Nhìn cuốn sổ tiết kiệm mẹ chồng đưa, đứng hình không thốt nên lời
Hoa nhìn quyển sổ tiết kiệm mà bĩu môi nghĩ thầm, chắc có nổi chục triệu không đây. Nhưng khi Quý mở quyển sổ ra, thì mắt cô hoa lên, sững sờ không thốt nên lời.
Ngay từ lúc về ra mắt nhà Quý, Hoa đã không có mấy cảm tình với ngôi nhà cấp 4 cũ kĩ và người mẹ mưu sinh bằng nghề trồng rau đem bán của anh. Nhưng Hoa nghĩ, cô lấy Quý chứ không lấy mẹ anh, hơn nữa cưới về thì 1, 2 năm cô cũng sẽ đòi Quý ra ở riêng, chả chung đụng lâu với mẹ chồng đâu mà lo.
Ngày cưới, đúng như Hoa dự đoán, mẹ Quý tặng con dâu được đúng 1 chỉ vàng làm kỉ niệm. Phòng tân hôn bà sắm cho vợ chồng cô không quá rẻ tiền nhưng cũng chỉ là hạng thường thường bậc trung. Còn lại chi phí lễ cưới cũng là Quý bỏ tiền ra.
Vẫn biết Quý đã đi làm nhiều năm, đám cưới tự lo cũng chẳng phải điều gì đáng nói nhưng trong lòng Hoa vẫn thấy khó chịu không yên. Có lẽ vì món hồi môn ít ỏi đến đáng thương kia, mà cũng có thể là vì cái nghề nghiệp chẳng lấy làm danh giá, và vẻ ngoài giản dị, quê mùa của mẹ chồng.
Mang cái tâm lí ấy về làm dâu, nếu như lúc trước Hoa còn e ngại Quý, thì giờ vì ‘ván đã đóng thuyền’, sự e ngại và kiêng dè của cô cũng giảm đi đáng kể. Hoa chỉ cần nhìn thấy mặt mẹ chồng đã cảm thấy không ưa, vì thế cô chọn cách tránh tiếp xúc hết mức có thể.
Hạn chế chuyện trò với bà, về nhà là cô ở lì trong phòng ngủ, ngày nghỉ thì ra ngoài đi chơi với bạn bè. Thái độ lạnh nhạt, xa cách thấy rõ. Có khi cả ngày mẹ chồng – nàng dâu nhà cô chả nói chuyện với nhau được mấy câu. Mà hễ cứ nhìn cái dáng gày gò, còng còng khắc khổ của bà là Hoa lại không thể có thái độ tốt được. Cô ăn nói cụt lủn, chỏng lỏn, có lúc còn có thái độ hỗn với mẹ chồng.
Có lần, Quý bắt gặp vợ mình to tiếng với mẹ, anh tức giận mắng vợ thì Hoa giận dỗi, đòi ra ở riêng. Cô nghĩ, ở chung thế này là đủ lắm rồi. Ít nữa có con ra, với kiểu cổ hủ lạc hậu và quê cả cục như mẹ chồng cô thì làm sao biết chăm cháu theo khoa học.
‘Em nghĩ ở riêng bây giờ là một lối sống văn minh và hiện đại. Người già có khi không thích ở chung với lớp trẻ, mà bọn mình cũng có nhiều khác biệt dẫn tới khó dung hòa với các cụ. Mình sẽ vẫn thường xuyên về thăm bà mà, anh lo gì’, Hoa thuyết phục chồng. Nhưng Quý không nghe. Bởi bố anh mất rồi, giờ còn mình mẹ anh, con cái không ở chung, nhỡ lúc ốm đau trái gió trở trời một mình bà xoay xở làm sao, chưa nói một mình bà lủi thủi chẳng ai bầu bạn.
Video đang HOT
Hoa vẫn khăng khăng với suy nghĩ ‘hiện đại’ của mình, cho rằng Quý lo bò trắng răng, toàn để ý mấy vấn đề hão huyền đâu đâu. Lời qua tiếng lại ngày càng gay gắt, đến khi mẹ chồng Hoa ở ngoài bước vào lên tiếng mới cắt ngang cuộc tranh cãi của 2 vợ chồng.
‘Mẹ đồng ý cho 2 đứa ra riêng. Đừng tranh cãi nữa. Hoa nói cũng có lí đấy con ạ. Mẹ ở 1 mình cũng rất tốt, giờ mẹ còn khỏe, con đừng lo. Đừng vì chuyện riêng chuyện chung mà ảnh hưởng tình cảm vợ chồng’, mẹ chồng Hoa nhẹ nhàng nói.
