Nhiều ứng dụng bị Mỹ đe dọa tẩy chay, Trung Quốc lên tiếng phản đối
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây tuyên bố Mỹ muốn gỡ bỏ các ứng dụng ‘không đáng tin’ của Trung Quốc khỏi kho ứng dụng của Mỹ. Trung Quốc cho rằng đây là động thái đi ngược lại các nguyên tắc thị trường.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/8 đã ra thời hạn 45 ngày để ứng dụng TikTok chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Mỹ hoặc phải bán chi nhánh tại nước này cho một công ty Mỹ.
“Với các công ty mẹ đặt tại Trung Quốc, các ứng dụng như TikTok, WeChat và một số ứng dụng khác là mối đe dọa lớn đối với dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ, thậm chí còn là công cụ kiểm duyệt nội dung”, ông Pompeo nói trong cuộc họp báo tại Washington ngày 5/8.
Ông Pompeo cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ làm việc với Bộ Thương mại Mỹ cũng như Bộ Quốc phòng Mỹ để hạn chế khả năng các nhà cung cấp dịch vụ của Trung Quốc như Alibaba, Baidu, Tencent thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu và các thông tin nhạy cảm của Mỹ.
Ông tiết lộ thêm rằng Mỹ muốn ngăn các thiết bị không dây và điện thoại của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc, trong đó có Huawei, thực hiện việc cài đặt sẵn hoặc để chế độ sẵn sàng tải các ứng dụng do Mỹ sản xuất.
Video đang HOT
Cũng theo Ngoại trưởng Mỹ , chính phủ nước này muốn xóa tất cả các ứng dụng “không đáng tin cậy” của Trung Quốc ra khỏi các kho ứng dụng của các công ty phát triển và sản xuất điện thoại di động của Mỹ.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cũng kêu gọi Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ rút giấy phép cung cấp dịch vụ tại Mỹ của China Telecom và 3 nhà mạng khác.
Phát biểu trong cuộc họp báo chiều nay (6/8), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cho rằng việc Mỹ chặn các ứng dụng của Trung Quốc là đi ngược lại các nguyên tắc thị trường, không có cơ sở thực tế.
Ông Vương đồng thời lên tiếng kêu gọi Washington sửa chữa sai lầm của mình.
Trước đó, căng thẳng song phương đã gia tăng sau khi Mỹ cảnh báo những mối đe dọa tới an ninh quốc gia liên quan đến tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei và ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến TikTok của Trung Quốc.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/8 đã ra thời hạn 45 ngày để ứng dụng TikTok chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Mỹ hoặc phải bán chi nhánh tại nước này cho một công ty Mỹ.
Đồng thời, ông chủ Nhà Trắng cũng đưa ra điều kiện khá bất ngờ rằng thương vụ mua lại TikTok phải mang về nguồn thu đáng kể cho Bộ Tài chính Mỹ, do cơ quan này đã giúp thương vụ được hiện thực hóa.
Được biết, công ty mẹ của Tiktok là ByteDance đang đàm phán để bán lại ứng dụng này cho công ty công nghệ Mỹ Microsoft.
Sau các ứng dụng Trung Quốc, đến lượt Xiaomi và Vivo trở thành nạn nhân của phong trào tẩy chay tại Ấn Độ, nhờ đó Samsung hưởng lợi
Các hãng smartphone Trung Quốc có thể là nạn nhân tiếp theo của làn sóng tẩy chay tại Ấn Độ.
Nếu bỏ qua Samsung, thị trường smartphone Ấn Độ hoàn toàn bị chi phối bởi các nhà sản xuất Trung Quốc. Tuy nhiên những căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, cùng với phong trào tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc có thể thay đổi điều đó.
Vài ngày trước, Ấn Độ đã chính thức ban hành lệnh cấm đối với 59 ứng dụng của Trung Quốc. Trong đó có cả ứng dụng đang rất hot hiện nay là TikTok, mà Ấn Độ là một trong những thị trường lớn nhất của TikTok, chiếm 30% trong tổng số lượt tải về.
Các chuyên gia phân tích nhận định rằng Xiaomi, Vivo và các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc sẽ là nạn nhân tiếp theo của làn sóng tẩy chay này. Những chiếc smartphone Trung Quốc đang chiếm được ưu thế tại Ấn Độ nhờ có giá bán rẻ và cấu hình mạnh.
Theo ước tính gần đây nhất, Xiaomi chiếm 30%, Vivo chiếm 17%, Samsung đứng thứ ba với 16%, tiếp đó là Realme với 14% và Oppo với 12% thị phần của thị trường smartphone tại Ấn Độ. Các hãng smartphone Trung Quốc chiếm tổng cộng 81% thị phần tại Ấn Độ. Trong khi đó, Apple chỉ khiêm tốn với 11%.
Samsung rõ ràng là đang tận dụng cơ hội tốt này, để có thể chiếm lấy nhiều thị phần hơn tại thị trường Ấn Độ đầy tiềm năng. Bằng chứng là mới đây, Samsung đã cho ra mắt liên tục 4 chiếc smartphone giá rẻ tại Ấn Độ.
Samsung không chỉ tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp của mình, mà các dòng smartphone tầm trung như A-series hay giá rẻ như M-series cũng rất được chú trọng.
Sắp tới đây, Samsung sẽ cho ra mắt một chiếc smartphone sử dụng tấm nền OLED của bên thứ 3, chứ không phải là của Samsung Display để cắt giảm chi phí. Đây sẽ là lần đầu tiên Samsung sử dụng tấm nền OLED của một nhà sản xuất khác, cho thấy mọi nỗ lực nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Không chỉ Samsung, mà ngay cả Apple cũng có thể sẽ được hưởng lợi từ làn sóng tẩy chay Trung Quốc tại Ấn Độ. Apple cũng đã thay đổi chiến lược của mình, với việc ra mắt những chiếc iPhone giá rẻ. iPhone 12 cũng được cho là sẽ có giá bán rẻ hơn iPhone 11, nhờ đó dễ dàng tiếp cận hơn với những thị trường tiềm năng như Ấn Độ.
CEO Mark Zuckerberg phản pháo lại chiến dịch tẩy chay Facebook: "Chúng tôi sẽ không thay đổi" "Như đã nói, chúng tôi thay đổi chính sách dựa trên nguyên tắc, chứ không phải do áp lực và đe dọa". Theo báo cáo của The Information, CEO Mark Zuckerberg đã nói với các nhân viên của mình rằng Facebook sẽ không thay đổi. Bất chấp việc trước đó đã có hơn 500 thương hiệu và công ty tuyên bố dừng quảng...