Nhiều văn bản pháp luật bất cập cần chấn chỉnh ngay
“Tình trạng một số văn bản pháp luật gây bất cập khi triển khai trong thực tiễn như quy định trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ cần phải được chấn chỉnh…” – đây là vấn đề được Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa nêu ra tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương sáng nay (2.7)
Tại cuộc họp trực tuyến với Chính phủ báo cáo tình hinh kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm quán triệt các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Nhiều văn bản luật chưa hợp lý
Thứ trưởng Thừa đánh giá tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2017. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) đã có những bước tiến rõ rệt, góp phần thúc đẩy tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, ngành, địa phương đã mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công.
Số ít văn bản quy phạm pháp luật chưa hợp lý, gây khó khăn, bất cập khi triển khai trong thực tiễn, điển hình như quy định liên quan đến Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ. PLO
Tuy nhiên, Thứ trưởng Thừa cũng cho biết, thời gian qua vẫn còn tình trạng số ít văn bản quy phạm pháp luật có những quy định chưa hợp lý, dẫn đến khó khăn, bất cập khi tổ chức triển khai trong thực tiễn, điển hình như quy định liên quan đến Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.
Ngoài ra, một số dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các bộ chủ trì soạn thảo chưa đạt yêu cầu, chất lượng chưa cao và phải lùi thời điểm trình, ban hành so với tiến độ đề ra.
Đối với, công tác cải cách tổ chức bộ máy, báo cáo của Bộ Nội vụ cho rằng cơ cấu số lượng lãnh đạo cấp phòng thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh ở một số nơi còn chưa hợp lý. Vẫn còn tình trạng lãnh đạo nhiều hơn số lượng công chức không giữ chức vụ lãnh đạo. Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn khó khăn, vướng mắc, chưa đạt yêu cầu đề ra.
Một số địa phương công khai số liệu, kết quả giải quyết TTHC trên phần mềm còn chưa đúng so với kết quả kiểm tra thực tế. Tình trạng trễ hẹn trong giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ vẫn còn phổ biến ở một số lĩnh vực trọng tâm, như: đất đai, xây dựng, lao động thương binh và xã hội…
Video đang HOT
Giải quyết hồ sơ trực tuyến còn chậm
Việc giải quyết TTHC bằng hình thức trực tuyến cũng là một vấn đề nan giải tại nhiều địa phương. Theo Bộ Nội vụ, việc triển khai ứng dụng CNTT, xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử còn chậm. Mặc dù có nhiều TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4; thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích, nhưng số thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ còn rất thấp.
Tại đầu cầu truyền hình địa phương, đại diện các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Thuận, Quảng Ninh, Lào Cai… đề nghị Hội đồng tư vấn CCTTHC, các bộ, ngành cần hỗ trợ nhiều hơn nữa việc kết nối, thống nhất cổng giải quyết hồ sơ trực tuyến để giải quyết TTHC và quản lý nhà nước tại địa phương được thông suốt, đồng bộ.
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai đã triển khai phần mềm Egov quản lý hồ sơ một cửa, bảo đảm liên thông nhưng chưa thể kết nối với các phần mềm do bộ, ngành triển khai để chia sẻ dữ liệu.
Tỉnh Đồng Nai cũng đang triển khai mô hình “phi địa giới” trong giải quyết TTHC. Theo đó, người dân, doanh nghiệp có thể lựa chọn nơi nộp hồ sơ TTHC sao cho thuận lợi nhất.
Do vậy, UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Hội đồng tư vấn CCTTHC, Văn phòng Chính phủ chấp thuận cho các địa phương được tiếp nhận hồ sơ hành chính thuộc thẩm quyền của bộ, ngành. Sau đó, địa phương sẽ chuyển liên thông hồ sơ đến bộ, ngành xử lý và trả kết quả giải quyết nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Việc giải quyết hồ sơ trực tuyến còn chậm tại nhiều địa phương. Ảnh: Chí Cường
Tỉnh Quảng Ninh thì đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ Quyết định thí điểm thành lập Trung tâm Hành chính công cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện, tỉnh Quảng Ninh.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Thừa cho biết Văn phòng Chính phủ đang khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất, xuyên suốt trong hoạt động gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước các cấp.
Sắp tới, Bộ Nội vụ sẽ giúp Chính phủ tiếp tục hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016 – 2020; tiếp tục triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
Về phần mình, Bộ Nội vụ cũng nêu đề xuất, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành các nghị định quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện để làm cơ sở cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở địa phương.Chính phủ cần sớm quy định danh mục các TTHC hoặc nhóm TTHC (do nhiều cơ quan tham gia giải quyết) bắt buộc thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất triển khai trong cả nước; giảm phiền hà và giảm thời gian, chi phí cho người dân, tổ chức.
Theo Danviet
Tên gì, thì vẫn là thu phí bằng mọi giá
Sau nhiều tuần gây bão trên mạng với "trạm thu giá", cuối cùng, sự tranh cãi cũng đi vào hồi kết khi Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ nghiên cứu, trình Chính phủ phương án đổi tên và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thì nói cứ tên cũ mà dùng.
