Nhiều uẩn khúc từ vụ án nhà báo bị giám đốc dỏm truy sát
Cho rằng mình bị hung thủ đến nhà cắt cổ, đập 14 nhát búa vào đầu… suýt mất mạng nhưng kẻ thủ ác chỉ bị truy tố tội “Cố ý gây thương tích” là không đúng với bản chất vụ việc, nạn nhân đã kháng cáo theo hướng đề nghị quy tội “Giết người”.
Liên quan đến vụ “Giám đốc “dỏm” dùng búa đập đầu nhà báo”, ngày 14/2, ông Nguyễn Đức Thành (SN 1958, ngụ Q.Gò Vấp, thư ký tòa soạn một tạp chí) cho biết, ông đã nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm của TAND Q.Gò Vấp mà ông là người bị hại.
Đăng tin quảng cáo hay đòi nợ?
Trước đó, ngày 14/1, TAND Q.Gò Vấp đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Lợi (SN 1983, P.15, Q.Tân Bình) 5 năm tù giam về tội “Cố ý gây thương tích” đối với nhà báo Nguyễn Đức Thành. Tòa cũng buộc bị cáo Lợi bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần cho ông Thành số tiền 150 triệu đồng.
Theo lời khai của bị cáo Nguyễn Hữu Lợi trước vành móng ngựa, thì trước đây Lợi là giám đốc công ty TNHH SN – TM XNK Nguyên Lê. Năm 2009, ông Nguyễn Đức Thành có vay của Lợi 150 triệu đồng. Do thời gian vay khá lâu, công việc làm ăn lại có vấn đề, nhiều lần Lợi đòi nhưng ông Thành vẫn không chịu trả.
Khoảng 20 giờ ngày 20/3/2012, Lợi đi bộ một mình tới nhà ông Thành ở Gò Vấp. Lúc này, ông Thành ở nhà một mình tiếp Lợi tại phòng khách và trao đổi công việc đăng quảng cáo, in thiệp vì sắp khai trương xưởng may tại huyện Củ Chi. Trong lúc trò chuyện, Lợi yêu cầu ông Thành trả nợ cho mình thì ông Thành phản ứng và hăm dọa sẽ đăng báo cho công ty Lợi khỏi làm ăn.
Vừa dứt lời, ông Thành bỏ đi xuống nhà vệ sinh. Lợi đi theo và tiếp tục đòi. Lợi cầm dao kề vào cổ ông Thành hù dọa. Hai bên giằng co nhau qua lại. Ông Thành vùng dậy, cắn vào tay Lợi. Lợi liền chụp lấy cây búa để sẵn ở góc tủ đánh vào đầu ông Thành 14 nhát gây thương tích. Thấy máu trong người ông Thành chảy ra nhiều, Lợi vứt bỏ cây búa rồi trốn thoát. Sau đó, cơ quan công an phát lệnh truy nã. Hơn 9 tháng sau, Lợi mới ra đầu thú.
Về phía nạn nhân Nguyễn Đức Thành, trong suốt quá trình diễn ra vụ án, ông vẫn không đồng tình với quan điểm truy tố của VKSND Q.Gò Vấp và cấp xét xử sơ thẩm. Do đó, ngay khi bản án sơ thẩm được tuyên, ông Thành đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án.
Ông Thành cho biết, trong quá trình điều tra, ông đã có đơn đề nghị giám định lại tỉ lệ thương tích nhưng không được chấp thuận. Không đồng thuận quan điểm truy tố, ông Thành đề nghị thay đổi tội danh nhưng cũng bị cơ quan chức năng bác bỏ.
“Dùng búa đóng đinh đập vào đầu tôi 14 nhát, nhát thứ 15 trúng mí mắt. Đánh xong, còn chụp con dao Thái Lan cắt vào cổ tôi. Vậy mà VKSND Q.Gò Vấp chỉ truy tố tội “Cố ý gây thương tích” và TAND Q.Gò Vấp đồng ý với quan điểm đó là không thể chấp nhận được!”, trong đơn kháng cáo, ông Thành ghi.
Video đang HOT
Bị cáo Lợi (giữa) tại phiên tòa sơ thẩm
Ông Thành bác bỏ hoàn toàn những lời khai của bị cáo Lợi tại tòa. Ông Thành khẳng định mình không có bất kì lý do gì để ông vay mượn tiền của Lợi. Ông Thành cũng cho rằng, cây búa mà Lợi dùng để cố sát ông là do bị cáo mang theo. Nhà ông không hề có loại búa đó. Sau khi xuất viện, ông đã mang đến cơ quan điều tra xuất trình cây búa của nhà mình.
