cho đàn chị. Tương tác giữa 2 nghệ sĩ thu hút sự quan tâm lớn từ giới truyền thông và khách mời có mặt tại buổi họp báo.
Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần

Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần

Sao việt

23:19:58 03/04/2025
Người ta tưởng đâu tôi giàu lắm nhưng tôi chỉ giàu tình cảm thôi, nên có bao tiền đều phát hết, không để lại đồng nào trong người.
NSND Như Quỳnh run người khi xem 'Địa đạo'

NSND Như Quỳnh run người khi xem 'Địa đạo'

Hậu trường phim

23:09:43 03/04/2025
NSND Như Quỳnh, đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Đặng Thái Huyền cũng dàn nghệ sĩ chia sẻ sự xúc động, thán phục khi xem lịch sử Địa đạo của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.
Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?

Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?

Phim châu á

22:19:06 03/04/2025
Tháng 4, thị trường điện ảnh Trung Quốc chứng kiến sự ra mắt của hàng loạt phim mới với những vai diễn từ các ngôi sao Lương Triều Vỹ, Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng.
Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động

Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động

Sao châu á

22:16:59 03/04/2025
Xuất hiện sau 6 năm vắng bóng, Park Han Byul chia sẻ cô từng trải qua chuỗi ngày sống như địa ngục khi chồng - doanh nhân Yoo In Suk, vướng bê bối Burning Sun
Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio

Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio

Sao âu mỹ

22:11:53 03/04/2025
Tài tử đoạt giải Oscar - Leonardo DiCaprio, vừa xuất hiện với một diện mạo hoàn toàn mới, giữa lúc rộ lên tin đồn anh đã đính hôn với bạn gái - người mẫu Vittoria Ceretti.
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn

Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn

Tv show

21:55:08 03/04/2025
Sau thời gian giữ kín, chương trình Đấu trường gia tốc chính thức ra mắt khán giả. Đây là một chương trình truyền hình thực tế nhập vai sinh tồn được mua bản quyền từ Nhật Bản.
Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam

Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam

Netizen

21:48:05 03/04/2025
Trưa 3/4, Madam Pang có mặt ở Việt Nam chuẩn bị dự khán trận giao hữu quốc tế giữa U17 nữ Việt Nam và U17 nữ Thái Lan diễn ra cùng ngày tại sân bóng Học viện Cảnh sát .
HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài

HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài

Sao thể thao

21:47:05 03/04/2025
Cả hai nhà cầm quân, HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài, sau các quyết định bị cho là sai lầm trong chiến thắng 1-0 của Liverpool trước đội khách Everton ở trận derby Merseyside diễn ra vào rạng sáng 3-4.
"Cục cưng nước Mỹ" khởi động tour diễn chuộc lỗi, nung nấu trở lại showbiz sau cái tát "trời giáng"

"Cục cưng nước Mỹ" khởi động tour diễn chuộc lỗi, nung nấu trở lại showbiz sau cái tát "trời giáng"

Nhạc quốc tế

21:32:19 03/04/2025
Mới đây, Will Smith đã phát hành album phòng thu Based On A True Story - sản phẩm âm nhạc dài hơi đánh dấu sự trở lại của rapper Will Smith sau hai thập kỷ vắng bóng.