Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua
Tuần qua, thị trường giao dịch khá ảm đạm. Cùng với thanh khoản thấp, các chỉ số chính cũng đều giảm điểm, đáng kể VN- Index để mất 16 điểm và lùi xuống dưới mốc 900 điểm. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua.
* Phiên giao dịch đầu tuần 12/11: Những tưởng thị trường sẽ hồi phục nhờ lực kéo từ một số mã lớn nhưng dòng tiền khá yếu trước áp lực bán thường trực khiến sắc đỏ nhanh chóng quay trở lại, dập tắt tia hy vọng xanh trong phiên giao dịch sáng. Tuy nhiên, sang phiên chiều, dưới sự dẫn dắt của một số cổ phiếu lớn, các chỉ số đã lấy lại đà tăng điểm.
Đóng cửa, VN-Index tăng 3,83 điểm ( 0,42%) lên 918,12 điểm, HNX-Index tăng 0,36 điểm ( 0,35%) lên 103,37 điểm, UPCoM-Index tăng 0,06 điểm ( 0,12%) lên 51,66 điểm.
Về phần các Dự, hầu hết các công ty chứng khoán đều nhận định thị trường sẽ chuyển sang trạng thái tiêu cực hơn, trái ngược xu hướng thị trường.
Trong đó, TVSI nhận định khá tiêu cực khi dự báo đà giảm sẽ tiếp tục duy trì và không loại trừ khả năng chỉ số VN-Index sẽ kiểm tra lại vùng hỗ trợ 880-890 điểm.
Tương tự, SHS dự báo VN-Index có thể sẽ tiếp tục rung lắc và có thể sẽ cần một nhịp test lại hỗ trợ 885-900 điểm lần nữa.
* Sang phiên giao dịch ngày 13/11: Đà giảm của TTCK thế giới, đặc biệt là chứng khoán Mỹ, khiến VN-Index lao dốc ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay và chịu áp lực lớn nhất vẫn là nhóm cổ phiếu bluechips.
Nhà đầu tư vẫn duy trì trạng thái thận trọng trong phiên giao dịch chiều nến đà hồi phục của VN-Index bị hạn chế nhiều. Bởi vậy, thêm một nhịp đẩy bán trong thời điểm cuối phiên khi nhà đầu tư hết kiên nhẫn dễ dàng khiến đà giảm của VN-Index nới thêm.
Đóng cửa, VN-Index giảm 12,74 điểm (-1,39%) xuống 905,38 điểm, HNX-Index giảm 0,9 điểm (-0,87%) xuống 102,47 điểm, UPCoM-Index giảm 0,2 điểm (-0,45) xuống 51,46 điểm.
Về phần các Dự, mặc dù thị trường đã lấy lại đà tăng trong phiên đầu tuần nhưng hầu hết các công ty chứng khoán không mấy tin tưởng vào xu hướng hồi phục của thị trường. Cụ thể, PHS nhận định khá đúng khi cho rằng đây có thể chỉ là một đợt hồi phục kỹ thuật ngắn hạn trong một xu thế giảm giá trung và dài hạn, nhà đầu tư nên hạ tỷ trọng về mức an toàn để đề phòng rủi ro từ thị trường.
Hay BVSC dự báo nếu vùng hỗ trợ quanh 905 điểm bị xuyên thủng, thị trường rất có thể sẽ chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực và quay lại kiểm tra vùng đáy cũ quanh 885 điểm.
Trong khi đó, SHS nhận định có phần tích cực hơn dù thị trường giảm khá sâu, với dự báo VN-Index có thể tiếp tục giằng co và rung lắc với vùng kháng cự tại 920-925 điểm (MA5-20) và ngưỡng hỗ trợ gần nhất tại 915 điểm (MA10).
* Trong phiên giao dịch 14/11: Dù nỗ lực trở lại sau phiên giảm sâu trước đó, nhưng đà giảm mạnh của nhóm dầu khí và ngân hàng khiến VN-Index phải “ôm hận”, trong khi HNX-Index thậm chí còn giảm sâu hơn phiên hôm qua.
Video đang HOT
Đóng cửa, VN-Index giảm 4,45 điểm (-0,49%), xuống 900,93 điểm, HNX-Index giảm tới 1,27 điểm (-1,24%), xuống 101,2 điểm, UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,42%), xuống 51,24 điểm.
Về phần các Dự, SHS nhận định trái ngược xu hướng thị trường khi dự báo trong phiên 14/11, VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại với vùng kháng cự gần nhất trong khoảng 915-920 điểm (MA5-10-20).
Tương tự, TVSI cho rằng, diễn biến hồi phục được dự báo sẽ sớm xuất hiện.
Trái lại, BVSC đưa ra kịch bản tiêu cực, nếu vùng hỗ trợ trên bị xuyên thủng, thị trường rất có thể sẽ chuyển biến theo chiều hướng xấu hơn và có khả năng đường giá giảm về vùng đáy 880-885 điểm.
