Nhìn cách chảy mồ hôi biết ngay bệnh gì?
Không ít người đang ngồi ăn cơm mà mồ hôi trộm cứ túa ra như tắm ở vùng đầu, trán. Đây là dấu hiệu cảnh báo thiếu khí.
Ban ngày hễ cử động là ra nhiều mồ hôi trộm
Ban ngày, những người dù không hoạt động hoặc hoạt động nhẹ, mồ hôi trộm vẫn túa ra không ngừng thường có cơ thể yếu, ăn uống kém, dễ bị ốm… Trung y cho rằng, đây là biểu hiện của thiếu khí.
Giải pháp trị mồ hôi trộm: Thực hiện theo nguyên tắc “bổ phổi ích khí, ích khí dưỡng âm” bằng cách bổ sung khoai lang, sữa đậu nành, thịt bò, thịt cừu trong thực đơn hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng nên tập thái cực quyền, để rèn luyện, nâng cao thể chất.
Lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi
Mùa hè đến, nhiều bạn bị ra mồ hôi ở lòng bàn tay, thậm chí cả lòng bàn chân và dưới cánh tay, đây đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh, bạn cần hết sức chú ý.
Giải pháp: Nếu lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi, kèm theo hiện tượng đau bụng, đầy hơi, táo bón, phần lớn là mắc bệnh liên quan đến đường ruột. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng thuốc thông tiện.
Nếu mồ hôi ra nhiều ở tay kèm theo triệu chứng khô miệng, răng sưng đau, phần lớn là do nhiệt dạ dày, và điều bạn cần làm là thanh nhiệt dạ dày bằng cách ăn nhiều thực phẩm mang tính lạnh như: đậu phụ, đỗ xanh, mướp đắng, cải thảo, rau cần, chuối…
Đầu, mặt ra nhiều mồ hôi
Không ít người đang ngồi ăn cơm mà mồ hôi cứ túa ra như tắm ở vùng đầu, trán. Đây là dấu hiệu cảnh báo thiếu khí.
Giải pháp: Những người ra nhiều mồ hôi ở trán, đầu kèm theo hiện tượng chướng bụng, khát nước, không muốn ăn, việc cần làm là giảm lượng đạm nạp vào cơ thể, thay vì thế hãy uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh thanh đạm.
Video đang HOT
Còn với những người ra nhiều mồ hôi kèm theo hiện tượng thể lực yếu, dạ dày khó chịu, buồn nôn, cơ thể phát nhiệt, lưỡi dày, vàng, cần chú ý chế độ ăn uống thanh đạm, tuyệt đối tránh đồ ăn có tính nóng, cay.
Nửa đêm ra mồ hôi
Một số người rơi vào trường hợp hễ ngủ là ra mồ hôi, khi tỉnh dậy lại hết, được gọi là mồ hôi trộm. Đặc điểm của người ra mồ hôi trộm là thường mất ngủ, chân tay nóng, mệt mỏi, hai má đỏ ửng, họng khô, phổ biến nhất ở những bệnh nhân lao phổi.
Giải pháp: Hạn chế ăn thịt dê, hành tây, hành lá, gừng, tỏi, những đồ có tính nóng.
Theo Trí Thức Trẻ
'Thè' lưỡi - đoán nhanh mọi chứng bệnh trong cơ thể
Những biểu hiện bất thường ở lưỡi có thể tiết lộ bạn đang mắc một số chứng bệnh nào đó. Vì thế, đừng bao giờ bỏ qua những triệu chứng bất thường ở lưỡi dưới đây nhé!
Lưỡi có lớp phủ màu trắng
Khi lưỡi xuất hiện một lớp phủ màu trắng dày, có thể lưỡi của bạn bị nhiễm trùng, sưng tấy, hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng, nhiễm nấm candida (hay còn gọi là nấm men). Với bệnh này, chúng ta có thể điều trị bằng thuốc diệt nấm đặc trị hoặc làm vệ sinh lưỡi thường xuyên để lưỡi trở lại trạng thái bình thường.
Lưỡi có màu sậm hoặc đen
Lưỡi khỏe mạnh sẽ có màu hơi hồng, vì vậy khi lưỡi có màu sậm tối hoặc đen là biểu hiện sức khỏe của bạn có vấn đề: lối sống, chế độ ăn uống hoặc việc sử dụng thuốc. Tác dụng phụ của thuốc bismuth (như Pepto Bismol: thuốc trị tiêu chảy, hoặc viêm loét dạ dày, tá tràng) làm lưỡi tạm thời chuyển sang màu đen.
Cũng có thể do bạn uống quá nhiều cà phê và hút thuốc lá. Nếu lưỡi bị nhuộm màu từ thức ăn hoặc do dùng thuốc thì chỉ cần bạn vệ sinh lưỡi vài lần sẽ giúp giảm màu, nhưng nếu đó là do thói quen hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư miệng.
