Nhiều vướng mắc, TKV xin lùi kế hoạch cổ phần hóa Công ty mẹ
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ( TKV) mới đây đã có báo cáo về những vướng mắc, khó khăn liên quan đến công tác cổ phần hóa, đồng thời xin lùi thời hạn cổ phần hóa.
Các khoản công nợ khó đòi
Theo TKV, đến thời điểm 30/6/2020, TKV còn tồn tại các khoản nợ khó đòi. Cụ thể là khoản cổ tức của Công ty CP than Cọc Sáu 13,260 tỷ đồng. TKV thực hiện lưu ký chứng khoán của Công ty CP Than Cọc Sáu tại Công ty CP Chứng khoán Tràng An từ năm 2007.
Theo đó ngày 6/6/2012, Công ty CP Than Cọc 6 đã chuyển 13,260 tỷ đồng tiền cổ tức năm 2011 của TKV vào tài khoản của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam tại Ngân hàng ĐT và PT Hà Thành để Công ty CP Chứng khoán Tràng An chuyển trả TKV theo quy định.
Đến nay, TKV chưa thu hồi được khoản cổ tức này do Công ty CP Chứng khoán Tràng An lâm vào tình trạng phá sản. Vụ việc của Công ty CP Chứng khoán Tràng An vẫn đang trong 3 quá trình xử lý, TKV chưa thu được khoản cổ tức trên.
Bên cạnh đó, TKV còn khoản công nợ phải thu khó đòi của Công ty đầu tư thương mại và phát triển Hà Nội – Chi nhánh Đà Nẵng (HAPEXCO) được chuyển về Tập đoàn từ Công ty VTVT và xếp dỡ năm 2007. Số công nợ phải thu đến nay là 61,48 tỷ đồng.
Tính đến năm 2007, Công ty đã trích lập dự phòng công nợ khó đòi toàn bộ số tiền trên. Đến nay, việc thu hồi công nợ không tiến triển được. TKV hiện đã thuê tư vấn luật để bảo vệ quyền lợi của Tập đoàn.
Video đang HOT
Đề xuất chuyển thành công ty cổ phần cuối năm 2022
Bên cạnh các khoản công nợ khó đòi, khó khăn của tiến trình cổ phần hóa TKV còn đến từ các dự án dừng thực hiện.
Cụ thể, chi phí thực hiện Dự án đầu tư Cảng Kê Gà Bình Thuận 88,7 tỷ đồng. Dự án bắt đầu triển khai từ năm 2006, đến năm 2014 dự án dừng đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ.
Từ đó đến nay, TKV và tỉnh Bình Thuận cùng phối hợp để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ cho các doanh nghiệp liên quan do dừng dự án đầu tư theo chỉ đạo của Bộ Công Thương. Trong giá trị 88,7 tỷ đồng, bao gồm 65,1 tỷ đồng chi phí TKV đã tạm ứng cho tỉnh Bình Thuận để chi trả cho các doanh nghiệp trong năm 2018.
Bên cạnh đó, TKV còn gặp khó do chi phí dở dang dự án Đầu tư di chuyển, mở rộng, nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy Công ty TNHH MTV cơ khí đóng tàu – Vinacomin số tiền 157 tỷ đồng, được bàn giao về TKV khi cổ phần hóa Công ty.
Hiện nay TKV đang đã tiến hành kiểm điểm việc dừng dự án, làm rõ việc tiếp tục thực hiện hay dừng dự án, hoàn thiện phương án xử lý tài sản theo quy định pháp luật để triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
Một dự án dở dang khác là Dự án Khu lấn biển hình thành cụm Công nghiệp Cẩm Phả. Dự án được triển khai thực hiện từ năm 2005, chi phí thực hiện chủ yếu là chi phí san lấp mặt bằng, giá trị thực hiện Dự án theo Báo cáo kiểm toán đến nay là 107,4 tỷ đồng.
Theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ, để cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành quyết định cổ phần hóa thì trước đó phải có phương án sử dụng đất đã được phê duyệt.