* Đến phiên giao dịch 15/11: Sự hỗ trợ của nhóm dầu khí và ngân hàng đã giúp VN-Index đảo chiều tăng điểm thành công trong ít phút cuối phiên sáng.
Tuy nhiên, lực bán nhanh chóng gia tăng trong phiên chiều, nhiều cổ phiếu ngân hàng, dầu khí trở lại sắc đỏ, cùng đà giảm mạnh của VIC đẩy VN-Index lao thẳng xuống sát mốc 890 điểm và tưởng chừng thị trường có thêm phiên giảm mạnh, nhưng sự trở lại kịp thời của một số mã ngân hàng lớn đã giúp VN-Index hãm đà rơi.
Đóng cửa, VN-Index giảm 3,78 điểm (-0,42%), xuống 897,15 điểm, HNX-Index giảm 0,18 điểm (-0,18%) xuống 101,02 điểm, UPCoM-Index tăng nhẹ 0,01 điểm ( 0,02%), lên 51,25 điểm.
Về phần các Dự, BVSC thận trong đưa ra 2 kịch bản, trong đó cũng có dự báo nếu vùng quanh 900 điểm bị xuyên thủng, thì thị trường rất có thể sẽ chuyển biến theo chiều hướng xấu hơn trong thời gian tới.
TVSI đã nhận định khá đúng về xu hướng thị trường khi dự báo VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh xuống vùng giá thấp hơn, mặc dù vậy khả năng giảm sâu chưa quá lo ngại.
Đáng kể, PHS và MBS nhận định khá sát thị trường khi dự báo ngưỡng tâm lý 900 điểm của VN-Index đang bị đe dọa.
* Ở phiên giao dịch cuối tuần ngày 16/11: Dù gặp chút khó khăn, nhưng VN-Index đảo chiều thành công trong phiên sáng nhờ lực cầu tăng tốt.
Diễn biến khởi sắc tiếp tục duy trì tốt trong phiên chiều dưới sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí. Tuy nhiên, VN-Index chưa thể vượt qua được thử thách 900 điểm do lực đỡ chưa đủ mạnh.
Đóng cửa, VN-Index tăng 1,04 điểm ( 0,12%) lên 898,19 điểm, HNX-Index tăng 2 điểm ( 1,98%) lên 103,01 điểm, UPCoM -Index tăng 0,76 điểm ( 1,49%) lên 52,01 điểm.
Về phần các Dự, BVSC nhận định khá đúng về xu hướng khi dự báo thị trường sẽ nhận được sự hỗ trợ từ vùng hỗ trợ 889-892 điểm. Chỉ số có thể sẽ cho phản ứng hồi phục kỹ thuật từ ngưỡng hỗ trợ này trước khi đối mặt với nguy cơ phá đáy 880-885 điểm.
Tương tự, SHS cũng dự báo khá đúng khi cho rằng trong phiên cuối tuần, VN-Index có thể sẽ tiếp tục test lại vùng đáy cũ trong khoảng 880-990 điểm và có thể bật lên từ vùng giá này.
Trong khi đó, PHS nhận định trái ngược khi dự báo đà giảm điểm của thị trường vẫn còn khả năng tiếp diễn.
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên chiều 6/11: Sức cầu yếu, VN-Index quay đầu giảm điểm
Tuy áp lực bán không mạnh, nhưng do sức cầu thị trường quá yếu nên VN-Index không giữ được sắc xanh có được trong phiên sáng và quay đầu giảm điểm trong phiên chiều.
Trong phiên giao dịch sáng, dù mở cửa tăng khá tốt, nhưng lực cầu yếu khiến VN-Index không thể vượt qua ngưỡng 930 điểm mà quay trở lại giằng co nhẹ quanh tham chiếu.
Trong bối cảnh thị trường thiếu động lực tăng, những trụ đỡ cũng dần yếu đà nên VN-Index nhanh chóng rơi qua tham chiếu trong phiên chiều.
Thực tế, áp lực bán không mạnh, nhưng do sức cấu quá yếu khiến VN-Index quay đầu giảm điểm trong nửa cuối phiên chiều.
Đóng cửa, với 142 mã tăng và 139 mã giảm, VN-Index giảm 3,48 điểm (-0,38%) về 922,05 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 139,21 triệu đơn vị, giá trị 3.102,6 tỷ đồng, tăng 2% về lượng, nhưng giảm 2% về giá trị so với phiên 5/11. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 18,67 triệu đơn vị, giá trị 589,4 tỷ đồng.
Nhiều mã vốn hóa lớn và bluechips đã yếu đà trong phiên chiều, qua đó gây áp lực lên VN-Index. Tác động tiêu cực nhất là nhóm cổ phiếu ngân hàng khi hầu hết giảm điểm. VCB giảm 1,2% về 55.800 đồng; BID giảm 2,4% về 32.000 đồng; MBB giảm 1,6% về 21.500 đồng; CTG giảm 1,1% về 23.250 đồng... Nhiều mã lớn khác như MSN, PNJ, PLX, VJC... cũng đều giảm khá mạnh.
