Nhìn gần quy trình ướp trà sen đắt nhất Việt Nam
Tháng 6 khi sen hồng bắt đầu nở rộ tại các đầm ở Hồ Tây cũng là lúc người làm nghề ướp trà sen tại phường Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) tất bật vào vụ mùa mới.
Để làm ra được 1 kg trà sen khô loại thượng hạng thì cần đến 1.000 bông sen tươi và phải trải qua 7 lần tẩm ướp với quy trình rất kỳ công
1kg trà sen Hồ Tây thượng hạng trên thị trường có giá bán từ 7-10 triệu đồng/kg. Loại trà xổi ướp trong bông sen có giá 30 nghìn đồng/bông (khoảng 3-4 triệu đồng/kg). Đây cũng được xem là loại trà có giá đắt đỏ bậc nhất chỉ dành cho giới nhà giàu.
Từng bông sen Bách Diệp được chọn lựa cẩn thận sau đó cánh hoa, nhụy hoa và gạo sen được tách rời.
Sen dùng ướp trà nhất định phải là sen Bách Diệp ở Hồ Tây với nhiều cánh, màu hồng nhạt, chúm chím nụ.
Những bông hoa sen phải được hái từ sáng sớm, khi còn hơi sương để đảm bảo độ tươi và giữ được hương vị của sen.
Video đang HOT
Dưới bàn tay khéo léo của những người thợ làm nghề, cánh hoa, nhụy hoa và gạo sen được tách rời. “Để thu được 100g gạo sen sẽ cần trung bình khoảng 1000 bông hoa”.
Nhắc đến công việc làm trà sen truyền thống phải kể đến gia đình cụ Nguyễn Thị Dần (98 tuổi) sống tại số nhà 33 phố Tô Ngọc Vân (quận Tây Hồ, Hà Nội) với hơn 7 thập kỷ gắn bó với công việc này. Trong ảnh là bà Ngô Thị Thân (con gái cụ Dần) đang tiếp nối nghề truyến thống của gia đình.
Mọi công đoạn ướp trà sen đều được làm thủ công hoàn toàn. Từ lâu trà sen Hồ Tây đã trở thành một thức quà nổi tiếng của người Hà Nội. Trà sen đặc sắc bởi các công đoạn được chế biến một cách cầu kì và tỉ mỉ
Làm trà sen không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận.
Để ra được thức trà đặc biệt Hồ Tây với hương vị tinh túy nhất cần qua 7 lần ủ gạo và sấy. Cứ một lớp trà rồi đến một lớp mỏng gạo sen, sau cùng phủ một lớp giấy. Càng ướp nhiều lần hương sen càng quyện, trà càng thơm”.
Theo bà Dần chia sẻ trà sen Tây Hồ được chia làm 2 loại: trà sen truyền thống và trà sen ướp xổi.
Trà sen ướp xổi được bỏ vào trong bông sen, sau đó dùng lá sen bọc chặt bên ngoài. Bông sen sau khi bọc trà sẽ được ngâm một đêm để hương sen thấm đều vào trà là có thể thưởng thức được ngay.
Loại trà sen ướp xổi này được bán lẻ với giá khoảng 50.000 đồng/bông (mỗi bông pha được 2 ấm trà).
Du khách tới Hà Giang tăng mạnh
Lượng khách du lịch tới Hà Giang trong tháng 10 tăng gần 12 lần so với tháng trước và tăng khoảng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, trong tháng 10 của năm 2020, khách du lịch đến địa phương này đạt hơn 255.000 lượt, tăng gần 12 lần so với tháng trước và tăng 86% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách quốc tế đạt khoảng 440 lượt người. Đây là những du khách nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.
Thời điểm này, Hà Giang đang có lễ hội hoa tam giác mạch. Ảnh: Nguyễn Tùng
Ông Nguyễn Văn Tùng, Giám đốc công ty du lịch Tây Bắc cho biết, bước sang tháng 10, khi mùa hoa Tam giác mạch Hà Giang bắt đầu nở, số lượng khách mua tour đến địa phương này tăng hàng tuần.
