Nhịn ăn đến giữ chỗ làm lễ cầu an
Khuôn viên chùa quá nhỏ trong khi lượng người làm lễ đến hàng vạn nên hôm nay rất nhiều phật tử đã phải mang đồ ăn đi theo hoặc chấp nhận nhịn bữa tối để giữ chỗ cho lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh.
Chùa Phúc Khánh là nơi nổi tiếng linh thiêng về lễ cầu an, giải hạn, vì thế, hằng năm vào tháng Giêng, người dân tấp nập đến đăng ký làm lễ. Hôm nay, ngày 14/1 âm lịch, nhà chùa sẽ làm lễ cầu an cho các phật tử, chính vì thế, người dân đã
16h chiều, lực lượng an ninh đã đứng xếp dài dọc theo phố Tây Sơn đến Ngã Tư Sở, một bộ phận đứng ngay trước cửa chùa để ngăn cản người dân xông vào, bởi thời điểm này trong khuôn viên chùa đã hết chỗ.
17h, cổng chùa Phúc Khánh đã hết chỗ
17h, lúc công sở tan việc cũng là thời điểm người dân đã ngồi tràn ra mặt đường Tây Sơn, một số ngồi bên thành cầu vượt và chuẩn bị tinh thần cho lễ cầu an.
Để có một chỗ ngồi tốt hướng về phía chùa, trước đó, các phật tử đã đến từ sáng sớm để ngồi bên trong, còn lại phải có mặt từ 16h mới mong ngồi được ở ngay trước cổng chính của chùa. Bác Trần Thị Thanh, nhà ở quận Long Biên, 60 tuổi cho biết: chi phí cho lễ cầu an, giải hạn là 100.000 đồng.
Với bác Thanh, số tiền này không phải là đắt hay rẻ, mà quan trọng là cái tâm của người muốn làm lễ. Hai mẹ con bác đã tranh thủ ăn nhẹ ở nhà để đến trước giờ cho có chỗ, bởi theo bác Thanh, năm ngoái vì đi muộn nên bác phải đứng quá xa cổng chùa, ngay gần phía đầu cầu vượt.
Trong khi đó, chị Minh Nguyệt, làm việc tại phố Nguyễn Chí Thanh cho biết, hôm nay chị xin nghỉ làm sớm từ 16h, đến gần chùa tranh thủ mua chút đồ ăn rồi chọn một chỗ ngồi để chờ đến giờ làm lễ. “Cũng chắc lâu lắc gì, đến 8 tối là xong rồi nên mình nhịn, tối về nhà ăn cho tử tế chứ ngồi đây ăn cũng chẳng thoải mái gì” – chị Nguyệt cho biết.
Video đang HOT
Tại chùa Phúc Khánh, 2 tiếng trước giờ làm lễ, đa số phật tử cũng như chị Nguyệt, chú tâm vào việc tụng kinh, niệm phật hơn.
Người dân ăn tạm những món đồ mua bên vỉa hè để giữ chỗ làm lễ.
Cũng vì lượng người đến làm lễ quá đông nên dịch vụ trông xe nở rộ xung quanh chùa Phúc Khánh. Giá gửi xe máy từ 10.000 đồng (ở khu tập thể phía sau chùa), 20.000-30.000 đồng, xe hơi 50.000 đồng.
Đặc biệt, ngay từ chiều, dịch vụ cho thuê ghế ngồi rất đắt khách. Mỗi chiếc ghế nhỏ giá 10.000 đồng. Thậm chí, một số hộ gia đình còn đặt ghế sẵn dọc theo thành cầu vượt để “chiếm chỗ”, nếu phật tử đến ngồi đó sẽ phải trả tiền, cũng với giá 10.000 đồng.
Dịch vụ cho thuê ghế đắt khách.
So với năm ngoái, để tránh tình trạng các phật tử đổ dồn về cổng chùa sau khi tan lễ để xin lộc, năm nay nhà chùa bố trí địa điểm phát lộc cách xa cổng khoảng 20m. Một địa điểm ở đoạn giao nhau giữa phố Tây Sơn và ngõ Vĩnh Hồ, một điểm ở đầu ngõ Thịnh Quang.
Nhà chùa đã chuẩn bị số lượng lộc rất lớn để phát cho các phật tử.
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ảnh nhà thờ khắp Việt Nam trong đêm Giáng sinh
Từ Hà Nội, Nghệ An, đến Đà Lạt, Biên Hòa, Sài Gòn, "rực rỡ" và "linh thiêng" là những từ có thể dùng để mô tả quang cảnh các nhà thờ trong đêm nay ở Việt Nam.
Nhà thờ lớn Hà Nội.
Hang đá ngay trên bức tường bên ngoài của Nhà thờ.
khung cảnh bên trong khuôn viên.
Ông già Noel khổng lồ tại tuyến đường 5 nối dài tại TP.Biên Hòa
Dọc các tuyến đường tại các giáo xứ ở Tân Mai, TP.Biên Hòa được trang trí lộng lẫy.
Cảnh đẹp lung linh tại nhà thờ Phúc Hải ở TP.Biên Hòa
Cảnh hành lễ trong nhà thờ tại Biên Hòa lúc 8h đêm 24/12/2010.
Nhà thờ đá Phát Diệm.
Tại Đà Lạt, dù thời tiết về đêm nhiệt độ giảm, lạnh hơn nhưng người dân vẫn đổ dồn về các điểm nhà thờ để đi dạo và chụp ảnh lưu niệm. Từ chiều 24/12, hàng trăm người đã tập trung về Nhà thờ Domaco trên đường Bùi Thị Xuân để dự lễ đã khiến cho tuyến đường này được dự báo là đến thời điểm hành lễ sẽ bị tắc nghẽn.
Dọc các tuyến đường vào nhà thờ công giáo thuộc các xã, phường như Nghi Phú, Cầu Rầm, TP Vinh lung linh đèn màu, Cây thông noel, Hang đá nơi chúa sinh ra đời được các hộ dân trang trí tỉ mỉ đẹp mắt.
Nhiều đôi bạn trẻ hạnh phúc, an lành dạo chơi Noel
Nhà thờ lớn TP HCM trở thành địa điểm càng lúc càng thu hút đông người đến hành lễ và chơi.
Nhóm PV
Theo Bưu Điện Việt Nam
Phát tài nhờ "rồng" nổi Chỉ với mặt đất nhô nhô, uốn lượn giống hình dáng rồng rồi tung tin "rồng" nổi để nhiều người hiếu kỳ đến xem, cúng vái, gia chủ có thể phát tài. Vào đầu tháng 12-2010, bỗng dưng "rồng" lại nổi tại khu đất của nhà ông Nguyễn Văn Đậu, ở xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Như vậy, trong...