Nhìn lại ba yếu tố gây ra khủng hoảng khí đốt nghiêm trọng ở châu Âu
Giá khí đốt ở châu Âu là tâm điểm đưa tin của truyền thông thế giới trong thời gian gần đây.
Theo trang oilprice.com, vào tháng 4/2022, cơ quan quản lý Ofgem đã tăng mức trần giá năng lượng của Anh thêm 54%, từ 1.277 bảng mỗi năm lên 1.971 bảng mỗi năm, dựa trên mức sử dụng điển hình. Vào tháng 5, Ofgem tuyên bố con số này sẽ tăng lên tới 2.800 bảng mỗi năm vào tháng 10. Tuy nhiên, nhiều người dự kiến rằng mức tăng thực tế có thể còn lớn hơn.
Giá trần tăng chủ yếu là do chi phí khí đốt tự nhiên tăng vọt. Giá khí đốt đã tăng từ 47,99 euro/MWH vào ngày 16/8/2021 lên 220,11 euro/MWH hiện nay. Sau đây là một số yếu tố khiến giá khí đốt tăng vọt và dẫn tới khủng hoảng khí đốt ở châu Âu.
Khí đốt và địa chính trị
Trước năm 2022, khoảng 40% lượng khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) do Nga cung cấp, trong đó Đức là nhà nhập khẩu lớn nhất. Kể từ khi có các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, khí đốt đã trở thành thứ có thể tạo sức ép lên các đối thủ địa chính trị của Nga.
Sau khi dự án đường ống Nord Stream 2 bị đình chỉ vào tháng 2, Đức vẫn nhận được khí đốt của Nga thông qua đường ống Nord Stream 1. Lượng khí đốt qua đường ống này đã giảm trong suốt cả năm nay và gần đây đã giảm xuống 20% công suất. Nga nói lỗi tuabin của đường ống là nguyên nhân khiến lượng khí đốt sụt giảm.
Trạm tiếp nhận của hệ thống đường ống dẫn dầu Druzhba giữa Hungary và Nga ở gần thị trấn Szazhalombatta, cách Budapest (Hungary) khoảng 30km về phía Nam ngày 5/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, trong khi đó, Nga đã tăng cường chuyển khí đốt cho Hungary. Tới cuối tháng 8, tập đoàn Nga Gazprom sẽ cung cấp cho Hungary thêm 2,6 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày.
Quyết tâm của châu Âu khi theo đuổi các biện pháp trừng phạt Nga sẽ bị ảnh hưởng nếu tình hình phân phối khí đốt tiếp tục diễn ra như trên.
Video đang HOT
Mùa hè nóng, mùa đông lạnh
Một trạm trung chuyển khí đốt tại Werne, miền Tây Đức ngày 15/7. Ảnh: AFP/TTXVN
Phần lớn kế hoạch đối phó với cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu vẫn xoay quanh việc xây dựng các cơ sở tích trữ trước mùa đông. Ví dụ, các quốc gia EU cam kết sẽ cố gắng tích đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt lên 85% vào tháng 11, đồng thời cam kết giảm tiêu thụ khí đốt 15% trong những tháng mùa đông. Mùa đông là giai đoạn rất quan trọng vì nhu cầu dùng khí đốt để sưởi ấm và thắp sáng đạt đỉnh điểm.
Tuy nhiên, mùa hè đã khiến kế hoạch tích trữ khí đốt cho mùa đông bị ảnh hưởng mạnh. Nhiều quốc gia trên khắp châu Âu đã trải qua những đợt nắng nóng kỷ lục, từ đó dẫn đến gia tăng nhu cầu dùng điều hòa không khí. Điều hòa không khí ở châu Âu thường chạy bằng điện được sản xuất từ khí đốt.
Do đó, vào thời điểm mà châu Âu cần giảm thiểu tiêu thụ khí đốt để tích lũy càng nhiều càng tốt, thì trên thực tế nhu cầu khí đốt cao lại bất thường, làm chậm lại quá trình tích trữ khí đốt.
