Nhìn “bảy sắc cầu vồng” như đồ chơi, ai ngờ loại ốc nhỏ xíu chuyên để xâu hạt này lại có thể ăn được, nhưng chắc chỉ dành cho người… siêu rảnh
Nghĩ đến ngồi lể đống ốc bé xíu ra là muốn hoa mắt rồi, nhưng đây vẫn là một món rất ngon được nhiều người ưa thích đó nha.
Nếu thường xuyên đi biển nghịch cát, hoặc để ý một chút là bạn có thể thấy những chiếc vỏ ốc hình tròn, nhỏ, có màu sắc và hoa văn sặc sỡ. Những chiếc vỏ này cũng thường được gom lại để xâu chuỗi hạt hoặc làm các vật dụng thủ công mỹ nghệ ở các quầy lưu niệm… Loại ốc này được người dân ở một số vùng gọi là ốc ruốc hoặc ốc lể, ốc gạo và chúng hoàn toàn có thể ăn được, thậm chí còn là đặc sản ở Đà Nẵng, Cửa Lò.
Ảnh: H.B.
Mới đây trong nhóm Ghét bếp, không nghiện nhà, một bài viết về loại ốc này đã thu hút sự chú ý của các thành viên. Đa số đều chưa biết ốc gạo có thể ăn được, và dù có ăn thì cũng khó tưởng tượng sẽ phải vất vả đến nhường nào để lể hết chỗ ốc vừa nhỏ vừa nhiều kia.
Chủ bài viết chia sẻ, cô được mẹ gửi cho 10 cân ốc gạo liền, chẳng biết bao giờ mới lể hết để ăn mất. Ảnh: Nguyễn Hương.
Tương tự như các loại ốc khác, loại ốc có thể luộc, hấp, xào…, nhiều cách để ăn. Quang trọng là tốn thời gian lể thôi. Ảnh: Nguyễn Hương.
Video đang HOT
Một số phản hồi của cư dân mạng về bài viết:
- “Tui ở Đà Nẵng ốc này là đặc sản đó, có đợt đắt 50k 1 lon cơ, ngồi ghể nhanh thì một lúc là hết ý mà”.
- “Ốc này tiếp khách thì ngon bổ rẻ phải biết”.
- “Chia cho ai ăn cùng thôi chứ 10kg thì lể gãy lưng, hoa mắt, chóng mặt luôn quá…”.
- “Có đợt nhà mình vừa ngồi lể vừa buôn chuyện, vèo cái hết 2 lon, bố mẹ mình lể nhanh lắm”.
- “Cái này lấy gai bưởi hoặc kim lể cho dễ chứ mấy cái khác to quá không vừa đâu”.
- “Ốc ngon nhưng ăn được bữa chắc hết ngày, loại ốc chỉ dành cho hội siêu rảnh”.
Nhiều ý kiến được đưa ra để trợ giúp chủ bài viết cách “giải quyết” chỗ ốc này nhanh nhất, thậm chí có người còn khuyên… xay ra uống nước cho đỡ mất thời gian. Dù trông sặc sỡ, lể mất thời gian nhưng ốc gạo vẫn là món đặc sản được nhiều người ưa thích, đặc biệt là ở khu vực miền Trung.
Tai nạn của gái suýt đảm khi đi chợ: Tất cả đều do "não cá vàng" ra, còn xảy ra thường xuyên hơn cả thảm hoạ bếp núc
Đảm bảo bất cứ cô nàng đểnh đoảng nào cũng thấy bóng dáng mình thấp thoáng đâu đây trong những pha tai nạn này cho mà xem.
Có một điều ai cũng biết rằng không phải thành viên nào thuộc phái nữ cũng yêu bếp, đảm đang, khéo tay hay làm. Mà ngược lại, họ khá vụng về và đểnh đoảng, đúng chuẩn "đứng bể nồi, ngồi bể vung", "làm trước quên sau". Phe này vẫn được dân tình gọi nôm na là gái đoảng.
Mà chị em đã đoảng thì cứ phải gọi là đoảng toàn diện. Không chỉ lúc nấu nướng như hàng loạt thảm hoạ bếp núc thường thấy mà ngay từ khi đang đi chợ, họ đã gây ra kha khá tai nạn. Bởi vậy, một chủ đề được hội gái đoảng bàn tán rôm rả gần đây trong nhóm Ghét bếp, không nghiện nhà chính là: "Tai nạn khi đi chợ".
