Nhìn lại bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2024
Năm 2024 đán.h dấu những chuyển biến lớn của kinh tế toàn cầu sau thời kỳ gián đoạn do đại dịch COVID-19.
Cảng hàng hóa Long Beach tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Mặc dù tăng trưởng tại nhiều quốc gia chưa trở lại mức trước năm 2020, nhưng các vấn đề kinh tế, đặc biệt là chi phí sinh hoạt, đã trở thành mối quan tâm hàng đầu. Trong bối cảnh này, các chính sách thương mại, quản lý công nghệ và biến động tài chính tiếp tục định hình bức tranh kinh tế toàn cầu.
Tại Mỹ, chiến thắng của ông Donald Trump đã đán.h dấu sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ kinh tế. Ông cam kết theo đuổi chiến lược “Nước Mỹ trên hết” với các mức thuế cao chưa từng có, bao gồm thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu khác. Ông Trump cũng cảnh báo áp thuế 100% với các quốc gia BRICS nếu họ phát triển loại tiề.n tệ mới cạnh tranh với đồng USD. Những chính sách này không chỉ làm gia tăng chi phí sinh hoạt tại Mỹ mà còn đặt chuỗi cung ứng toàn cầu vào trạng thái bất ổn.
Trong khi đó, quản lý công nghệ đã trở thành ưu tiên lớn của nhiều quốc gia. Liên minh châu Âu đã ban hành các quy định mới về trí tuệ nhân tạo và bảo vệ dữ liệu kỹ thuật số, trong khi Brazil buộc tỷ phú Elon Musk phải tuân thủ luật pháp nước này khi liên quan đến các thông tin sai lệch trên nền tảng mạng xã hội X. Tại Australia, luật cấm tr.ẻ e.m dưới 16 tuổ.i sử dụng mạng xã hội với mục đích bảo vệ sức khỏe tâm thần đối với tr.ẻ e.m đã gây ra nhiều tranh cãi. Những nỗ lực này phản ánh sự giằng co giữa quyền tự do ngôn luận và nhu cầu đảm bảo an toàn trên không gian mạng.
Sự phân hóa chính trị tại Mỹ đã ảnh hưởng sâu sắc đến các mạng xã hội, phản ánh rõ rệt sau chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2024. Các nền tảng mạng xã hội như Truth Social, nơi ông Trump thường xuyên sử dụng để chia sẻ quan điểm cá nhân, hay X của tỷ phú Elon Musk, đã ghi nhận lượng người dùng tăng mạnh, đặc biệt là từ các nhóm ủng hộ đảng Cộng hòa và các quan điểm bảo thủ. Ngược lại, Blue Sky, một nền tảng thay thế được nhiều người theo chủ nghĩa tự do và ủng hộ các giá trị tiến bộ lựa chọn, đã thu hút số lượng lớn người dùng rời bỏ các mạng xã hội truyền thống. Trong tuần đầu sau chiến thắng của ông Trump, Blue Sky báo cáo mức tăng hơn 1 triệu người dùng mới, thể hiện sự dịch chuyển rõ rệt trong hành vi sử dụng mạng xã hội. Xu hướng này cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của các nền tảng số trong việc định hình và thúc đẩy dư luận chính trị, đồng thời nhấn mạnh sự phân cực ngày càng gia tăng trong xã hội Mỹ.
Video đang HOT
Tình trạng chi phí sinh hoạt leo thang đã trở thành vấn đề nóng, gây áp lực lớn lên nhiều chính phủ đương nhiệm trên toàn cầu. Tại Mỹ, lạm phát kéo dài dưới thời Tổng thống Joe Biden với giá thực phẩm, năng lượng và nhà ở tăng cao, đã làm gia tăng tâm lý bất mãn của người dân. Điều này được coi là yếu tố then chốt góp phần vào chiến thắng của ông Donald Trump, khi ông hứa hẹn các chính sách kinh tế mạnh mẽ để giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân.
Trái ngược với xu hướng này, Ireland lại là một điểm sáng, nơi các đảng cầm quyền Fine Gael và Fianna Fail tiếp tục nhận được sự tín nhiệm từ người dân. Nhờ hoạt động điều hành ổn định, như kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các đảng này đã giành đủ số ghế để bắt đầu đàm phán thành lập liên minh mới. Đây là một ngoại lệ hiếm hoi giữa làn sóng phản đối các chính phủ đương nhiệm trên toàn thế giới.