Vì vậy, tiến độ cổ phần hóa Công ty mẹ – TKV hoàn toàn phụ thuộc vào Phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất của TKV đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên, các cơ sở nhà, đất của TKV là rất lớn, nằm ở nhiều địa phương, tỉnh thành khác nhau, vì vậy theo tính toán của TKV dự kiến phải hết tháng 10/2020 mới hoàn thiện việc lập các Biên bản hiện trạng các cơ sở nhà đất.
Thực hiện theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ TKV, TKV đề xuất tiến độ cổ phần hóa, trong đó: Thời điểm ban hành quyết định cổ phần hóa trước ngày 30/9/2021; Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là ngày 01/10/2021; Thời điểm phê duyệt giá trị DN là 30/7/2022; Thời điểm hoàn thành bán cổ phần lần đầu là 31/10/2022 và thời điểm chuyển thành công ty cổ phần là 31/12/2022.
Trước đó, tại Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 thì TKV phải hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2020.
TKV mất gần 50% lợi nhuận sau 6 tháng
Dù doanh thu tăng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1.425 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái.
TKV mất gần 50% lợi nhuận sau 6 tháng. Ảnh minh họa
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2020. Theo đó, nửa đầu năm nay, TKV đạt doanh thu thuần 57.459 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, do giá vốn tăng cao hơn doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp của TKV giảm tới 19%, xuống 7.798 tỷ đồng. Trong kỳ, "trùm khoáng sản" cũng ghi nhận 395 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng tới 70%, chủ yếu do lãi chênh lệch tỷ giá tăng mạnh.
Trong khi đó, chi phí tài chính ở mức 2.107 tỷ đồng, giảm 10%, chủ yếu nhờ giảm lãi tiền vay. Tương tự, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 20% về mức 2.309 tỷ đồng. Trái lại, chi phí bán hàng lại tăng 14% lên 2.302 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, TKV còn ghi nhận khoản lỗ khác gần 50 tỷ đồng. Kết thúc nửa đầu năm 2020, TKV đạt lợi nhuận trước thuế 1.425 tỷ đồng, giảm tới 46% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng tài sản của TKV ở mức trên 132.000 tỷ đồng. Trong đó, tập trung nhiều ở tài sản cố định với trên 67.000 tỷ đồng, hàng tồn kho với gần 26.000 tỷ đồng, tài sản dở dang dài hạn với trên 11.000 tỷ đồng.
Trong đó, riêng hàng tồn kho ghi nhận mức tăng mạnh tới 72%, cho thấy TKV đang có xu hướng gia tăng dự trữ trong bối cảnh giá than đang duy trì ở mức thấp.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu đến hết ngày 30/6/2020 của TKV ở mức trên 42.000 tỷ đồng. Nợ phải trả ở mức trên 90.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay ở mức trên 55.000 tỷ đồng.
Triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Công ty đề ra một số chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh gồm: than nguyên khai sản xuất 1,143 triệu tấn, cả năm 2,685 triệu tấn; mét lò chế biến sản xuất 4.788 m, cả năm 9.500 m; than tiêu thụ trên 1,375 triệu tấn, cả năm 2,868 triệu tấn; tiền lương bình quân 15,5 triệu đồng/người/tháng...
Trong tháng 9, TKV đặt kế hoạch sản xuất 2,6 triệu tấn than, tiêu thụ 3,26 triệu tấn. Sản xuất khoáng sản 112.000 tấn alumina, 10.000 tấn tinh quặng đồng, 1.200 tấn đồng tấm, 1.000 tấn kẽm thỏi, 20.000 tấn phôi thép. Sản xuất điện 834 triệu Kwh. Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp 5.000 tấn; cung ứng 7.000 tấn, sản xuất và tiêu thụ Amon Nitrat 10.000 tấn.
Cổ phần hóa TKV gặp khó, có thể phải lùi đến năm 2022 Có thể phải đến hết năm 2022, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) mới có thể hoàn tất cổ phần hóa. Tiến trình cổ phần hóa TKV gặp khó Trong văn bản gửi đến ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) gần đây, ban lãnh...