Liên quan đến những tranh cãi chung quanh chuyện "trạm thu phí" thành "trạm thu giá", mở đầu phần trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 4.6, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể báo cáo, tiếp thu ý kiến dư luận, Bộ đang nghiên cứu sửa đổi tên gọi "trạm thu giá" để trình Chính phủ.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân quả quyết "việc này không cần nghiên cứu, tôi thấy Bộ Giao thông cứ dùng lại tên gọi cũ là trạm thu phí, vì tên gọi này đã đúng bản chất". Chủ tịch Quốc hội cho rằng, tên "trạm thu phí" là cái tên rất đúng và quen gọi, không có lý do gì để đổi. "Nếu Bộ GTVT cứ nghiên cứu rồi trình thì sẽ rất mất thời gian, không cần thiết".
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 4.6.
Trước đó, tại phiên họp thường kỳ tháng 5 của Chính phủ hôm 2.6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GTVT tiếp thu ý kiến của các cơ quan chức năng và nhân dân, tiếp tục nghiên cứu thêm tên gọi cho trạm thu phí giao thông BOT cho phù hợp, không sử dụng tên "trạm thu giá".
Thật ra, "trạm thu phí" hay "trạm thu giá" dù có khác nhau về tên gọi, dù quen hay lạ tai, dù hợp lý hay không hợp lý, thì bản chất vẫn là... thu phí bằng mọi giá!
Bằng chứng là tại văn bản báo cáo Quốc hội về các nhóm vấn đề sẽ được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời trước Quốc hội, Bộ GTVT thừa nhận có 17 trạm có bất cập về vị trí nhưng vẫn kiến nghị giữ nguyên nhiều trạm thu phí như hiện nay, nếu không ngân sách sẽ phải bù hàng chục nghìn tỷ đồng cho các nhà đầu tư.
Lấy ví dụ 3 dự án quốc lộ 6, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Bộ GTVT cho hay, nếu bỏ trạm trên các tuyến quốc lộ, phương án tài chính các dự án sẽ không khả thi, Nhà nước phải bố trí ngân sách để bù phần thiếu hụt lên đến khoảng 21.000 tỷ đồng (riêng quốc lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng mất khoảng 16.000 tỷ đồng).
Nhiều người phản ứng khi Bộ GTVT đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá.
"Trong điều kiện ngân sách nhà nước khó khăn như hiện nay, phương án này không khả thi, kiến nghị tiếp tục thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm này. Bộ GTVT đã có các chính sách miễn, giảm giá đối với người dân quanh trạm và ưu tiên giảm giá chung cho các phương tiện nếu phương án tài chính của các dự án còn khả thi", Bộ GTVT viết.
Nói cách khác thì "em vẫn là em", như ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lý giải về việc "trạm thu phí" thành "trạm thu giá" bên hành lang kỳ họp Quốc hội trước đó: "... việc gọi là trạm BOT, hay là trạm thu giá BOT, hay trạm thu phí BOT, nó chỉ là một cái tên gọi thôi. Ví dụ, ở đây em là Hoa, là Lụa, nhưng ở quê em là H..., là Cà, thì cái chuyện ấy nó không quan trọng, bởi vẫn là em".
"Trạm thu giá" trở thành đề tài để dân mạng chế ảnh.
Bản chất vấn đề không nằm ở lớp vỏ chữ nghĩa "trạm thu phí" hay "trạm thu giá", ở cái tên mới hay cũ, mà nằm ở chỗ có đến 17 trạm đặt sai vị trí, ép dân phải nộp tiền mới được đi trên chính con đường vốn được xây dựng bằng tiền thuế do mình đóng góp.
Thậm chí, nói như đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) tại phiên chất vấn là: "Dân không đi vẫn phải trả tiền". Và "tôi thấy phần trả lời Bộ trưởng toát lên theo kiểu: Người dân chịu thì cứ thu, không chịu thì dừng, sau đó thuyết phục, giảm giá sau đó lại thu phí. "Xin hỏi Bộ trưởng, như vậy đã vì lợi ích của dân chưa?". Và câu trả lời của Bộ trưởng Bộ GTVT là: Một số dự án BOT "do lịch sử để lại, triển khai lâu rồi, khi chuyển về Bộ, chúng tôi tiếp nhận".
Chừng nào dân không được lựa chọn đường đi, thậm chí không đi vẫn phải trả tiền vì BOT nghĩa là "thu phí bằng mọi giá" thì tên gì cũng vậy thôi!
Theo Danviet
Ai là tác giả tên gọi "trạm thu giá"? Tông cuc Đương bô co văn ban yêu câu cac doanh nghiêp đôi tư "tram thu phi" sang "tram thu gia" trươc khi tranh cai vê tên goi này nô ra. Liên quan đến tên gọi "trạm thu giá", theo tìm hiểu của phóng viên, vào ngày 9.3, Tổng cục Đường bộ đã có văn bản yên cầu các chủ đầu tư đổi...