Lưỡi mọc lông
Nếu lưỡi của bạn giống như mọc lông, có thể nguyên nhân là do bạn dùng thuốc kháng sinh, lưỡi bị nhiễm khuẩn hay do khô miệng làm lưỡi bị mất nước.
Lưỡi có nốt đỏ
Nếu lưỡi của bạn có những nốt đỏ hay vết loét có thể là do cảm lạnh, sốt, ăn uống nhiều loại trái cây như cam quýt hoặc do cắn vào lưỡi. Những vết loét bình thường sẽ lành lại và biến mất trong vòng 1 tuần đến 10 ngày nhưng nếu kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Trong trường hợp này, bạn nên đi đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Lưỡi có vết như hình bản đồ
Khi trên lưỡi có những vết như hình bản đồ, viền màu trắng, phía trong đỏ đậm hơn màu lưỡi bình thường và dần dần loang rộng ra, đó là khi bạn bị bệnh viêm lưỡi bản đồ. Đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng. Những vết thương tổn có thể thay đổi về hình dạng, kích cỡ và vị trí theo từng ngày, thậm chí là từng giờ.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra chứng bệnh, tuy nhiên có thể bệnh sử gia đình cùng với bệnh tiểu đường , căng thẳng, dị ứng và sử dụng thuốc tránh thai loại uống là một số lý do. Chứng bệnh này không liên quan đến nhiễm trùng hay ung thư.
Bề mặt lưỡi sần sùi
Bề mặt lưỡi sần sùi có thể là do lưỡi của bạn bị viêm và có cảm giác đau. Nếu là những vết loét bình thường thì tình trạng này không nghiêm trọng và sẽ hết trong một vài ngày. Nhưng nếu nó chuyển sang màu đỏ hoặc màu trắng, đau và không biến mất, nó có thể là một dấu hiệu của ung thư miệng.
Lưỡi có màu đỏ và đau
Khi lưỡi màu hồng đột nhiên biến thành màu đỏ có thể là dấu hiệu thiếu vitamin B3, thiếu máu hoặc thiếu axít folic và vitamin B12.
Tuy nhiên, khi lưỡi bị đỏ tạm thời và cảm giác đau có khả năng là do thức ăn hoặc bạn nhạy cảm với một số hương vị của kem đánh răng, nước súc miệng hoặc kẹo singum (như quế) hay các loại thực phẩm có tính axít (như thơm). Nếu bạn bị những cơn đau lưỡi thường xuyên, bạn hãy hạn chế ăn những thực phẩm này.
Lưỡi chuyển sang vàng
Màu vàng trên lưỡi có thể là do lưỡi nhiễm một số loại nấm hoặc vi khuẩn trong miệng. Một nguyên nhân khác có thể do dạ dày trào ngược. Đôi khi, những thay đổi màu sắc của lưỡi chỉ xuất hiện trong một khoảng nhỏ là do cơ địa. Trong trường hợp đó, một số vùng trên lưỡi có màu vàng trong khi các khu vực khác vẫn bình thường và màu hồng.
Lưỡi nóng rát
Hiện tượng nóng rát miệng và lưỡi là triệu chứng phổ biến nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nguyên nhân khác có thể do nhiễm khuẩn, miệng khô (một tác dụng phụ của một số loại thuốc), hoặc thiếu dinh dưỡng. Khắc phục tình trạng này bằng cách uống nước thường xuyên, nhai kẹo swingum (để chống lại khô miệng), hoặc dùng thuốc chống lo âu và trầm cảm.
Lưỡi có màu nhợt nhạt và mịn
Khi một người bị thiếu máu do thiếu sắt, lưỡi sẽ trở nên nhợt nhạt và mịn. Đó là bởi vì khi cơ thể bạn thiếu sắt, máu không mang đủ ôxy cần thiết đến các mô (gồm cả lưỡi) để lưỡi có màu đỏ hồng. Do vậy, bạn cần bổ sung chất sắt cho cơ thể bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất sắt như các loại thịt màu đỏ, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, sò, trai, bắp cải, cải xoong, hạt mè, hạnh nhân...
Loét lưỡi Apthae
Lưỡi xuất hiện các vết loét ở mặt bụng lưỡi hay ở chóp lưỡi khiến bệnh nhân rất khó chịu và đau, ảnh hưởng đến chức năng nhai và phát âm. Bệnh nhân mắc bệnh cần được điều trị theo đơn thuốc của bác sỹ có thể bôi tại chỗ hoặc uống toàn thân. Nên làm thêm các xét nghiệm để xem có bị thiếu máu hay không.
Theo Trí Thức Trẻ
Ăn vịt để "yêu" bền bỉ Thịt vịt từ lâu đã được biết đến như một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn đã rất quen thuộc với các món lẩu vịt măng chua, vịt om sấu, vịt quay, vịt nướng... Nhưng nếu kết hợp với một số vị thuốc thì lại là món ăn vừa khoái khẩu, lại rất tốt cho cánh...