Mẹ đã mở lời nên Quý cũng không phản đối quá gay gắt nữa. Hoa mừng như vớ được vàng, sốt sắng đi tìm nhà thuê trọ. Tuy lương của cô với Quý cũng không phải cao, giá kể ở chung với mẹ chồng sẽ bớt được khoản tiền nhà, nhưng vài triệu sao so được với tự do thoải mái. Thôi chịu khó vất vả, vài năm dành dụm được tiền rồi vay mượn thêm thì mua một căn chung cư vừa vừa vậy.
Tối hôm ấy, mẹ chồng gọi 2 vợ chồng Hoa vào nói chuyện. Trước mặt Hoa, bà đưa cho Quý một quyển sổ tiết kiệm: ‘Mẹ định để số tiền này cho 2 đứa làm vốn làm ăn, hoặc sau này gia đình mình có việc sẽ dùng tới. Nhưng giờ các con muốn ở riêng, thì cầm lấy mà mua nhà. An cư mới lạc nghiệp được’.
Hoa nhìn quyển sổ tiết kiệm mà bĩu môi nghĩ thầm, chắc có nổi chục triệu không đây. Nhưng khi Quý mở quyển sổ ra, thì mắt cô hoa lên, sững sờ không thốt nên lời. Trong ấy ghi số tiền gần 1 tỉ đồng – cả một gia tài lớn đối với những người làm công ăn lương như cô và Quý!
Cô lắp bắp mãi không thốt nên lời: ‘Mẹ… mẹ…’. Bà cười xòa: ‘Tiền mẹ dành dụm cả đời đấy. Đừng từ chối mà phụ lòng mẹ’. Lúc này nghe bà kể Hoa mới biết, thì ra mẹ chồng cô không làm ăn to tát gì, nhưng từ một khoản tiền nhỏ tích góp được ban đầu, bà mang đi góp vốn đầu tư với những người thân thiết tin tưởng. Rồi công việc làm ăn thành công, bà cũng được chia phần. Cứ thế, lâu dần bà đã có một số tiền vốn không nhỏ. Và giờ bà vẫn còn cổ phần ở vài chỗ, nơi vài chục, có nơi tới cả trăm triệu, đều sinh lời hàng năm.
Tới lúc này, Hoa mới nhận ra mình hoàn toàn hiểu sai về mẹ chồng rồi. Mẹ chồng cô không những là người có đầu óc làm ăn, mà bà còn hết mực vun vén cho gia đình, chẳng tiếc con cái điều gì. Có một người mẹ chồng như vậy, cô còn đòi hỏi gì nữa? Tại sao cô lại ngu ngốc tới mức có thái độ coi thường, khinh bỉ bà chỉ vì nhìn bà quê mùa và bà làm nghề trồng rau bán?
Lúc lên giường đi ngủ, Hoa ôm chặt chồng, nhỏ giọng thủ thỉ: ‘Anh ơi, mình không ra riêng nữa nhé!’. Quý thở dài như trút được gánh nặng, đáp: ‘Ừ’.
Theo Netnews
Giật mình trước con số trong sổ tiết kiệm của vợ, anh thay đổi và 'nên người' từ đó
Nếu chị ỷ lại chồng làm ra tiền, không vì tự ái đàn bà, vì tương lai con cái, chưa chắc họ đã mua nổi căn nhà, chưa chắc anh tôi đã "nên người" như hôm nay.
ảnh minh họa
Anh chậm vợ, nên ba mẹ tôi rầu dữ. Rầu vì anh không biết giữ tiền, chưa hết tháng đã than hết tiền, có khi còn phải vay mượn, mà lương anh đâu phải ít. Mẹ tôi xót tiền, thương con trai phung phí sức khỏe vào những cuộc nhậu nhẹt vô bổ nên luôn mong anh có vợ, mà phải là một cô vợ "cao tay" mới trị được anh.
Ai dè, vợ anh hiền như đất. Gần mười năm đầu chung sống, ngoài tiền bạc đóng góp cho gia đình nhỏ, phần lớn tiền anh làm ra vẫn theo anh suốt hành trình ăn nhậu, đàn đúm. Vợ anh buồn. Hai đứa con nhỏ sinh năm một "quay" chị ốm như sợi chỉ. Chị nói như động viên mình "ráng đợi hai con vào tiểu học, sẽ vực lại nghề may từ thời con gái".