Ngược lại, các mã VNM, TCB, HSG, STB, CII, SAB... tăng điểm để hỗ trợ chỉ số. Trong đó, VNM dù tăng không mạnh, ở mức 1% lên 117.700 đồng, nhưng là một trong những mã đóng góp tích cực nhất trong việc hỗ trợ chỉ số.
Việc dòng tiền hạn chế tại nhóm bluechips ảnh hưởng tới động lực hồi phục của thị trường, cũng như thanh khoản. HSG khớp lệnh cao nhất với 5,32 triệu đơn vị, đứng thứ 2 thị trường.
Dẫn đầu là OGC khi nhỉnh HSG đôi chút, đạt 5,34 triệu đơn vị. Bản thân OGC, cũng không còn bùng nổ như 2 phiên trước khi chỉ tăng 1% lên 3.040 đồng. FIT thậm chí phiên này còn giảm 1,6% về 3.670 đồng.
Chỉ có FIR là vẫn nóng hổi bỏng tay khi tiếp tục tăng trần kể từ khi niêm yết, đến nay tổng cộng là 14 phiên, thị giá tăng từ 12.000 đồng lên 34.400 đồng, tức tăng gần 190%.
Ngoại trừ một số mã như OGC, HNG, HAG, SCR, GTC..., đa phần nhóm cổ phiếu thị trường giữ sắc đỏ.
Trên sàn HNX, diễn biến cũng tương tự như trên HOSE khi chỉ số HNX-Index liên tục giằng co quanh tham chiếu, trước khi giảm khá mạnh trong phiên chiều khi áp lực bán gia tăng.
Đóng cửa, với 78 mã tăng và 60 mã giảm, HNX-Index giảm 0,98 điểm (-0,93%) về 104,55 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 36,81 triệu đơn vị, giá trị 504 tỷ đồng, tăng 21% về lượng và 11% về giá trị so với phiên 5/11. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,4 triệu đơn vị, giá trị 53,8 tỷ đồng.
Trong 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn, chỉ có 2 mã tăng là VCG và NTP, trong khi có tới 7 mã giảm. Đây là lý do chính khiến chỉ số HNX-Index giảm sâu.
Mã vốn hóa lớn nhất và tác động tiêu cực nhất là ACB giảm tới 2,6% về 29.400 đồng. Ngoài ra, PVS giảm 1% về 19.900 đồng; SHB giảm 1,3% về 7.600 đồng; VCS giảm 1,1% về 79.000 đồng... PVS khớp 4,4 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. SHB và ACB khớp lần lượt 2,9 triệu và 2,6 triệu đơn vị.
NTP tăng 0,2% lên 40.700 đồng. VCG tăng 3,3% lên 19.000 đồng và khớp 1,65 triệu đơn vị. NVB phiên này tăng 2,1% lên 9.600 đồng, khớp lệnh 2,04 triệu đơn vị.
Các mã BII, VCR, PVX, DSC đi ngược thị trường với mức tăng trần. Ngược lại, MPT, VIG, FID giảm sàn.
Trên sàn UPCoM, tuy giằng co mạnh, nhưng sắc xanh vẫn được duy trì đến cuối phiên nhờ nhiều mã lớn giữ được phong độ.
Đóng cửa, với 72 mã tăng và 65 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,09 điểm ( 0,17%) lên 51,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 10,2 triệu đơn vị, giá trị 195 tỷ đồng, tăng 57% cả về lượng và giá trị giao dịch so với phiên 5/11. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 20,4 tỷ đồng.
Hai mã có thanh khoản cao nhất là BSR và POW đều tăng điểm. BSR tăng 1,2% lên 16.200 đồng và khớp 2,87 triệu đơn vị. POW tăng 2,2% lên 14.000 đồng và khớp 1,14 triệu đơn vị.
Nhiều mã lớn khác như OIL, HVN ACV, VGI, LTG, MCH... cũng đều tăng, song thanh khoản không cao.
Ngược lại, các mã VGT, QNS, VEA, MSR, VIB, KLB... giảm điểm. LPB đứng giá, BAB tăng giá.
N.Tùng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên sáng 6/11: Dòng tiền thận trọng, VN-Index giằng co nhẹ Mặc dù có thời điểm rung lắc nhưng dưới sự dẫn dắt của nhóm bluechip, chỉ số VN-Index đã nhanh chóng lấy lại đà tăng, nhưng dòng tiền thận trọng khiến chỉ số này thất bại khi chinh phục mốc 930 điểm. Trong phiên giao dịch đầu tuần mới 5/11, mặc dù thị trường đã may mắn tìm lại sắc xanh sau gần...