Nhiều ứng dụng gửi dữ liệu riêng tư của người dùng đến Facebook
Một nghiên cứu của Privacy International đã xác định rằng ít nhất 20 ứng dụng Android phổ biến đang tự gửi thông tin của người dùng đến Facebook mà không cần xin phép.
Có nhiều ứng dụng phổ biến được phát hiện gửi dữ liệu đến Facebook – Ảnh: AFP
Theo Engadget, các ứng dụng được phát hiện bao gồm cả Kayak, MyFitnessPal, Skyscanner, TripAdvisor… đã gửi nhiều thông tin như dữ liệu phân tích khi khởi chạy với ID Android. Chẳng hạn công cụ tìm kiếm du lịch Kayak dường như gửi dữ liệu tìm kiếm điểm đến và chuyến bay, ngày đi và liệu trẻ em có thể đi cùng hay không.
Mặc dù dữ liệu có thể không nhận dạng được người dùng ngay lập tức nhưng về mặt lý thuyết, nó có thể được sử dụng để nhận ra ai đó thông qua các phương tiện đường vòng, chẳng hạn như các ứng dụng họ đã cài đặt hoặc liệu họ có đi cùng một người nào đó hay không.
Vấn đề ở đây không chỉ là dữ liệu mà nó đã vi phạm các quy tắc bảo mật GDPR của Liên minh châu Âu (EU) bằng cách thu thập thông tin mà không cần sự đồng ý và nhận biết bởi người dùng. Mặc dù vậy, người dùng không thể đổ lỗi cho Facebook hoặc nhà phát triển khi mà bộ công cụ dành cho nhà phát triển có liên quan của Facebook đã không cung cấp tùy chọn để xin phép cho đến khi GDPR có hiệu lực. Trang mạng xã hội này đang phát triển bản sửa lỗi nhưng chưa rõ thời điểm hoạt động cũng như nhà phát triển đã triển khai nó đúng cách hay không.
Video đang HOT
Báo cáo cho biết nhiều ứng dụng vẫn đang sử dụng các phiên bản cũ hơn của bộ công cụ dành cho nhà phát triển, chẳng hạn như Skyscanner không biết rằng mình đã gửi dữ liệu mà không được phép.
Trong phản ứng của Facebook liên quan đến báo cáo, công ty cho biết những thay đổi trong tương lai của các tính năng như Clear History sẽ mang đến lợi ích cho người sử dụng. Công ty cũng nhấn mạnh rằng các nhà phát triển có thể tắt thu thập dữ liệu tự động và trì hoãn việc gửi phân tích ứng dụng.
Theo thanh niên
Google bị kiện theo dõi đi lại của hàng triệu người dùng châu Âu
Các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở Hà Lan, Ba Lan và năm nước EU khác đã yêu cầu cơ quan chức năng hành động chống lại Google với bị cáo buộc theo dõi hoạt động đi lại của hàng triệu người dùng.
Một liên minh các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở Hà Lan, Ba Lan và năm nước Liên minh châu Âu (EU) khác gồm Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Na Uy, Slovenia và Thụy Điển đã yêu cầu cơ quan chức năng hành động chống lại Google với bị cáo buộc theo dõi hoạt động đi lại của hàng triệu người dùng, vi phạm quy định bảo vệ quyền riêng tư mới của EU.
"Những hành động không trung thực này khiến người tiêu dùng không hề hay biết về việc (Google) sử dụng dữ liệu cá nhân của họ," BEUC cho biết trong một thông cáo.
Cụ thể, các văn bản đã viện dẫn một nghiên cứu của Hội đồng người tiêu dùng Na Uy, trong đó kết luận rằng Google đã sử dụng "thiết kế lừa bịp và các thông tin sai lệch, dẫn tới hậu quả người dùng chấp nhận bị theo dõi thường xuyên." Đại diện của Hội đồng người tiêu dùng Na Uy đã chỉ trích Google sử dụng các dữ liệu cá nhân chi tiết và toàn diện mà không có nền tảng pháp lý phù hợp, và thu thập những dữ liệu này bằng nhiều kỹ xảo lừa gạt.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Qua đó, BEUC cáo buộc Google theo dõi việc di chuyển của người dùng thông qua các ứng dụng "Lịch sử vị trí" và "Hoạt động Web & App," vốn được cài đặt mặc định vào tất cả tài khoản Google. "Việc bị theo dõi đặc biệt khó tránh khỏi đối với người dùng các mẫu điện thoại di động chạy bằng hệ điều hành Android, như Samsung và Huawei," đại diện BEUC nói.