Ban đầu, chị nhận hàng gia công quần áo, tỉ mẩn từng chút, tốn nhiều thời gian mà tiền kiếm được quá "hẻo". Vừa may vừa chuyện nhà, chuyện con cái, chị bị chồng la suốt, "tiền may cả tháng không bằng tôi nhậu một bữa, dẹp đi cho cha con tôi nhờ". Nhưng, chị vẫn kiên trì. Chị nói, tiền tuy không nhiều nhưng gom góp lại, sẽ thành số tiền lớn; còn hơn anh làm tiền nhiều mà đổ hết ra quán nhậu, chỉ làm giàu cho thiên hạ. Anh bảo, mười năm chung sống, lần đầu tiên anh nghe vợ nói một câu có lý.
Thời con gái, chị dâu tôi vốn là thợ cắt rập quần áo cho một công ty may. Nhờ tay nghề giỏi, bạn hàng tìm đến với chị đông dần. Công việc ngày càng nhiều, chị làm miệt mài, có khi ăn uống qua loa, làm gì cũng tranh thủ, nên hay bị chồng nhắc nhở.
Mặc chồng nói gì thì nói, chị tự nhủ cứ hoàn thành vai trò người con dâu, người vợ, người mẹ trước, công việc có thể làm lấn qua đêm cũng chẳng sao. Sau hai năm bám nghề cắt rập quần áo, một ngày chị chìa trước mắt anh cuốn sổ tiết kiệm với con số khiến anh giật mình. Trong cuộc đời hai mươi năm đi làm với mức lương khá cao, anh chưa từng dành dụm được như thế. Anh bảo, đàn bà khác đàn ông là vậy. Nhưng, mẹ tôi thì nói, không phải đàn bà nào cũng được như thế.
Từ dạo ấy, anh đi làm về sớm, ít la cà hơn. Đêm nào cũng chứng kiến cảnh vợ làm việc có khi tới mười hai giờ khuya mới nghỉ, anh gọi chị là "vợ siêu nhân". Từ đó, anh tự nhận phần đưa đón con, rửa chén, làm việc lặt vặt trong nhà. Những việc ấy, ban đầu làm chưa quen, nhưng giờ thì anh nhận, anh cũng trở thành "siêu nhân" rồi.
Có những hôm đi nhậu về trễ, nhìn thau chén, anh khất với vợ sáng mai sẽ dậy rửa sớm. Anh nhờ con trai để chuông điện thoại báo thức, đúng 6 giờ là anh lọ mọ xuống bếp. Chị kể, anh thay đổi một trời một vực, không phải vì thấy chị làm ra tiền mà ham, mà vì thấy chị vất vả quá, anh không thể không giúp một tay.
Chị bị bệnh gai cột sống, mỗi đêm anh còn thêm khoản đấm lưng cho vợ. Anh kể vui "Bả dạo này càng làm càng sung, trước khi đi ngủ hay tổng kết kiểu như "hôm nay em kiếm hơn một "chai" đó nghen", rồi không quên nhắc nhở chồng chi tiêu tiết kiệm để còn mua nhà ra riêng.
Mẹ tôi nghe chuyện, vui lắm, rằng đàn ông là phải thương vợ như thế mới được. Đàn ông tốt còn là tấm gương cho con trai. "Xem ra con Thảo đã "thuần" được thằng Minh rồi". Bây giờ, trong gia đình hay ngoài xã hội, tiếng nói của anh tôi cũng có giá trị hơn, do anh bớt nhậu nhẹt, bỏ thói mượn tiền ăn chơi, biết quan tâm những người xung quanh...
Mọi việc lớn nhỏ trong nhà, anh giao hết quyền quyết định cho vợ. Anh chị chuẩn bị có ngôi nhà mới, khang trang, là công sức của cả hai, nhưng công đầu chính là của chị. Nếu chị ỷ lại chồng làm ra tiền, không vì tự ái đàn bà, vì tương lai con cái, chưa chắc họ đã mua nổi căn nhà, chưa chắc anh tôi đã "nên người" như hôm nay. Mẹ tôi quý chị như con gái. Anh tôi quý vợ như vàng. Anh thay đổi không chỉ là niềm vui của chị, mà còn là của cả gia đình chúng tôi.
Theo blogtamsu
Uất nghẹn vì vợ chồng vẫn ở nhà thuê, bố mẹ chồng bắt góp 200 triệu cho em chồng mua nhà Huyền nhìn con trai ngủ say trên giường, uất nghẹn dâng đầy trong cổ họng. Cô nghẹn ngào thốt lên: "Anh lo nhà cửa cho em gái anh, sau đó lo xây nhà cho em trai anh có nơi ăn chốn ở khang trang, rồi anh để con trai anh cả đời này đi ở nhà thuê phải không?" Huyền ở bên cạnh...