Sự trở lại của ông Trump cũng làm gia tăng ảnh hưởng của các tỷ phú trong chính trị Mỹ. Tỷ phú Elon Musk được bổ nhiệm làm lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ mới thành lập, trong khi nhiều doanh nhân quyền lực khác giữ các vị trí quan trọng trong nội các mới của Mỹ. Mối liên kết chặt chẽ giữa lợi ích kinh doanh và chính quyền hứa hẹn tác động mạnh mẽ đến các chính sách kinh tế trong tương lai.
Một trong những điểm nổi bật trong năm 2024 là sự tăng trưởng mạnh mẽ của đồng Bitcoin, đán.h dấu một bước chuyển quan trọng trong lĩnh vực tiề.n điện tử. Sau chiến thắng của ông Trump, giá Bitcoin đã tăng vọt từ mức 68.000 USD vào ngày bầu cử lên hơn 100.000 USD trong vài tuần sau đó. Sự tăng trưởng này phần lớn được thúc đẩy bởi cam kết của ông Trump trong việc biến Mỹ thành “trung tâm tiề.n điện tử của thế giới.”
Hình ảnh minh họa đồng tiề.n điện tử Bitcoin. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã hứa hẹn tạo ra một kho dự trữ Bitcoin chiến lược quốc gia, đồng thời bổ nhiệm những người ủng hộ tiề.n điện tử vào các vị trí quan trọng, bao gồm cựu Giám đốc điều hành PayPal, ông David Sacks, và chuyên gia tài chính Paul Atkins. Những động thái này được xem như tín hiệu tích cực đối với các nhà đầu tư và cộng đồng tiề.n điện tử.
Tuy nhiên, các cam kết đầy tham vọng này vẫn cần thời gian để thực hiện, bởi việc xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý và tài chính phù hợp sẽ không hề đơn giản. Các thách thức bao gồm sự phản đối từ các cơ quan quản lý, lo ngại về tính ổn định của thị trường tiề.n điện tử và các rủi ro liên quan đến tội phạm tài chính.
Dù vậy, động lực từ chính quyền mới đã tạo ra một làn sóng lạc quan lớn trong lĩnh vực tiề.n điện tử, đán.h dấu sự dịch chuyển quan trọng trong cách tiếp cận chính sách đối với loại tài sản số này.
Tại Trung Quốc, chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp kích thích kinh tế nhằm khôi phục đà tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chững lại. Các chính sách bao gồm việc hạ lãi suất cho vay để khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư, đồng thời giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, qua đó giải phóng khoảng 1.000 tỷ nhân dân tệ tín dụng cho thị trường. Bắc Kinh cũng nới lỏng các quy định nhằm thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn.
Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ mang tính tạm thời và chưa thể giải quyết các vấn đề cơ cấu dài hạn. Tiêu dùng trong nước vẫn ở mức yếu, phản ánh tâm lý dè dặt của người dân trong việc chi tiêu do lo ngại về triển vọng kinh tế. Đồng thời, dân số giảm sút tiếp tục là thách thức lớn đối với tăng trưởng bền vững. Thị trường bất động sản, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn suy thoái kéo dài, làm giảm lòng tin của nhà đầu tư. Bắc Kinh đang đối mặt với áp lực kép: vừa phải đưa ra các biện pháp mạnh hơn để ổn định kinh tế trong ngắn hạn, vừa phải tái cấu trúc nền kinh tế để đối phó với các vấn đề dài hạn. Những thách thức này không chỉ ảnh hưởng đến sự phục hồi nội địa mà còn tác động đến vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu.
Năm 2024 chứng kiến những thay đổi mang tính bước ngoặt về kinh tế, chính trị và công nghệ, tạo ra một bức tranh toàn cầu đầy biến động và phức tạp. Từ sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ tại Mỹ, các nỗ lực quản lý công nghệ trên khắp thế giới, đến việc các cường quốc như Trung Quốc đối mặt với thách thức cơ cấu dài hạn, mỗi sự kiện đều góp phần định hình lại trật tự quốc tế. Những xu hướng này không chỉ xác định lại cách các quốc gia tương tác, hợp tác và cạnh tranh mà còn đặt ra bài toán hóc búa cho các nhà lãnh đạo: làm thế nào để đạt được tăng trưởng kinh tế trong khi duy trì ổn định xã hội và chính trị. Đó không chỉ là câu chuyện của những chính sách nhất thời, mà còn là bài kiểm tra khả năng thích nghi và định hình tương lai của từng quốc gia trong một thế giới đầy biến động.