"Các hành động này không tuân thủ Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR), vì Google thiếu cơ sở pháp lý hợp lệ để xử lý dữ liệu được đề cập. Đặc biệt, báo cáo này cho thấy rằng sự đồng ý của người dùng được cung cấp trong những tình huống mà người dùng không được thoải mái lựa chọn," thông cáo của BEUC nêu rõ.
Theo BEUC, các dữ liệu về vị trí, địa điểm có thể tiết lộ rất nhiều thông tin về một người như thời gian di chuyển thực tế, các địa điểm thường xuyên lui tới, lịch trình hàng ngày, các sở thích. Việc liên tục theo dõi vị trí và tập hợp các dữ liệu địa điểm có thể được sử dụng để xây dựng một hồ sơ chi tiết về các cá nhân, cũng như phỏng đoán về tín ngưỡng, khuynh hướng chính trị, thiên hướng tình cảm của họ...
Tổng Giám đốc Tổ chức người tiêu dùng châu Âu Monique Goyens cho rằng tình hình trên rất đáng báo động khi các điện thoại thông minh đang được lợi dụng để theo dõi mọi động thái của người dùng. Trong khi đó, tổ chức đại diện người tiêu dùng Hà Lan nhấn mạnh "việc theo dõi này phải chấm dứt."
Khi được hỏi về những khiếu nại trên của BEUC, một phát ngôn viên của Google cho biết: "Lịch sử vị trí bị tắt theo mặc định và bạn có thể chỉnh sửa, xóa hoặc tạm dừng nó bất kỳ lúc nào. Nếu được bật, tính năng này giúp cải thiện các dịch vụ như dự đoán lưu lượng giao thông trên tuyến đường đi làm của bạn."
"Nếu bạn tạm dừng, chúng tôi sẽ làm rõ điều đó - tùy thuộc vào cài đặt điện thoại và ứng dụng cá nhân của bạn - chúng tôi vẫn có thể thu thập và sử dụng dữ liệu vị trí để cải thiện trải nghiệm Google của bạn."
Tuy nhiên, người phát ngôn của Google cũng cho biết hãng này sẽ nghiên cứu thông cáo của BEUC và xem xét xử lý một số yêu cầu của BEUC.
Theo thống kê của Statcounter, gần 70% số điện thoại di động ở châu Âu đều chạy hệ điều hành Android. Hồi tháng Tám vừa qua, một cuộc điều tra của hãng tin AP (Mỹ) đã phát hiện rằng nhiều dịch vụ của Google trên thiết bị Android và iPhone lưu trữ dữ liệu vị trí của người dùng ngay cả khi họ đã sử dụng các thiết lập riêng tư. Chẳng hạn, Google lưu trữ ảnh chụp nhanh về vị trí của người dùng khi họ chỉ mở ứng dụng bản đồ (Maps). Cập nhật thời tiết hàng ngày tự động trên điện thoại chạy hệ điều hành Android xác định chính xác bạn ở đâu.
Dựa trên Quy định bảo vệ dữ liệu tổng quát của EU (GDPR) có hiệu lực hồi tháng Năm vừa qua, một công ty vi phạm có thể bị bị phạt tới 4% doanh thu toàn cầu./.
Theo Báo Mới
Hướng đi nào cho ứng dụng công nghệ AI ở Việt Nam? Ngày 26/12, Zalo tổ chức sự kiện Zalo AI Summit 2018 tại TP.HCM. Sự kiện có các diễn giả trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đang làm việc ở Mỹ và Nhật Bản. Ngày 26/12, tại sự kiện Zalo AI Summit 2018, nhiều chuyên gia người Việt có ảnh hưởng trong cộng đồng AI trên thế giới, đang làm việc tại các...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google phát triển trợ lý AI Gemini phiên bản cho trẻ em

Liệu Apple Watch có ảnh hưởng đến thời lượng pin của iPhone

Vì sao sạc nhanh được quan tâm hơn dung lượng pin?

One UI 7 đang khiến nhiều thiết bị Galaxy hao pin nghiêm trọng

Samsung sẽ đưa chip Exynos lên dòng Galaxy S26?

Sanmina tối ưu hóa hoạt động sản xuất tại Malaysia bằng công nghệ Zebra

Google vô tình tiết lộ tương lai của thiết kế Android

Kế hoạch táo bạo đưa trung tâm dữ liệu lên không gian của cựu CEO Google

Thảm họa Galaxy Note 7 của Samsung trong lịch sử smartphone

iPhone 16 có thể dùng được trong bao lâu?

Công nghệ màn hình có thể thay đổi cuộc chơi cho smartphone

4 chiêu thức lừa đảo qua mã QR người dân cần cảnh giác
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?
Sao việt
23:37:40 07/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Thế giới
23:24:34 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Sử dụng lòng lợn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không đúng cách
Sức khỏe
23:01:31 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025