Nhìn lại 2 năm dịch COVID-19 tại Mỹ Latinh
Cách đây đúng 2 năm, ngày 26/2/2020, khu vực Mỹ Latinh ghi nhận ca bệnh đầu tiên mắc COVID-19, là một người Brazil trở về từ Italy.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở San Lorenzo, Paraguay. Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ đó, khu vực này đã gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề từ cơn ác mộng mang tên đại dịch cho dù cũng đã đạt được bước tiến đáng kể trong công tác tiêm chủng.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, đại dịch COVID-19 đã phơi bày những bất cập trong hệ thống chăm sóc y tế của khu vực, vốn không được chuẩn bị sẵn sàng trước cơn “đại hồng thủy” lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Khủng hoảng y tế cũng đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình làm rung chuyển nền chính trị tại nhiều nước. Tại Paraguay, thiếu hụt nguồn cung y tế và phản ứng kém hiệu quả của chính phủ đã dẫn đến làn sóng biểu tình kéo dài nhiều tuần ở các thành phố lớn. Ở Mexico, chiến lược chống dịch hời hợt của chính phủ cũng là nguyên nhân khiến quốc gia này nằm trong top 5 thế giới về ca tử vong do COVID-19, với hơn 316.000 người không qua khỏi tính đến hiện tại.
Về kinh tế, Mỹ Latinh trải qua “năm COVID-19 đầu tiên” đặc biệt khó khăn. Số liệu của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh (CEPAL) cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ Latinh trong năm 2020 giảm tới 7,7% trước khi phục hồi về mức tăng trưởng 3,7% trong năm 2021. Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế khu vực chỉ tăng khoảng 2,4% trong năm nay.
Sau 2 năm kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên, Mỹ Latinh đã ghi nhận 146 triệu ca mắc, trong đó có 2,6 ca tử vong. Đại dịch kéo đến đã để lại nỗi đau khôn nguôi cho cả xã hội, nhất là những người bị ảnh hưởng trực tiếp. Những chuyên gia y tế đã phải hàng ngày hàng giờ chăm sóc bệnh nhân trong tình trạng quá tải mọi mặt, từ thiếu giường bệnh, thuốc men đến nhân lực. Thậm chí đôi khi họ đã bất đắc dĩ trở thành những người duy nhất có mặt bên bệnh nhân trong phút lâm chung. Đã có nhiều bức ảnh, phóng sự ghi lại trung thực tình cảnh thương tâm do đại dịch gây ra như những gì đã xảy ra ở Brazil hay Ecuador khi mạng lưới y tế sụp đổ và dịch vụ tang lễ quá tải vì có quá nhiều người chết.
Đại dịch cũng giáng đòn mạnh vào hệ thống giáo dục ở hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh. Theo CEPAL, các lớp học đóng cửa đã ảnh hưởng đến 167 triệu học sinh trong khu vực. UNESCO cũng ước tính khoảng 3,1 triệu trẻ em và thanh thiếu niên Mỹ Latinh đã vĩnh viễn bị đứng ngoài hệ thống giáo dục. Tại Argentina, mặc dù năm nay phần lớn học sinh sẽ quay lại học trực tiếp nhưng vẫn còn hàng chục nghìn trẻ em, phần lớn đến từ những nhóm dễ tổn thương nhất, bị “ngắt kết nối” với hệ thống giáo dục và chưa thể trở lại trường. Trong khi đó, một số nước khác vẫn chưa cho học sinh đi học trở lại như tại Peru, quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới (634 ca tử vong/100.000 dân). Peru xác định tháng Ba tới là thời hạn cuối để mở lại trường học.
Video đang HOT
Trong tổng thể bức tranh đại dịch COVID-19 ở Mỹ Latinh trong 2 năm qua, chỉ có một điểm sáng duy nhất là công tác tiêm chủng vaccine. Các chiến dịch tiêm chủng diện rộng đã được khởi động từ tháng 12/2020 và chứng minh được hiệu quả dù vẫn còn một số bất cập và trở ngại phía trước như sự xuất hiện của biến thể Omicron.