Nền kinh tế toàn cầu chuẩn bị cho 'cú sốc vĩ mô' hậu bầu cử Mỹ
Theo tờ Financial Times, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ khiến cả châu Âu và châu Á lo ngại, khi các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp giờ đây phải đối mặt với sự chuyển dịch sang hướng bảo hộ thương mại do Mỹ dẫn đầu.
Cảng hàng hóa Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Các quốc gia xuất khẩu của châu Âu, dẫn đầu là Đức, sẽ chịu ảnh hưởng lớn nếu ông Trump thắt chặt các hạn chế thương mại như đã tuyên bố.
Chủ tịch Viện Kinh tế Thế giới Kiel (Đức), Moritz Schularick, mô tả nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump sẽ là "thời khắc kinh tế khó khăn nhất" trong lịch sử hậu chiến của Đức. Ông cho rằng Đức đã không chuẩn bị để đối phó với những thách thức về chính sách thương mại mà nước này sẽ sớm phải đối mặt.
Tuy nhiên, những tác động đối với nền kinh tế toàn cầu không đến ngay lập tức và cũng không đơn giản.
Nhiều nhà phân tích kỳ vọng tuyên bố của ông Trump về việc giảm kéo dài vĩnh viễn Đạo luật Giảm thuế năm 2017 đối với các tập đoàn và người giàu sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Theo ông Innes McFee tại tổ chức nghiên cứu và dự báo kinh tế Oxford Economics (Anh), các biện pháp kích thích tài khóa có thể chiếm ưu thế và là một điểm tích cực nhỏ trong tương lai gần.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng vọt trong ngày sau chiến thắng quyết định của ông Trump khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào triển vọng giảm thuế doanh nghiệp và bãi bỏ quy định.
Nếu ông Trump thực hiện kế hoạch áp mức thuế 20% đối với các nhà xuất khẩu ngoài Trung Quốc, quốc gia có thể bị áp mức thuế 60%, điều này sẽ làm tăng khả năng về các biện pháp thương mại đáp trả có thể làm chệch hướng thương mại. Tuy nhiên, sẽ mất nhiều tháng nữa trước khi các chi tiết về chính sách thương mại của ông Trump được công bố.
Ông McFee nhận định tác động tới phần còn lại của thế giới sẽ phụ thuộc vào quyết định cuối cùng về chế độ thuế quan của Mỹ.
Ông Peter Sand, nhà phân tích trưởng tại công ty phân tích dữ liệu vận chuyển Xeneta (Na Uy), nhận định giá cước vận chuyển sẽ tăng mạnh khi các công ty đổ xô gửi hàng đến Mỹ trước lễ nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1.
Ông Sand cho biết phản ứng theo quán tính của các hãng vận chuyển Mỹ sẽ là nhập khẩu trước khi ông Trump áp mức thuế mới, nếu có kho bãi và hàng hóa để vận chuyển, từ đó quản lý rủi ro trong ngắn hạn.
Advertisements
X
Trong một dấu hiệu cho thấy áp lực dài hạn trước sự dịch chuyển sang hướng bảo hộ thương mại của Mỹ, cổ phiếu của các công ty vận chuyển toàn cầu đã giảm trong ngày 6/11. Cổ phiếu của tập đoàn vận chuyển container lớn thứ hai thế giới, Maersk, giảm 7,6%, trong khi Hapag-Lloyd giảm 5,8%.
Các dự báo của Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế (IMF) cho thấy nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng lớn quyết định về thuế của ông Trump nhằm vào một phần đáng kể thương mại toàn cầu.
Trong dự báo vào tháng trước, IMF cho biết thuế quan, cùng với phần còn lại của chương trình nghị sự kinh tế của ông Trump, gồm việc thắt chặt các quy định về nhập cư, gia hạn cắt giảm thuế và tăng chi phí vay toàn cầu, sẽ khiến sản lượng kinh tế toàn cầu giảm 0,8% trong năm 2025 và 1,3% vào năm 2026.
Ông Krishna Guha, Phó Chủ tịch Evercore ISI (Mỹ), nhận định "cú sốc vĩ mô" đến từ chiến thắng của ông Trump sẽ có những tác động trái chiều mạnh mẽ đối với nền kinh tế toàn cầu, với việc Mỹ ghi nhận lạm phát và tăng trưởng cao hơn, trong khi các quốc gia khác chịu tình trạng giảm phát và sản lượng giảm.
