Nhìn bà nội đua võng ru cháu, tôi giận run cả người, muốn nói lắm
Biết bà nội chăm nhiều cháu có kinh nghiệm nên tôi rất nể và không bao giờ cãi lời. Nhưng việc làm lần này của bà thì tôi không thể im lặng được nữa.
Mẹ chồng tôi chịu thương chịu khó và rất quý các cháu, con dâu nào sinh con bà cũng đi chăm vài tháng. Có được mẹ chồng tốt nên mấy chị em dâu tìm mọi cách để kéo bà về nhà mình.
Tôi là con dâu út trong gia đình và đang sống chung với mẹ chồng, khi tôi chuẩn bị sinh em bé đầu lòng, mẹ chồng đã khước từ lời mời của chị dâu thứ hai để về chăm tôi. Bà bảo cuối đời chỉ biết trông chờ vào sự chăm sóc của vợ chồng tôi nên sau này không chăm cháu nào nữa, mà chỉ ở nhà vỗ béo cho các con của tôi thôi.
Nghe mẹ chồng nói mà tôi mừng lắm, đúng là một người mẹ biết nhìn xa trông rộng khiến tôi rất hài lòng.
Vì bà chăm những 5 cháu rồi nên kinh nghiệm đầy mình, tôi chỉ răm rắp nghe theo những gì mẹ chồng nói và không muốn làm trái ý nào. Chính vì thế tình cảm của mẹ chồng nàng dâu rất tốt.
Khi con tôi sinh được 3 tuần, thường rất hay khóc và lần nào cũng chỉ có bà nội mới dỗ dành được. Một hôm bà nội đi chợ, con khóc tôi dỗ mãi chẳng được, thật may cuối cùng mẹ chồng cũng về và giành lấy quyền dỗ cháu.
“Đánh vật” một hồi nhưng không được, bà đặt cháu lên võng và đu đưa, lúc đó con tôi im bật không khóc nữa và dần đi vào giấc ngủ. Cứ thỉnh thoảng cháu giật mình bà lại đua võng và mỗi lần lại mạnh thêm.
Video đang HOT
Trong khi hai vợ chồng cãi nhau thì mẹ chồng đi vào nhà mặt nặng, chúng tôi chào bà cũng chẳng đáp lời. (Ảnh minh họa)
Cứ mỗi lần nhìn thấy bà nội đua võng là tôi giận run cả người, muốn nói lắm nhưng lại sợ bà buồn. Nhưng lo sợ cho sức khỏe của con tôi buộc phải nói: “Trẻ mới sinh mà cứ đua võng rung lắc mạnh như mẹ không tốt đâu vì não của bé còn yếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh”.
Lần đầu bị con dâu chê trách nên mẹ chồng liền nói là bà chăm 5 đứa cháu rồi, đứa nào cũng khỏe mạnh có ai bị thần kinh đâu mà nghe tôi nói phát sợ. Sau đó tôi phân bua giải thích cho mẹ chồng nhưng bà không nghe và hai mẹ con cãi nhau một lúc. Bà tức tối ném trả cháu vào tay tôi rồi đi bỏ đi ra khỏi nhà.
Từ khi bà đi, con cũng tỉnh dậy và khóc ầm ĩ khiến tối chẳng làm được gì phải ôm con dỗ dành cả tiếng đồng hồ. Đến tối chồng tôi đi làm về chưa có cơm nên đã nổi khùng, tôi sợ hãi kể lại mọi chuyện đã xảy ra.
Nghe xong chồng bảo tôi là người đòi trứng khôn hơn vịt và từ bây giờ về sau cấm cãi mẹ chồng, chỉ được nghe làm theo. Trong khi hai vợ chồng cãi nhau thì mẹ chồng đi vào nhà mặt nặng, chúng tôi chào bà cũng chẳng đáp lời.
Từ hôm ấy dù cháu khóc rất nhiều nhưng mẹ cũng không giúp tôi dỗ dành mà chỉ có chăm chú làm việc nhà thôi.
Theo mọi người tôi phải làm sao để mẹ chồng vui vẻ chăm cháu trở lại đây?
Mẹ chồng đòi tiền công chăm cháu sau khi con dâu cũ đòi quyền nuôi con
Hành động của mẹ chồng này tạo ra 2 luồng tranh cãi, người thì nói bà làm đúng, người thì chỉ trích bà quá tính toán với con cháu mình.
Vợ chồng con trai ly hôn, bà Lưu thấy công sức chăm sóc cháu suốt bao năm trời cuối cùng "đổ sông đổ biển". (Ảnh minh họa)
Hôn nhân tan vỡ là điều không ai mong muốn, nếu vợ chồng chưa có con thì mọi chuyện sẽ rất đơn giản, nhưng khi đã có con thì có quá nhiều vấn đề phát sinh hậu ly hôn. Một số người sẽ để quyền quyết định ai nuôi con cho tòa án, nhưng cũng không ít người nghĩ rằng con cái là phải ở với mẹ.