"Từ đầu tháng 10, trung bình mỗi tuần có khoảng 200 khách mua tour đi du lịch Hà Giang. Lượng khách này đang có chiều hướng tăng nhanh mỗi tuần", ông Tùng nói. Trước đó, mỗi tuần doanh nghiệp của ông chỉ phục vụ trung bình 130-150 khách. Đặc biệt, lượng khách đến Hà Giang không tập trung đông vào các ngày cuối tuần mà gần như khởi hành đều các ngày.
Vietrantour cũng đón khá nhiều khách đi Tây Bắc, trong đó có Hà Giang. "Tính riêng tháng 9 và tháng 10, doanh nghiệp này đã phục vụ khoảng 10 đoàn, gần 200 khách, ông Trần Trung Kiên, đại diện hãng lữ hành nói.
Đoàn khách của công ty du lịch Tây Bắc chụp ảnh lưu niệm khi tham quan Hà Giang. Ảnh: Nguyễn Văn Tùng
Tương tự, Fiditour - Vietluxtour, Vinagroup Travel, Hi Travel đều có lượng khách tăng 50-100% so với cùng kỳ hoặc tháng trước.
Một trong những nguyên nhân tăng trưởng, theo bà Trần Bảo Thu (Fiditour) là ngành du lịch địa phương đã làm tốt công tác quảng bá. "Hiệu ứng từ những chương trình quảng bá đã tạo được thương hiệu du lịch Hà Giang độc đáo, đưa địa phương này vào top các điểm đến được ưa thích", bà Thu nói.
Dù vậy, Hà Giang chỉ phù hợp với khách lẻ và khách tự do vì hạ tầng giao thông và dịch vụ còn hạn chế. Hà Giang cũng không phù hợp với khách cao tuổi hoặc người có sức khỏe không tốt.
Du khách chụp ảnh bên dòng sông Nho Quế. Hà Giang nổi tiếng với những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ Ảnh: Nguyễn Tùng
Theo ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hà Giang: "Sự đa dạng trong bản sắc văn hóa đã tạo nên bức tranh đa sắc màu mà mỗi du khách đều muốn khám phá, tìm hiểu khi tới đây".
"Du khách đến Hà Giang không chỉ vì ruộng bậc thang và hoa tam giác mạch mà gần như thời điểm nào trong năm chúng tôi cũng có sự kiện để thu hút khách", ông Hải nói thêm.
Hà Giang đang xây dựng hình ảnh là điểm đến du lịch quanh năm và kỳ vọng sẽ đón 1,3 triệu lượt khách trong năm nay, đạt 90% so với năm 2019.
Hà Giang có 830 cơ sở lưu trú với khoảng hơn 7.000 buồng và 13.004 giường. Để kích cầu du lịch, thu hút du khách đến địa phương, các điểm tham quan tại Hà Giang đang áp dụng chính sách giảm 50% giá vé; các cơ sở kinh doanh lưu trú, mua sắm... trên địa bàn đang cam kết giảm giá từ 15%- 50%, áp dụng đến ngày 31/12.
VnExpress phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của du khách khi đến địa phương. Dữ liệu sẽ được phục vụ cho công tác quản lý điểm đến, chất lượng dịch vụ...
Tour leo núi thể thao ở Lạng Sơn Du khách có thể chinh phục những ngọn núi có dốc đá thẳng đứng với tour giá 1,3 triệu đồng/ngày. Xã Yên Thịnh (huyện Hữu Lũng) có hệ thống núi đá lớn, đồ sộ, nhiều ngọn núi cao có dốc đá thẳng đứng, được Lạng Sơn đánh giá có tiềm năng trở thành sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Do đó, tour leo...