Nổi bật nhất là Chile, một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, với trên 93% người trưởng thành đã được chủng ngừa. Tuy nhiên trong những tháng mùa Hè gần đây, tỷ lệ dương tính ở nước này đã một lần nữa vượt ngưỡng 35%, thách thức năng lực của hệ thống y tế và làm gia tăng tỷ lệ tử vong cho dù chính phủ vẫn duy trì các biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang hay xét nghiệm PCR ở các sân bay.
Tại Bolivia, chiến dịch tiêm chủng được triển khai cho các nhân viên y tế trước khi mở rộng cho toàn bộ dân số trưởng thành và đến nay bắt đầu tiêm chủng cho trẻ trên 5 tuổi. Peru cũng là nước triển khai công tác tiêm chủng tốt, giống như hai quốc gia ở Trung Mỹ là Panama và Costa Rica. Tuy nhiên, Honduras và Guatemala lại bị tụt hậu trong tiến trình tiêm chủng. Hiện mới chỉ có 30% dân số Guatemala ược tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Quốc gia gây nhiều tranh cãi nhất trong cuộc chiến chống COVID-19 ở Mỹ Latinh có lẽ là Brazil, nơi Tổng thống Jair Bolsonaro thời gian đầu đã liên tục hạ thấp tính nghiêm trọng của đại dịch và coi thường các biện pháp phòng ngừa. Theo Giáo sư Dimas Tadeu Covas, Chủ tịch Viện Butantan – một trung tâm nghiên cứu sinh học của Brazil, quốc gia Nam Mỹ này luôn có vai trò quan trọng trong phong trào y tế quốc tế nhưng lại có bước đi trái ngược trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, có một điểm may mắn là chính quyền các bang ở Brazil đã kịp thời áp dụng các biện pháp hạn chế. Hiện Brazil đang nằm trong top đầu các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới với trên 73% dân số đã được tiêm 2 mũi và 23% dân số đã được tiêm mũi tăng cường.
Hiện nỗi lo lớn nhất ở Mỹ Latinh đang dồn vào Haiti, quốc gia nghèo nhất châu Mỹ và hiện mới chỉ có 0,9% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Giáo sư Covas cảnh báo các quốc gia có hoàn cảnh tương tự như Haiti, chẳng hạn một số nước châu Phi, đang ghi nhận số ca nhiễm tăng cao và có khả năng tạo biến thể mới. Do đó cần có hành động toàn cầu để ngăn chặn viễn cảnh đáng lo ngại này lan sang các khu vực khác nơi tình hình vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn.
Nguy cơ nhập viện vì Omicron thấp, Malaysia siết chặt xuất cảnh
Theo Cơ quan An ninh y tế Anh (UKHSA), nguy cơ nhập viện của người nhiễm biến thể Omicron thấp hơn chủng Delta tới ba lần.
"Dữ liệu phân tích về biến thể Omicron là tích cực, nhưng mức độ phổ biến cao của virus sẽ khiến việc chăm sóc y tế gặp áp lực", cố vấn y tế hàng đầu của UKHSA, bà Susan Hopkins nói với hãng tin RT.
Người dân đi tiêm chủng. Ảnh: AP
Kết quả nghiên cứu về 528.176 trường hợp nhiễm Omicron và 573.012 ca mắc Delta được UKHSA thực hiện cùng Đơn vị thống kê sinh học MRC của trường Đại học Cambridge gần đây cho thấy, nguy cơ nhập viện điều trị của người nhiễm Omicron sẽ thấp hơn những ca mắc chủng Delta tới ba lần.
"Hiện còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào về mức độ nhiễm bệnh nghiêm trọng phải nhập viện, và khả năng lây truyền tăng cao của Omicron. Số trường hợp nhiễm bệnh đang tăng trong nhóm dân số trên 60 tuổi, có nghĩa là dịch vụ y tế của Anh sẽ chịu áp lực đáng kể trong những tuần tới", bà Hopkins nói thêm.