Ông Hildegard Mller, người đứng đầu hiệp hội thương mại ô tô Đức, cho biết các nhà sản xuất đối mặt áp lực rất lớn phải di dời sản xuất từ châu Âu sang Mỹ.
Chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế Cologne, Michael Hther, cảnh báo các công ty Đức cần chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại tốn kém ngay từ bây giờ.
Ireland (Ai-len), nơi các công ty công nghệ và dược phẩm lớn của Mỹ có những hoạt động quan trọng hoặc đặt trụ sở chính, cũng có mối quan hệ thương mại rất lớn với Mỹ.
Nhà kinh tế trưởng tại Viện Các vấn đề quốc tế và châu Âu, Dan O'Brien, cho biết đây thực sự là vấn đề lớn đối với nền kinh tế Ireland. Ông cho biết thêm việc áp thuế quan trên diện rộng là rủi ro lớn nhất trong ngắn hạn đối với nền kinh tế Ireland.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), châu Âu dường như rất dễ bị tổn thương, khi Mỹ chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của khối vào năm ngoái. Với 502 tỷ euro (538 tỷ USD), xuất khẩu của Liên minh châu Âu (EU) lớn hơn 46% so với lượng hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ khu vực.
Các nhà kinh tế tại ngân hàng ABN Amro (Hà Lan) cảnh báo thuế quan mà ông Trump áp đặt sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vốn đã mong manh, với rủi ro tăng trưởng giảm và lạm phát tăng đáng kể.
Kết quả sẽ là lãi suất thấp hơn tại khu vực và chênh lệch lãi suất giữa EU và Mỹ sẽ lớn hơn.
Trong khi hầu hết các cổ phiếu của các doanh nghiệp châu Âu đều mất giá, giá cổ phiếu của Raiffeisen Bank International (Áo), ngân hàng phương Tây lớn nhất vẫn đang hoạt động tại Nga, vượt trội trong chỉ số ngân hàng Euro Stoxx, khi tăng hơn 6%. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump liên tục tuyên bố ông có thể nhanh chóng chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Những tác động ở những nơi khác sẽ phụ thuộc vào mức độ ông Trump theo đuổi chương trình nghị sự chống toàn cầu hóa của mình.
Các nhà xuất khẩu châu Á phải chịu nhiều rào cản thương mại hơn, trong khi nền kinh tế vốn đã yếu của Trung Quốc sẽ phải chịu tổn thất nghiêm trọng nếu ông Trump tiếp tục kế hoạch áp thuế 60% đối với tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.
Các nhà phân tích tại Citigroup lập luận cảnh báo áp thuế 60% đối với Trung Quốc giống như một "con bài mặc cả" hơn là một rủi ro thực sự.
Mexico, quốc gia đã vượt Trung Quốc để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ, cũng dễ bị tổn thương mặc dù đã ký một thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ và Canada trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump.
Ông Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế, gồm mức thuế 200% đối với ô tô nhập khẩu từ Mexico, trừ phi nước láng giềng phía nam hạn chế dòng người di cư qua biên giới.
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Honda ngày 6/11 cảnh báo về tác động cực kỳ lớn đến hoạt động xuất khẩu của họ sang Mỹ từ các nhà máy ở Mexico nếu ông Trump thực hiện cam kết trên.
Đối với các đối tác thương mại của Mỹ, viễn cảnh trước mắt là một đợt bất ổn gia tăng kéo dài khi nền kinh tế quan trọng nhất thế giới trải qua sự thay đổi mang tính lịch sử.
Nhà kinh tế tại Ngân hàng Berenberg (Đức), Holger Schmieding, cho rằng những động thái điều chỉnh về chính sách kinh tế, thương mại của ông Trump luôn khó đoán, vì vậy không thể thực sự đán.h giá được ông sẽ thực hiện những cam kết nào trong số các tuyên bố không phải luôn nhất quán trong chiến dịch tranh cử của mình.
Ngân hàng trung ương Mexico hạ lãi suất lần thứ năm liên tiếp Ngân hàng trung ương Mexico (Banxico) hôm 19/12 thông báo hạ lãi suất cơ bản 0,25 điểm phần trăm từ 10,25% xuống còn 10%. Đây là lần cắt giảm lãi suất thứ năm liên tiếp trong năm 2024 của tổ chức tài chính này. Trụ sở Ngân hàng Trung ương Mexico. Ảnh: Getty Images/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Mexico dẫn thông cáo của...