Nhiều xe tết vẫn chờ khách
Mặc dù đã cận kề tết nhưng lượng khách tại các bến xeở TP.HCM không đông như mọi năm. Mấy ngày qua, vé của nhiều tuyến vẫn được các doanh nghiệp vận tải bán ra phục vụ khách.
Ghi nhận của Thanh Niên Onlinetại Bến xe Miền Đôngsáng 5.2, ngoại trừ các hãng xe chất lượng cao đã hết vé, các hãng còn lại vẫn còn vé. Trong đó, còn nhiều nhất là vé của các xe tăng cường dịp tết.
Nhiều tuyến vẫn còn vé.
Trưa 5.2, ông Bùi Xuân Chính, tổ phó tổ bảo vệ ở Bến xe Miền Đông, cho hay lượng khách tại bến xe mấy ngày qua có nhích lên so với ngày thường nhưng vẫn không đông như dự báo. Thậm chí lượng khách ở một số tuyến giảm so với dịp tết năm trước.
“So với thời điểm tết này những năm trước, lượng khách một số tuyến giảm 30 – 40%. Nhiều xe vào bến nhưng không đủ khách để chạy. Từ sáng đến giờ riêng tuyến TP.HCM đi các tỉnh cao nguyên có bảy xe rớt tài vì không đủ khách”, ông Chính nói.
Chủ một doanh nghiệp xe khách chạy tuyến TP.HCM – Bình Thuận cho biết dù đã cận tết nhưng khách đi tuyến này không nhiều. Chiều 4.2, một chiếc xe của doanh nghiệp này phải nằm lại bến vì bán được quá ít vé.
Bến xe Miền Đông ngày 5.2 (tức 25 tháng chạp) chưa đông khách như mọi năm.
Ông Thượng Thanh Hải, Phó giám đốc Bến xe Miền Đông cho hay đến cuối ngày 4.2, bến xe đã có 1.600 xe với khoảng 41.000 hành khách rời bến. Thống kê sơ bộ trong 5 ngày qua, lượng khách ở bến xe giảm 9 – 10% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân lượng khách giảm, theo ông Hải, là do kinh tế khó khăn nên người dân hạn chế đi lại dịp tết. Ngoài ra, nhiều công ty, xí nghiệp đã chủ động thuê xe đưa nhân viên, công nhân về quê ăn tết những ngày trước đó.
Video đang HOT
“Khách đi xe năm nay không tăng đột biến nên khó có tình trạng ùn ứ khách tại bến xe như những năm trước. Trong trường hợp ùn ứ, bến xe sẽ chủ động điều xe tăng cường đến ngay”, ông Hải nói.
Các bến xe đều có phương án tăng cường xe nếu khách ùn ứ.
Tương tự Bến xe Miền Đông, lượng khách tại Bến xe Miền Tây mấy ngày qua cũng không đông. Ông Trần Văn Phương, Phó tổng giám đốc Bến xe Miền Tây cho hay lượng khách ở bến xe ngày 4.2 khoảng 28.000 khách, tăng 6.000 khách so với ngày thường.
Dự kiến, từ ngày 6.2 (tức ngày 26 tết), lượng khách ở Bến xe Miền Tây sẽ bắt đầu tăng cao, đạt trên 40.000 khách và ngày 7.2 hơn 63.000 khách.
“Hai ngày này lượng khách sẽ tăng cao nhưng bến xe đã có biện pháp dự phòng đáp ứng đủ xe cho khách”, ông Phương nói.
Cận tết, Bến xe Hà Nội vẫn đìu hiu
Tại các bến xe ở Hà Nội, lượng khách chỉ tăng vọt vào hai ngày 1 và 2.2, do ngày nghỉ cuối tuần trùng với dịp Tết ông Công, ông Táo, lại đúng đợt nghỉ Tết của sinh viên các trường cao đẳng, đại học. Theo một số nhà xe, lượng người rời Hà Nội đợt này chủ yếu là sinh viên và người lao động nghèo. Đến ngày 3, 4 và 5.2, lượng khách đổ về các bến xe đã giảm nhiều.
Tại Bến xe Mỹ Đình, lượng người mua vé, đợi xe về quê không quá đông đúc, hoàn toàn khác với mọi năm khi thời điểm này bến xe lúc nào cũng đông nghịt người. Các xe chạy tuyến ngắn từ Hà Nội đi Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên… cũng vắng kháchnhư ngày thường. Đặc biệt, với nhiều xe khách chạy tuyến đường dài từ Hà Nội đi Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên… mặc dù đã đến giờ xuất bến nhưng vẫn còn nhiều ghế, giường trống.
Chị Lê Thị Dung (35 tuổi, nhân viên bán vé xe khách chạy tuyến Hà Nội – Lào Cai) cho biết: “Lượng người về quê đón Tết đi xe năm nay giảm nhiều. Trong các ngày từ 3-4.2, xe xuất bến chỉ có 30 khách đi, còn trống 10 giường nằm, đến hôm nay còn nhiều giường trống hơn”.
Khách vào bến Mỹ Đình vắng hoe – Ảnh: An Tuấn
Còn anh Nguyễn Văn Xuân (32 tuổi, nhân viên bán vé xe khách chạy tuyến Hà Nội – Sơn La) cho biết, trong đợt phục vụ hành khách về quê đón Tết dịp này, trung bình còn trống 20% giường nằm không có khách đi. Theo anh Xuân, so với năm trước, lượng khách đi xe đợt này giảm đáng kể, chưa kể năm nay có thêm nhiều nhà xe khác nên lượng khách ở mỗi xe giảm là điều tất yếu.