Thiếu giải pháp thay thế
Trong khi châu Âu tìm cách loại bỏ khí đốt Nga thì họ lại thiếu nguồn khí đốt thay thế.
Lòng sông khô cạn do hạn hán tại Saint-Anastasie, miền nam nước Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Ví dụ, trong vài tuần qua, chính phủ Anh đã tham gia các cuộc đàm phán với tập đoàn năng lượng Centrica để khôi phục địa điểm lưu trữ khí đốt ngoài khơi Rough, nằm ở Biển Bắc. Rough đã bị đóng cửa vào năm 2017 vì bị coi là không đủ quan trọng để đầu tư. Đây là quyết định cho thấy thiếu thiếu tầm nhìn xa về cuộc khủng hoảng năng lượng trên khắp châu Âu.
Trong một diễn biến khác, Đức đã đóng cửa 3 trong số 6 cơ sở điện hạt nhân còn có thể hoạt động vào cuối năm 2021. Ba cơ sở cuối cùng dự kiến bị đóng cửa trong năm nay nhưng do khủng hoảng năng lượng, Chính phủ Đức có vẻ sẽ từ chối thực hiện chính sách đó.
Tuy nhiên, ngay cả những quốc gia ủng hộ năng lượng hạt nhân cũng không an toàn vào năm 2022. Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, Pháp sản xuất khoảng 70% điện năng từ năng lượng hạt nhân, nhưng các nhà máy này đã bị ảnh hưởng nặng nề do hạn hán ở châu Âu. Nắng nóng gay gắt khiến nước sông quá ấm nên không thể làm mát cho nhà máy điện hạt nhân.
Các nguồn năng lượng thay thế khác như thủy điện hay điện mặt trời cũng đang bị đình trệ vì nắng nóng quá khắc nghiệt.
Tác động lâu dài của cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có thể buộc các quốc gia phải xem xét cách kiểm soát tốt hơn an ninh năng lượng thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, nhưng việc kế hoạch như vậy thường diễn ra trong thời bình chứ không phải trong bối cảnh xung đột.
Do đó, cuộc chiến cung cấp nhiên liệu cho hàng triệu người trên khắp châu Âu sẽ ngày càng khốc liệt hơn trong bối cảnh dự báo cho thấy giá khí đốt có thể tiếp tục tăng từ mức vốn đã cao kỷ lục.
Chuỗi cung ứng ở Đức có thể sụp đổ do thiếu khí đốt của Nga
Toàn bộ chuỗi cung ứng và sản xuất có thể sụp đổ nếu khí đốt tự nhiên mà Nga cung cấp cho Đức giảm hơn nữa.
Trạm bơm khí của Hệ thống đường ống Nord Stream 1, dẫn khí đốt từ Nga sang Đức qua biển Baltic, tại Lubmin, miền Đông Bắc Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang oilprice.com ngày 3/8, tập đoàn hóa chất Đức Covestro đưa ra nhận định trên trong một cảnh báo mới. Theo cảnh báo đó, lượng khí đốt vận chuyển qua đường ống Nord Stream giảm nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Trong thông báo thu nhập quý II công bố ngày 2/8, Covestro nói: "Do mối liên hệ chặt chẽ giữa ngành hóa chất và các lĩnh vực liên quan, tình hình xấu thêm nữa có khả năng khiến toàn bộ chuỗi cung ứng và sản xuất sụp đổ".
Nếu buộc phải sử dụng hạn chế khí đốt trong năm nay, các cơ sở sản xuất của Covestro sẽ chỉ hoạt động một phần hoặc phải đóng cửa toàn bộ, tùy vào mức độ khí đốt bị cắt giảm. Covestro chiếm khoảng 1/4 năng lực sản xuất trên toàn cầu.