Hầu hết mọi người đều chỉ quan tâm mỗi việc đứa trẻ sống với ai mà quên mất đi bóng dáng của người chăm sóc đứa trẻ đó, trong trường hợp này chính là mẹ chồng. Không ít bà mẹ chồng có suy nghĩ rằng họ chăm sóc cháu giúp để con trai và con dâu tập trung làm ăn, và có người chăm sóc khi họ về già. Thế rồi, sự việc không mong muốn xảy ra, cả hai ly hôn và giờ người cháu nên sống với ai mới là hợp lý nhất.
Trong câu chuyện của bà Lưu ở Trung Quốc sau đây sẽ là một bài học đắt giá cho tất cả mọi người, về cái mà người ta gọi là "tình yêu vô bờ bến dành cho con cái".
Bà Lưu năm nay đã 62 tuổi, bà ở nhà nội trợ chăm sóc con cái kể từ lúc con trai bà cưới vợ. Sau khi con trai kết hôn và sinh con, bà tình nguyện ở nhà chăm sóc giúp giúp suốt 10 năm trời. Thế rồi con trai bà ly hôn, con dâu đòi bà trả lại con cho cô ấy. Bà cảm thấy công sức chăm sóc cháu suốt bao năm trời cuối cùng "đổ sông đổ biển".
Bà nhớ lại cách đây nhiều năm, khi con trai bà đến Vũ Hán làm việc đã gặp một cô gái ở đó. Khi nhìn thấy cô gái này, bà linh cảm rằng cả hai không phù hợp nhau, nhưng con trai bà bất chấp kết hôn và sau đó định cư ở Vũ Hán.
Sau một thời gian, con dâu bà sinh được một bé trai, lúc này bà mới chính thức nhận cô gái kia là con dâu của mình. Khi đứa bé được 1 tuổi, vì công việc bận rộn nên cô con dâu quyết định gửi cho mẹ chồng chăm sóc hộ.
Thời gian đầu, cô con dâu đưa cho bà 6 triệu đồng mỗi tháng, nhưng sau đó bà biết được cuộc sống của con trai mình ở Vũ Hán không dễ dàng gì, thậm chí là gặp không ít khó khăn. Vì thương con thương cháu, bà nói rằng mình không cần tiền gửi về nữa mà có thể tự nuôi cháu được. Thế là bà đã nuôi đứa cháu trai suốt 10 năm mà không một lời oán than trách móc.
Bây giờ cháu trai của bà đang học tiểu học, cuộc sống của bà cũng đỡ vất vả hơn. Thế nhưng, vì tiền lương của con trai bà không tăng trong những năm gần đây, điều đó khiến cho cô con dâu không hài lòng và cả hai thường xuyên cãi vã nhau. Cuối cùng cô con dâu đề nghị ly hôn.
Khi đề nghị phân chia tài sản, cô con dâu nói mình cần nửa căn nhà và giành quyền nuôi con. Người con trai không phản đối và nhanh chóng làm thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, vài ngày trước khi cô con dâu định đưa đứa bé đi thì bị mẹ chồng chặn lại.
Bà Lưu giận dữ nói: "Cô định đưa cháu tôi đi dễ dàng vậy sao? Tôi đã chăm sóc cho con của hai anh chị suốt 10 năm trời để giờ nhận lấy điều này sao. Nếu cuộc hôn nhân này không còn gì để cứu vãn, hãy trả 700 triệu đây, tôi không thể nuôi cháu một cách vô ích như vậy".
Bà nói rằng trong suốt 10 năm qua, cái giá 700 triệu là quá rẻ, bà không chỉ tốn nhiều tiền nuôi cháu mà những công sức cực khổ suốt bao năm là không thể quy được bằng tiền. Bà không thể để cô con dâu mang đi dễ dàng. Bà già rồi, nếu không thể nhờ được vào con cháu thì cách tốt nhất là trả tiền để bà sống nốt quãng đời còn lại. Nếu con dâu bà không trả đủ tiền, bà nhất quyết không để cháu bà theo mẹ.
Cô con dâu không đồng ý với những gì bà Lưu nói và cho rằng đứa trẻ cũng là cháu của bà, giữa bà và cháu không nên có chuyện tiền bạc ở đây. Mỗi người có một cái lý riêng, cuối cùng họ quyết định nộp đơn lên tòa để giải quyết.
Phan Hằng
Mẹ mất sớm, dì ở vậy nuôi cháu cùng anh rể và cái kết không thể bất ngờ hơn sau 20 năm Quả thật khi ông trời đã cướp đi của bạn thứ gì thì sẽ bù đắp cho bạn một thứ khác vừa vặn và xứng đáng như vậy. Em và các anh chị vừa làm xong một việc mà bọn em cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng. Đó là đã giúp bố có được một cuộc sống thoải mái sau bao năm vất...