Đi chợ thì cứ mua thôi chứ có gì mà tai nạn? Vậy thì hãy xem đáp án từ hội gái đoảng đây này. Hoá ra đi chợ cũng lắm chuyện đau thương không kém tai nạn bếp núc đâu.
(Ảnh minh hoạ)
Ngô Phương Quỳnh: Đi hiên ngang vào chợ, hô rất to và dõng dạc: "Chị chặt cho em nửa con vịt, tí quay lại em lấy nhá". Rồi cái "tí" của em là đi về nhà, tới 10h trưa lôi đồ ra nấu cơm mới nhớ bỏ quên "lời thề" nửa con vịt. Vội vàng xách xe ra chợ thì chị bán vịt đã dọn dẹp xong xuôi và chốt hạ: "Biết ngay lại quên nên tao bán rồi, mai ra lấy con khác nhá"
Nguyễn Thu Trang: Tui biết tui não cá hay quên nên khi đi chợ tôi đã rất cẩn thận ghi ra một tờ giấy các món cần mua. Rồi đến khi đi chợ về tui vẫn thấy thiếu, ngẫm nghĩ lại tui mới nhớ ra tui quên không xem cái tờ giấy mà tui đã cất công viết và mang đi.
Thơm Tạ: Mẹ bảo ra quán mua hộ mẹ quả cà chua nhưng ra đến quán không nhớ mẹ dặn mua gì phải chạy về hỏi lại.
Trần Thanh: Người bán ngô: "3 nghìn 1 bắp". Tui: "10 nghìn 3 bắp nhá". Về nhà người nhà hỏi mới biết mình ngơ.
Mai Chi: Lịch sử đi chợ của tôi là 1 tuần 3 lần quên ví và lại phi xe thục mạng về lấy ví.
Linh Loan: Hiên ngang từ nhà ra chợ trong bối cảnh 1 chân dép mình 1 chân đi dép chồng.
(Ảnh minh hoạ)
Dang Thu Phuong: Đi chợ, hì hục trả giá, mua xong vứt luôn đồ ở đó về tay không.
Thu Huong BT Do: Mình đi qua chợ muốn mua đồ nhưng lại nhớ là không mang theo tiền nên không mua nữa. Về đến nhà sờ túi quần mới biết hoá ra mang đầy tiền.
Đỗ Thiện Gia Phúc: Hết sữa tắm nên chạy đi mua mà về đến nhà chỉ thấy tương ớt, nước tương,... chứ không thấy sữa tắm đâu.
An Nhiên: Ở nhà đã dặn đi dặn lại lòng mình là hôm nay tiêu 200k thôi, nhất định chỉ 200k thôi. Nhưng lúc cầm tiền đi chợ kiểu gì cũng cầm thêm tờ 500k để phòng chuyện gì xảy ra. Và như quý vị đã biết, lần nào cũng hết nhẵn 700k, nhiều hôm còn âm tiền phải trả lại bớt đồ.
Nguyễn Thảo: Em là thánh chuyên quên lấy tiền thừa. May là chợ nhỏ toàn người quen nên đi rồi họ lại gọi để trả.
Khanh le Khanh: Mình cắp cái ví ở nách xong chạy ngược chạy xuôi trong siêu thị để tìm vì nghĩ là để quên trên kệ nào.
Nguyễn Thị Thanh Loan: Em đi chợ về sau cất thịt bò trong nhà tắm còn xà bông vứt vào tủ lạnh.
Đang hào hứng chia sẻ sáng kiến cắt bánh chưng bằng dao mà không sợ dính, cô nàng lại bị dân mạng "bóc mẽ" một điều rất hiển nhiên Dù gì cũng là một cách hữu hiệu, có nên quá gắt gao không? Là món truyền thống của Việt Nam, bánh chưng không chỉ được ăn vào dịp Tết Nguyên đán mà còn được ưa chuộng quanh năm, trong các dip lễ khác cũng như ngày thường dù đông hay hè. Dù là ngày thường trong năm thì gói bánh, luộc bánh...