Như nhiều khách hàng tiêu thụ khí đốt lớn khác trong ngành hóa chất, không chỉ ở Đức mà còn ở châu Âu, Covestro đã đưa ra nhiều biện pháp để cắt giảm nhu cầu khí đốt, trong đó có cảnh biện pháp chuyển sang sử dụng máy phát điện chạy bằng dầu. Công ty cho biết đang tiếp tục cải tiến các công nghệ sản xuất hiện có và đưa ra những công nghệ mới để giảm tiêu thụ khí đốt và năng lượng hơn nữa.
Sau khi xảy ra xung đột ở Ukraine, Covestro dự báo sẽ tiếp tục xảy ra những tác động lên chuỗi cung ứng toàn cầu, mức giá năng lượng vẫn sẽ rất cao, lạm phát cao và tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu yếu hơn.
Giám đốc tài chính Covestro Thomas Toepfer cho biết: "Trong nửa cuối năm nay, rủi ro kinh tế vĩ mô một lần nữa gia tăng đáng kể, đặc biệt là liên quan chi phí năng lượng rất cao và bất ổn trong nguồn cung cấp khí đốt tại các nhà máy ở Đức của chúng tôi".
Hóa chất và các ngành công nghiệp khác ở Đức đã buộc phải giảm hoặc cân nhắc giảm sản lượng do giá năng lượng ở mức rất cao và nguồn cung cấp khí đốt từ Nga giảm. Ngành hóa chất là ngành công nghiệp lớn thứ ba ở Đức, sau ngành sản xuất ô tô và máy móc, là ngành tiêu thụ khí đốt lớn nhất cả nước, chiếm 15% tổng lượng khí đốt tiêu thụ.
Ông Wolfgang Grosse Entrup, Giám đốc điều hành Hiệp hội Hóa chất Verband der Chemischen Industrie (VCI), nói rằng ngành hóa chất Đức có không nhiều lựa chọn để tiết kiệm khí đốt. Nhiều công ty Đức có nguy cơ phải ngừng sản xuất nếu tình hình tệ hơn.
Kể từ xung đột ở Ukraine, Nga đã giảm lượng khí đốt chuyển qua đường ống Nord Stream, xuống chỉ còn 20% công suất. Trước đó vài ngày, tập đoàn Gazprom của Nga đã khởi động lại đường ống ở mức 40% công suất sau khi kết thúc bảo trì định kỳ 10 ngày.
Tình hình của các công ty công nghiệp của Đức đã trở nên tồi tệ hơn kể từ giữa tháng 6, khi Nga lần đầu tiên cắt giảm 60% nguồn cung thông qua Nord Stream.
Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK), cứ 6 công ty công nghiệp Đức thì có một công ty cảm thấy buộc phải giảm sản xuất do giá năng lượng cao. Cuộc khảo sát cũng cho thấy chỉ một nửa số công ty công nghiệp Đức đã đáp ứng các yêu cầu về khí đốt hàng năm vào năm 2022. Hơn 1/3 các doanh nghiệp công nghiệp vẫn phải mua hơn 30% nhu cầu khí đốt hàng năm.
Đức đang chuẩn bị bước vào một mùa đông khó khăn, cả với các ngành công nghiệp và các hộ gia đình, khi lượng cung cấp khí đốt của Nga ngày càng trở nên khó lường.
Đức sẽ nằm trong số các quốc gia thành viên EU bị ảnh hưởng nhiều nhất trong trường hợp Gazprom hạn chế hoặc cắt nguồn cung cấp cho châu Âu sau khi khởi động lại Nord Stream vào cuối tháng 7.
Giá khí đốt châu Âu tăng 30% sau khi nguồn cung từ Nga giảm Giá khí đốt châu Âu ngày 27/7 đã tăng 30% trong vòng hai ngày sau khi Nga cảnh báo cắt giảm một nửa lượng khí đốt cung cấp tới châu lục này so với mức vốn đã thấp. Giá khí đốt ở châu Âu dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ảnh: SPE Sau khi tăng vọt hôm 26/7, giá...