Nhiều ý kiến trái chiều quanh “ngọn hải đăng” trên sông Hàn
Mặc dù đã được chính quyền đồng ý về chủ trương xây dựng một tòa tháp mang dáng dấp của một ngọn hải đăng cao tương đương tòa nhà 25 tầng ở phía bờ đông sông Hàn, nhưng nhiều chuyên gia xây dựng vẫn còn băn khoăn về dự án này.
Việc xây dựng tòa tháp “hải đăng” này được đưa ra bàn thảo tại cuộc họp về quy hoạch kiến trúc Đà Nẵng ngày 25/12/2014 do Chủ tịch TP Đà Nẵng – ông Văn Hữu Chiến – chủ trì. Tại cuộc họp này, chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư DHC đưa ra hai phương an: phương an 1 là xây dưng thap mô phong theo tháp cô Alexandria (Ai Câp) – môt trong 7 ky quan cua thê giơi; phương an 2 co chât liêu tư kinh trong suôt, vơi hình dáng ngon hai đăng vươn lên như hinh con song nơ bông hoa tư dươi sông lên.
Phối cảnh “ngọn tháp hải đăng” sẽ được xây dựng trên sông Hàn
Sau khi trình bày phương án, chủ đầu tư đề nghị lãnh đạo TP Đà Nẵng cùng các ban ngành cho chủ trương quy hoạch sớm để tiến hành triển khai xây dựng. Hầu hết lãnh đạo các Sở như GTVT, Xây dựng, TN-MT… đều đồng ý chủ trương xây dựng tòa tháp này.
Sau khi các sở đồng ý chủ trương, Chủ tịch TP Đà Nẵng đồng ý địa điểm xây dựng và giao cho Sở Xây dựng lấy thêm ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này và đến ngày 15/1 phải xong.
Tuy nhiên, một số kiến trúc sư, chuyên gia trong lĩnh vực này đều chưa đồng ý với việc Công ty CP đầu tư DHC xây dựng một tòa tháp cao 25 tầng trên dòng sông Hàn. Trao đổi với PV Dân trí, kiến trúc sư Hoàng Quang Huy -Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Quy hoạch Đà Nẵng – cho rằng, quan điểm của tất cả anh em trong ngành đều không tán thành chủ trương đưa công trình này ra giữa sông.
Video đang HOT
Kiến trúc sư Hoàng Quang Huy cũng cho rằng trước đây, TP Đà Nẵng chủ trương giải tỏa nhà chồ ven bờ Đông sông Hàn để cho dòng sông được thông thoáng, cảnh quan đẹp nhưng nay lại đưa một công trình với quy mô đồ sộ vào sẽ làm mất đi vẻ đẹp mà lãnh đạo TP Đà Nẵng và người dân đã gây dựng mấy chục năm nay.
“Thay nhà chồ bằng công trình hoành tráng là không công bằng với người dân đã giải tỏa để trả lại vẻ đẹp của sông Hàn. Bây giờ sông Hàn là là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng. Nếu xây dựng công trình như thế thì phải xin ý kiến của người dân và giao nhiệm vụ cho tư vấn cùng các chuyên gia phản biện”, kiến trúc sư Hoàng Quang Huy cho biết.
Kiến trúc sư Hoàng Quang Huy cũng cho biết ông vừa có một bức thư tâm huyết gửi lãnh đạo TP Đà Nẵng về việc xây dựng tòa tháp trên sông Hàn này. Ông cho rằng việc lãnh đạo TP cho xây dựng tòa tháp này là “vội vàng”.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia khi được PV trao đổi đều cho rằng việc xây dựng tòa tháp này sẽ ảnh hưởng đến môi trường, dòng chảy của sông Hàn, phá vỡ cảnh quan… Có quan điểm cho rằng đây là “khách sạn trá hình đội lốt ngọn hải đăng” của chủ đầu tư.
Khu vực xây dựng bến du thuyền của Công ty CP đầu tư DHC sẽ được xây dựng tòa tháp
PV Dân trí trao đổi với ông Lê Minh Đức – Chủ tịch Công ty CP đầu tư DHC – về những băn khoăn trên, ông Đức cho rằng, những người quan tâm đến dự án nhất định là người có trách nhiệm với thành phố và những gì họ đóng góp không ngoài mục đích xây dựng thành phố đẹp hơn.
Trả lời về phản ánh: “Đà Nẵng duyệt cho DHC xây dựng ngọn hải đăng trên sông sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và dòng chảy sông Hàn”, ông Đức nói: “Tháp hải đăng là một công trình không chỉ đơn giản là cái đích định vị cho du thuyền như những ngọn hải đăng bình thường. Chúng tôi đặt mục tiêu xây dựng tại đây một điểm nhấn kiến trúc đặc trưng nằm tại khu vực bến du thuyền có các công năng như ngắm cảnh, triển lãm, nhà hàng, lưu trú ngắn ngày, nhằm thu hút khách đến với bờ sông Trần Hưng Đạo. Vị trí chủ đầu tư đề xuất xây tháp nằm ven bờ giáp mặt nước để có thể đi, đến từ du thuyền. Tòa tháp nằm trên cọc đối với phần vươn ra mép sông để không cản dòng chảy.
Hiện lãnh đạo thành phố đồng ý chủ trương quy hoạch riêng phần kiến trúc và vị trí sẽ có sự tham gia của các kiến trúc sư đóng góp để xây dựng cho dự án vào cuộc họp tới đây. Thiết kế kiến trúc cảnh quan là quan trọng, còn các vấn đề về môi trường, dòng chảy… đương nhiên các nhà thiết kế và chủ đầu tư phải tuân thủ và đảm bảo đúng quy định”.
Ông Đức cũng cho biết thêm sau khi xây dựng xong, nước dùng và nước thải sẽ có hệ thống cầu dẫn đưa vào bờ và xử lý vào hệ thống chung của thành phố.
Theo thông tin của PV Dân trí, đối với nhiều ý kiến trái chiều về dự án này, UBND TP Đà Nẵng sẽ tổ chức một buổi họp để lấy ý kiến phản biện của các chuyên gia, kiến trúc sư cùng các sở ngành liên quan vào sáng ngày 9/1/2015 tại Sở Xây dựng Đà Nẵng.
Công Bính
Theo Dantri
Người dân gửi thư góp ý về Bộ luật Dân sự không phải dán tem
Ông Kiều Đình Thụ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết, người dân gửi thư qua đường bưu điện đóng góp ý kiến cho dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ không phải dán tem.
Chiều 5/1, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức công bố kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Họp báo công bố lấy ý kiến về bộ luật dân sự sửa đổi.
Ông Trần Đình Long, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Theo đó các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của mình và những vấn đề mà bộ, ngành quan tâm. Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ được đăng toàn văn trên báo Nhân dân, Trang thông tin điện tử của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Việc lấy ý kiến được thông qua nhiều hình thức như góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản, tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm... "Các bộ ngành, địa phương phải tạo điều kiện để người dân trong nước, ngoài nước đóng góp ý kiến một cách khách quan, trung thực nhất"- ông Long nói.
Theo ông Long, thời gian lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ diễn ra từ ngày 5/1 tới ngày 5/4/2015. Sau thời gian này, tổ chức, cá nhân tiếp tục góp ý kiến gửi về Bộ Tư pháp (số 60 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội) trước ngày 20/9/2015. "Các ý kiến góp ý của nhân dân sẽ được nghiêm túc tiếp thu khi xây dựng luật và trình ra Quốc hội xem xét, quyết định"- ông Long cho biết.
Trong khi đó, ông Kiều Đình Thụ, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định cá nhân gửi ý kiến góp ý về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) qua đường bưu điện thì không phải dán tem.
Thế Kha
Theo Dantri
Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Kỳ thi THPT quốc gia sẽ giảm áp lực, giảm tốn kém! Trả lời phỏng vấn PV báo điện tử Dân trí, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định: "Kỳ thi THPT quốc gia sẽ góp phần giảm áp lực thi cử và giảm tốn kém cho thí sinh, phụ huynh và toàn xã hội theo đúng tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW". Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Quy chế thi...