Nhiều y tá Mỹ bỏ việc vì kiệt sức
Mệt mỏi, căng thẳng vì áp lực công việc và chứng kiến không ít trường hợp thương tâm vì Covid-19, nhiều nhân viên y tế xứ cờ hoa quyết định nghỉ việc.
“Công việc này trông rất anh hùng nhưng không phải vậy đâu. Mồ hôi, vất vả, hỗn loạn và cả máu. Thật khó để đối diện cảnh này mỗi ngày rồi sau đó về nhà sống cuộc sống bình thường”, y tá Nichole Atherton, làm việc tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) ở Mississippi, nói.
Đầu tháng 8, cô nghĩ đến việc xin từ chức vì mệt mỏi, theo CNN .
So với hồi đầu năm, số y tá tại bang Mississippi đã giảm đi 2.000, theo Trung tâm Chất lượng & Lao động của Hiệp hội Bệnh viện Mississippi. Tình trạng thiếu nhân viên càng làm tăng thêm căng thẳng cho hệ thống bệnh viện của bang – phần lớn là do đại dịch Covid-19.
Ngày 24/8, nhà dịch tễ học Paul Byers cho biết bang Mississippi đã lập kỷ lục mới về số ca tử vong liên quan đến Covid-19. Trong số 875 giường ICU trên toàn tiểu bang, 93% đang được sử dụng và hơn 63% trong số này là bệnh nhân Covid-19, theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ.
Nhiều y tá Mỹ đối mặt sự căng thẳng, áp lực khi số ca mắc Covid-19 tăng cao. Ảnh: AP.
Lee Bond, người đứng đầu hệ thống bệnh viện Singing River, đang thúc giục chính phủ Mỹ sử dụng một phần trong gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1,8 tỷ USD để giữ chân một số y tá đang muốn nghỉ việc.
Tuy nhiên, Randy Roth, giám đốc chuyên môn của hệ thống bệnh viện Singing River, nhận định: “Rất nhiều y tá nói với tôi vấn đề quan trọng ở đây không phải tiền bạc. Họ cần được sạc pin”.
Dù muốn nghỉ việc, Nichole không nỡ bỏ lại các đồng nghiệp vật lộn với mớ hỗn loạn. Cô tạm hoãn việc từ chức, thay vào đó là cắt giảm giờ làm việc. Tuy nhiên, cô cũng không phải người duy nhất đang cân nhắc rời đi.
Video đang HOT
Sarah Duffey, giám đốc truyền thông, cho biết hiện hệ thống bệnh viện Singing River có hơn 160 vị trí y tá còn trống. Kể từ khi đại dịch bùng phát, 289 người đã rời đi.
Sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế bị ảnh hưởng trong đại dịch. Ảnh: Reuters.
Đối với Nichole, ít nhân viên hơn và nhiều bệnh nhân Covid-19 nguy kịch hơn cũng đồng nghĩa với việc các nhân viên y tế như cô phải đưa ra những quyết định khó khăn hơn. Có lúc, hai bệnh nhân nguy kịch cùng rơi vào tình trạng khủng hoảng, cô phải quyết định chạy đến phòng nào trước vì không có đủ y tá và bác sĩ trị liệu hô hấp đáp ứng cho cả hai.
Ngày 24/8, Thống đốc Mississippi Tate Reeves cho biết hơn 1.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe đang được điều đến để giúp giải quyết tình trạng thiếu nhân lực tại các bệnh viện trên toàn tiểu bang.
Ông cho biết 808 y tá, 3 y tá chính quy, 22 điều dưỡng, 193 kỹ thuật viên hô hấp và 20 nhân viên cấp cứu đã được triển khai về 50 bệnh viện.
“Chúng tôi đã làm việc liên tục để đảm bảo giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân sự tại các bệnh viện. Triển khai nhanh việc này là một bước đi đúng hướng”.
Người Myanmar chật vật rút tiền khỏi ngân hàng
Từ tờ mờ sáng, nhiều người xếp hàng trước một ngân hàng thuộc sở hữu của quân đội Myanmar ở Yangon chờ rút tiền do lo sợ thiếu tiền mặt.
Ngân hàng Myawaddy nằm trong số rất nhiều doanh nghiệp do quân đội Myanmar kiểm soát đang đối mặt áp lực tẩy chay sau cuộc đảo chính hôm 1/2. Người biểu tình trên toàn quốc kêu gọi nhân viên các doanh nghiệp này, bao gồm nhân viên ngân hàng, bỏ việc.
Tại Yangon, thành phố kinh tế tài chính lớn nhất Myanmar, hầu hết các ngân hàng tư nhân vẫn đóng cửa, trong khi các ngân hàng chính phủ mở cửa một phần. Việc rút tiền tại các cây ATM gặp nhiều khó khăn.
Người dân chờ rút tiền trước một cây ATM của ngân hàng Myawaddy tại Yangon hôm 23/2. Ảnh: AFP
Sau khi chính quyền quân sự ban lệnh giới hạn số tiền mặt được rút ra mỗi ngày, mối lo về tình trạng thiếu tiền sau đảo chính khiến những người như Tun Naing quyết định rút hết tiền trong tài khoản ATM. Suốt tuần qua, ngày nào doanh nhân 43 tuổi này cũng đi xếp hàng rút tiền. Ông đã rút 6 triệu kyat, tương đương 4.500 USD, từ tài khoản ngân hàng Myawaddy.
"Vì tin đồn ngân hàng thiếu tiền nên tôi đến để rút hết ra", ông nói.
Dù là ngân hàng nội địa lớn thứ 6 ở Myanmar, Myawaddy chỉ cho phép 200 khách hàng đầu tiên của mỗi chi nhánh rút tối đa 500.000 kyat một ngày, tương đương 370 USD.
Chiếm được chỗ trước cây ATM vào buổi sáng cực kỳ quan trọng, bởi "nhiều người còn thuê khách sạn gần đó để ra xếp hàng từ sớm", Tun Naing nói.
Nhiều người không gặp may như ông. Myint Myint, một giáo viên đã nghỉ hưu, ngày nào cũng tới xếp hàng suốt tuần qua nhưng vẫn không thể rút tiền.
"Tôi quá mệt mỏi", người đàn ông 64 tuổi nó. "Họ nên thông báo qua truyền hình rằng tiền của chúng tôi vẫn an toàn. Tôi không có nhiều tiền tiết kiệm nhưng vẫn lo lắng trước những thông tin không rõ ràng như thế".
Nhiều ngân hàng khắp Yangon mở cửa thất thường, nhưng báo nhà nước New Light of Myanmar vẫn tuyên bố các ngân hàng hoạt động bình thường.
"Người dân cần tham gia vào quá trình này để đảm bảo kinh tế đất nước ổn định", trích thông báo của Ngân hàng Trung ương Myanmar.
Htwe Htwe Thein, chuyên gia về kinh tế quốc tế tại đại học Curtin của Australia, một người gốc Myanmar, cho rằng không thể đoán trước khi nào Myanmar rơi vào cảnh thiếu tiền mặt.
"Chính quyền quân sự trước đây từng thường xuyên in tiền và đẩy lạm phát tăng cao", cô nói.
Kinh tế Myanmar trước đảo chính đang đối mặt khó khăn nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 và các biện pháp phong tỏa. Tình hình có thể càng tệ hơn do phong trào bất tuân dân sự cổ vũ công nhân viên chức tẩy chay công việc.
Nhiều tướng quân đội Myanmar bị Mỹ, Anh, Canada và Liên minh châu Âu trừng phạt. Nền kinh tế đối mặt nguy cơ tổn hại danh tiếng và sụt giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Fitch, cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế, đã thay đổi dự báo tăng trưởng GDP của Myanmar năm 2021 từ 5,6% xuống còn 2% vào ngày xảy ra đảo chính vì "rủi ro chính trị gia tăng".
Việc dòng tiền nước ngoài tạm dừng chảy vào Myanmar làm dấy lên hồi chuông cảnh báo với nhóm Công lý cho Myanmar, tổ chức cho biết các tướng lĩnh quân đội có thể can thiệp vào khoản dự trữ ngoại hối 6,7 tỷ USD của nước này. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã đóng băng số tài sản trị giá một tỷ USD ở Myanmar.
"Nếu các ngân hàng nước ngoài tiếp tục làm ăn với ngân hàng quân đội, họ sẽ trở thành đồng lõa với chế độ quân sự", nhóm Công lý cho Myanmar nhận định.
Nhiều người lo lắng công ty sẽ trả lương thế nào cho nhân viên vào cuối tháng này, hay người cao tuổi nhận lương hưu như thế nào, trong bối cảnh hàng trăm nghìn người vẫn xuống đường biểu tình phản đối đảo chính nhiều ngày nay.
Aye Aye, 85 tuổi, cho hay không muốn đi rút lương hưu tới khi tình hình dịu đi, bởi ngân hàng mở cửa thất thường và người biểu tình tràn xuống đường phố.
"Tháng tới tôi mới đi rút", bà nói, dù việc này có thể gây áp lực tài chính cho gia đình khi bà phải chăm sóc hai người thân bị ốm. "Tôi đã trải qua đủ khó khăn rồi. Tôi già rồi, chỉ lo được cho hôm nay thôi".
Bên ngoài một chi nhánh ngân hàng Myawaddy hôm 23/2, một nhân viên bảo vệ đơn độc đang cố gắng trấn an đám đông đòi rút tiền. Anh hét lên rằng tài khoản của các công ty đang được ưu tiên để trả lương cho nhân viên.
"Chúng ta sẽ rút tiền mặt sau khi những công ty này đã rút xong tiền trả lương cho nhân viên", người bảo vệ nói trước cổng ngân hàng, ngăn không cho đám đông ùa vào.
Anh chàng kiếm bộn tiền nhờ 'không làm gì cả' Shoji Morimoto, 37 tuổi, mở dịch vụ cho thuê bản thân mình mà "không làm gì cả" nhưng vẫn thu hút hàng nghìn khách hàng. Morimoto quảng cáo mình là người có thể "ăn và uống, đưa ra nhận xét đơn giản, nhưng không làm gì thêm nữa" kể từ tháng 6/2018 và đến nay đã nhận được hơn 3.000 yêu cầu. Anh...