Những năm trước, đợt nghỉ Tết ông Công ông Táo, các xe khách chạy tuyến đường dài từ Hà Nội đi Nghệ An, Thanh Hóa… luôn chật cứng khách nhưng năm nay cũng chung tình cảnh. Đặc biệt, có nhiều nhà xe nhân viên phục vụ còn đông hơn lượng khách đi xe.
Những chuyến xe vắng khách khi xuất bến – Ảnh: An Tuấn
Theo nhận định của một số nhà xe, thời điểm này khi sinh viên được nghỉ học về quê đã vãn nên các bến xe mới đìu hiu vắng khách như vậy. Hơn nữa, do kinh tế khó khăn nên người dân hạn chế đi lại và thời điểm này phần lớn người lao động còn chưa về quê ăn Tết, cố nán lại ở Hà Nội để tìm việc, làm thuê ngày giáp Tết. Năm nay phải tầm đến khoảng 27, 28 Tết thì lượng khách đổ về các bến xe mới tấp nập.
Theo thống kê từ Công ty Quản lý Bến xe Hà Nội: từ 12 giờ ngày 31.1 tới 12 giờ ngày 1.2, tại Bến xe Giáp Bát có 983 lượt xe, 21.441 lượt khách tại Bến xe Mỹ Đình có 1.410 lượt xe, trong đó có 2 xe tăng cường từ Sở Giao thông vận tải Hà Nội, 32.439 lượt khách tại Bến xe Gia Lâm có 632 luợt xe, 13.611 lượt khách. Theo đó, khách đi tăng 31% so với ngày thường.
Còn từ 12 giờ ngày 1.2 cho tới 2.2, tại Bến xe Giáp Bát có 1.172 lượt xe, 22.268 lượt khách tại Bến xe Mỹ Đình có 1.547 lượt xe, với 17 xe tăng cường từ Sở Giao thông vận tải Hà Nội, có 33.261 lượt khách đi xe tại Bến xe Gia Lâm có 676 lượt xe, 11.492 lượt khách. Như vậy số khách đi xe đã tăng 30% so với khách đi ngày thường. Tới 14 giờ ngày 2.2, lượng khách đi xe đều đã trở lại bình thường.
Theo TNO
"Cơ quan nào cũng có người nhàn rỗi"
Ở Văn phòng Chính phủ, có chuyên viên làm việc cả thứ 7, chủ nhật mà không hết việc, nhưng có người nhàn rỗi - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam chia sẻ.
Tại một hội nghị mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra con số 30% công chức "có cũng như không".
Chiều 29/1, trả lời báo chí về con số này, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, bộ máy hành chính có nhiều việc còn đáng bàn. Ngay trong mỗi cơ quan còn có người chưa phát huy hết khả năng của mình. "Tôi đã công tác qua nhiều cơ quan từ Trung ương đến địa phương. Cơ quan nào cũng có người như vậy. Tôi đã nói chuyện với họ, nhưng họ đều rất khát khao được làm việc, được tạo điều kiện để làm việc, chứ không phải họ muốn ngồi không để ăn lương. Có trường hợp những người như vậy, trong lòng họ có khát khao cống hiến rất lớn".
Bộ Nội vụ tổ chức thi tuyển công chức ngày 6/1. Ảnh: Lê Anh Dũng
Cũng theo ông Đam, ngay tại VPCP cũng có những chuyên viên làm cả thứ 7, chủ nhật mà không hết việc. Trong khi lại có những người rất nhàn rỗi. Có người lâu ngày không được làm việc nhiều thì kỹ năng bị hạn chế. "Ai cũng muốn cống hiến. Có người khát vọng cháy bỏng. Có người tỏ ra bức xúc, chán nản", Bộ trưởng Vũ Đức Đam bình luận.
Liên quan đến thông tin chạy công chức 100 triệu, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: Chính phủ không có chỉ đạo riêng về chuyện này nhưng đã chỉ đạo ngành nội vụ các cấp chú ý đến hai vấn đề: chất lượng đội ngũ cán bộ hiện tại; tinh giản bộ máy hành chính những nơi thừa, nơi thiếu để tổng thể bộ máy hành chính phải làm được tất cả các việc, không có lỗ hổng.
Cũng theo ông Đam, nếu tất cả các lĩnh vực liên quan đến "chạy" hiểu theo nghĩa tiêu cực thì phải lên án và đấu tranh, ở đâu có hiện tượng ấy thì phải nghiêm trị.
"Mỗi vị trí trong hệ thống đều có thước đo rõ ràng, chuẩn mực chính xác thì khi đó tất cả hiện tượng tiêu cực như chuyện chạy công chức sẽ không còn", ông Đam nói. Tuy nhiên, để có một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp thì phải có một quá trình phấn đấu.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết thêm trong phiên họp vừa qua, Chính phủ cũng đã thảo luận xem xét tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính, trong đó có cải cách thể chế, hiện đại hóa công sở. Ngoài câu chuyện tài chính công, Chính phủ còn thảo luận các vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.
Theo 24h
"30% công chức: Sáng cắp ô đi, tối cắp về" "Tình trạng chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào bất cập. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào". Đó là phát biểu của Phó Thủ...