Malaysia siết chặt xuất cảnh
Giới chức Malaysia tuyên bố sẽ cho ngừng các chuyến bay đến Ảrập Xêút từ ngày 8/1 tới, để ngăn biến thể Omicron tiếp tục lây lan.
"Phần lớn người hành hương trở về từ nước ngoài sẽ thực hiện việc cách ly tại nhà trong 7 ngày. Nhưng trong trường hợp họ không tuân thủ theo các quy định phòng dịch, thì những ca nhập cảnh dương tính với Covid-19 sẽ lây bệnh cho người thân trong gia đình", tờ Channel News Asia dẫn lời Bộ Trưởng Y Tế Malaysia Khairy Jamaluddin nói hôm 1/1.
"Tất cả những người dân Malaysia trở về từ ngày 3/1 sẽ phải cách ly ở những cơ sở y tế. Những người đến Ảrập Xêút hành hương trong khoảng thời gian từ 1/1-7/1 vẫn được phép tiếp tục cuộc hành trình của họ. Nhưng khi trở về, họ sẽ phải thực hiện việc cách ly ở các cơ sở y tế hoặc khách sạn được Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia chỉ định", ông Jamaluddin nói thêm.
Cũng theo Bộ trưởng Y tế Malaysia, nước này trong ngày 31/12 đã ghi nhận tổng cộng 64 ca nhiễm Omicron mới, trong đó một nửa có liên quan tới người trở về từ Ảrập Xêút.
"Số người Malaysia từ Ảrập Xêút trở về luôn ở mức 800-1.000 trường hợp/ngày. Điều này làm tăng nguy cơ các ca nhập cảnh nhiễm bệnh và biến thể Omicron xâm nhập vào Malaysia", ông Jamaluddin nhận định.
Theo dữ liệu thống kê của trang Worldometers, Malaysia đã ghi nhận thêm khoảng 3.386 ca nhiễm mới và 26 ca tử vong do Covid-19 trong 24 giờ qua. Đến nay, nước này đã có hơn 2,7 triệu ca nhiễm và 31.513 ca tử vong.
Chuyên gia y tế Mỹ cảnh báo dịch sẽ tồi tệ hơn
"Biến thể Omicron thật sự ở khắp mọi nơi. Điều khiến tôi lo lắng là nền kinh tế có thể ngừng hoạt động trong một tháng tới, không phải bởi những chính sách của chính phủ liên bang hoặc chính quyền các bang, mà là do có quá nhiều người nhiễm bệnh", giáo sư Megan Ranney làm việc tại Trường y tế công cộng thuộc Đại học Brown nói với hãng tin CNN.
Hãng tin CNN dẫn số liệu từ trường Đại học Johns Hopkins cho biết, số ca nhiễm Covid-19 theo ngày ở Mỹ đã 4 lần lập đỉnh trong một tuần qua, với kỷ lục hơn 386.000 ca nhiễm mới trong ngày 31/12. Số ca nhiễm tăng cao như vậy đã gây gián đoạn cuộc sống của nhiều người dân nước này.
Một số diễn biến khác về dịch bệnh
Cập nhật lúc 5h sáng ngày 2/1 của trang thống kê toàn cầu Worldometers cho thấy, dịch Covid-19 đang hoành hành ở 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm virus cho hơn 289,5 triệu người và cướp đi mạng sống của hơn 5,4 triệu bệnh nhân. Số hồi phục đạt hơn 254,1 triệu trường hợp.
Xu hướng đi du lịch để chữa bệnh lên ngôi tại Bỉ Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày càng có nhiều người dân Bỉ lựa chọn ra nước ngoài để chữa bệnh. Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng này là do chi phí cho chăm sóc y tế tại Bỉ cao hơn so với nhiều quốc gia khác. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện...