Nhìn dáng đoán “chuyện yêu”
Dáng vẻ bề ngoài có thể nói nên khả năng, ham muốn của phụ nữ trong “chuyện ấy”.
Nhìn sắc diện bên ngoài, khóe mắt, làn da, nhìn cách cười nói, đi lại nằm ngồi, những chuyên gia về tướng mệnh học có thể suy đoán tính cách tính dục của người ấy.
Vậy dâm là xấu hay tốt? Dâm theo nhận định trên đây không phải là điều xấu, xấu hay không là ở chỗ cái ý nó thể hiện dâm tính.Cái dâm trong tướng mệnh học là một đề tài trong lúc trà dư tửu hậu: “Không dâm sao nẩy ra hiền”, đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn từ sách Tố Nữ Kinh, trong đó có đoạn viết “Phu phụ cấu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan. Nam nữ giao tiếp nhi âm dương thuận như cố Trọng Ni xung hôn nhân chi đại” (Việc vợ chồng ăn ở là việc mở đầu cho quần luân cũng là điều trước nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương được thuận, vậy nên Trọng Ni (Khổng Tử) ca tụng việc hôn nhân là trọng đại).
Làn da, mái tóc, kiểu ngồi đều có thể nói lên khả năng trong “chuyện ấy” của nàng (Ảnh minh họa)
Thường thường người đời hay nói đến cái dâm ở phụ nữ, đem chuyện ấy ra bàn luận, nói kháo với nhau chứ ít khi nói đến cái dâm của một gã đàn ông.
Trong tướng mệnh học, người ta nhìn con người dưới nhiều khía cạnh khác nhau từ những nhận xét về cơ thể học, tâm lý học, xã hội học… Tướng mệnh học pha lẫn giữa hai loại khoa học tự nhiên và văn chương.
Tướng mệnh của một người là định mệnh của người đó được thể hiện ra ngoài dưới những nét riêng về tướng cách, diện sắc, tâm tướng và tình tướng của cá nhân đó.
Video đang HOT
Trong sách Tướng mệnh học có một số vấn đề liên quan đến tính dục và giới tính của phụ nữ được phân tích khá sâu sắc với những dẫn chứng rất cụ thể bằng các mẩu chuyện, nhất là trong lịch sử Trung Quốc.
Phụ nữ eo nhỏ vai so, người ngả nghiên như cây liễu là người có khả năng mạnh mẽ trong “chuyện ấy” (Ảnh minh họa)
Nhìn sắc diện bên ngoài, khóe mắt làn da, nhìn cách cười nói, đi lại nằm ngồi, những chuyên gia về tướng mệnh học có thể suy đoán tính cách tính dục của người ấy những tướng như: Hung cao điến kiệu, yêu tế kiên hàn, thân như phong liễu, hạc thoái phong yêu (ngực ưỡn đít cong, eo nhỏ vai so, người ngả nghiêng như cây liễu, lưng như lưng ong, gầy như chân hạc…) đều thuộc tướng dâm.
Dâm sẽ là một điều xấu, thô bỉ và trơ trẽn nếu nó không được con người kiềm chế khi thực hiện nhu cầu tự nhiên này một cách bừa bãi, cẩu thả.
Theo Eva
Nhìn dáng đi, đoán sức khoẻ
Cách đi bộ có thể tiết lộ những thông tin đáng ngạc nhiên về sức khoẻ tổng thể mà bạn không hề biết.
Đi với tốc độ chậm
Theo các nhà khoa học Trường Đại học Pittsburgh (Mỹ), tốc độ đi bộ có thể là một dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy tuổi thọ của bạn. Thực tế, việc dự đoán tuổi thọ dựa vào tốc độ đi sẽ chính xác hơn khi phân tích cả những yếu tố như tuổi tác, giới tính, bệnh mạn tính, hút thuốc lá, chỉ số khối cơ thể và các dấu hiệu khác. Tuy nhiên, điều này đặc biệt chính xác đối với những người từ 75 tuổi trở lên.
Tốc độ đi trung bình của một người là 0,9m/s. Những ai đi bộ chậm hơn 0,6m/s có nguy cơ tử vong sớm cao hơn. Trong khi đó, những người có tốc độ đi trên 1m/s hoặc nhanh hơn sẽ sống thọ.
Những ai đi bộ chậm hơn 0,6m/s có nguy cơ tử vong sớm cao hơn
Điều này không có nghĩa bạn phải buộc bản thân mình đi nhanh. Nếu bạn ép buộc cơ thể làm điều đó thì chỉ khiến cơ thể dễ bị thương tổn. Điều này là do mỗi người đều có một tốc độ đi bộ tự nhiên dựa theo tình trạng của bản thân.
Không cử động tay nhiều khi đi
Khi chân trái bước về phía trước, cột sống sẽ chuyển động về bên phải, cánh tay phải cũng đồng thời chuyển động. Sự phối hợp đồng bộ này sẽ hỗ trợ cho phần lưng dưới. Do đó, nếu ai đó đi bộ mà không cử động tay nhiều, đó là dấu hiệu cho thấy cột sống không được hỗ trợ do cử động của lưng bị hạn chế. Điều này có thể gây ra những cơn đau và thương tổn vùng lưng.
Bàn chân đặt xuống mặt đất trước
Một số chuyên gia thậm chí không cần nhìn dáng đi, chỉ cần nghe tiếng bước chân cũng có thể dự đoán tình hình sức khoẻ của bạn. Điều này là do khi bạn đi, việc đặt bàn chân hay gót chân xuống trước sẽ tạo nên những âm thanh khác nhau. Thông thường, gót chân sẽ tiếp xúc mặt đất đầu tiên, sau đó bàn chân mới từ từ hạ xuống. Nếu bạn đặt bàn chân xuống trước, có thể khả năng không chế của các cơ đã bị suy yếu. Đây cũng có thể là dấu hiệu của đột quỵ hoặc đĩa đệm vùng lưng bị tổn thương.
Sải chân ngắn
Nếu bạn bước đi với sải chân ngắn, có thể khả năng cử động của khớp xương đầu gối có vấn đề. Một nguyên nhân nữa là do phạm vi chuyển động hông còn hẹp. Tuy nhiên, điều này lại khiến lưng bạn phải chịu nhiều áp lực hơn khi bước đi, gây ra chứng đau lưng và các vấn đề thần kinh khác.
Nếu bạn bước đi với sải chân ngắn, có thể khả năng cử động của khớp xương đầu gối có vấn đề
Đi chân vòng kiềng
Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm khớp xương. Theo BS Charles Blitzer - phát ngôn viên của Hội Phẫu thuật Chỉnh hình Mỹ, 85% số người bị viêm khớp xương đều đi chân vòng kiềng. Những người bị bệnh còi xương hay có gen từ trước cũng có thể bước đi như vậy. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường chỉ đúng với trẻ em chứ không hề phù hợp với người trưởng thành.
Khó nâng chân khỏi mặt đất
Bước chân cong về phía trước và gặp khó khăn trong việc nâng chân lên khỏi mặt đất không chỉ đơn thuần là dấu hiệu của tuổi già. Đây có thể là triệu chứng cho thấy bạn đang bị bệnh Parkinson. Những người bị bệnh cũng có thể có bước chân ngắn và do dự. Người bị sa sút trí tuệ trầm trọng, chẳng hạn như mắc bệnh Alzheimer cũng có thể có dáng đi như vậy.
Theo Nguyễn Ngọc Khanh (Kiên thức)
Xôn xao với bức ảnh "người khỉ" Năm 1937, một tạp chí Hà Lan mang tên Het Leven đã đăng tải hình ảnh về một "người khỉ" bí ẩn. Nhân vật này có đôi môi khổng lồ, vầng trán nhăn nheo và dáng đi vụng về. Đây từng được coi là "mắt xích" còn thiếu trong quá trình tiến hóa từ khỉ sang người. Hình ảnh "người khỉ" bí ẩn...