“Cáo trạng mô tả hành động tôi cắn vào Lợi khiến bị cáo bị thương. Tôi chứng minh bản thân phải mang răng giả nhiều năm nay. Răng như thế này, nhai thức ăn còn khó, liệu một người lớn tuổi như tôi có cắn được một thanh niên 29 tuổi, to con như Lợi không?”, ông Thành đưa hàm răng giả để phân trần sự việc.
“Lợi dùng búa đánh vào đầu tôi 14 nhát. Rồi lại dùng dao cắt cổ tôi. Tôi còn sống là may mắn lắm. Đến nay, dù vết thương đã lành, chỉ còn sẹo, nhưng tôi vẫn phải chịu những cơn đau đớn. Mỗi lần tắm, tôi không thể xối nước thẳng lên đầu mà dùng tay để ở trên che chắn. Tôi cũng không thể đội mũ bảo hiểm. Hành động tàn ác, để lại hậu quả như thế mà không bị truy tố tội giết người là không đúng”, ông Thành phân tích.
“Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm”
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM cho rằng, vụ án này có nhiều vấn đề chưa thỏa đáng.
Theo luật sư Hậu, cả VKS lẫn TAND Q. Gò Vấp đều chưa làm rõ những tình tiết có tính then chốt của vụ án. Đó là việc chiếc búa gây án của ai, Lợi mang đến hay của nhà ông Thành. Số tiền 150 triệu đồng Lợi cho ông Thành mượn liệu có thực?
Về tội danh “Cố ý gây thương tích” với trường hợp của ông Thành, luật sư Hậu lý giải, Lợi dùng búa đập liên tục 14 nhát vào đầu, tức sử dụng công cụ nguy hiểm, tấn công dồn dập vào vùng trọng yếu trên cơ thể nạn nhân. Bên cạnh đó, Lợi còn tiếp tục sử dụng công cụ nguy hiểm đến tính mạng khác là dao, cắt vào vùng cổ ông Thành. Điểm mấu chốt ở đây, Lợi hoàn toàn không có vấn đề về tâm thần, tức đủ khả năng nhận thức việc dùng các công cụ trên, tác động vào những điểm trọng yếu của cơ thể ông Thành sẽ dẫn đến hậu quả chết người. Hơn nữa, bị cáo biết hậu quả của 14 nhát búa và dao cắt vào cổ ông Thành có thể gây chết người nhưng bỏ mặc nạn nhân và trốn truy nã đến 9 tháng mới ra đầu thú thì việc đầu thú này không thể xem là tình tiết giảm nhẹ.
Ông Thành (ngồi) cho biết, răng giả của ông ăn thịt còn nhai không xong thì làm sao cắn được Lợi
“Theo luật, cố ý gây thương tích là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại sức khỏe. Bị cáo Lợi sử dụng công cụ nguy hiểm như búa, dao, tấn công dồn dập có tính chất côn đồ vào những điểm trọng yếu của cơ thể nạn nhân (đầu, cổ) thì không thể khép vào tội này. Luật đã nhắc đến việc nạn nhân còn sống – đó là do bị cáo phạm tội chưa đạt, là nằm ngoài ý muốn của người phạm tội” – Luật sư Hậu phân tích.
“Theo tôi, vụ án này có dấu hiệu của tội cố ý Giết người, cần cơ quan điều tra làm rõ nhằm tránh bỏ lọt tội phạm”, luật sư Hậu nói.
Cùng quan điểm trên, luật sư Trần Ngọc Trường (Đoàn luật sư TPHCM) cũng cho rằng: “Bị cáo Lợi dùng búa đóng đinh để đập 14 cái vào đầu và dùng dao đâm vào 3 điểm trọng yếu là gáy, cổ và lòng bàn tay của người bị hại là tình tiết dùng phương tiện nguy hiểm để giết người. Thậm chí, bị cáo thực hiện tội phạm một cách man rợ. VKS bỏ qua tình tiết này, không truy tố tội giết người là chưa chính xác”.
Công Quang
Theo Dantri
Kiểu đòi nợ hèn hạ
Nhằm đạt được mục đích, chủ nợ đã thuê các đối tượng lưu manh côn đồ mang chất bẩn, chất thải công nghiệp như sơn, dầu luyn và nhiều thứ xú uế khác đổ vào nhà "con nợ" để đe dọa, khủng bố tinh thần. Những "chiêu" đòi nợ hèn hạ này không những gây ra sự bất an, phiền phức cho người bị hại, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường khu dân cư và tình hình ANTT.
Hiện trường vụ sử dụng "bom bẩn" đe dọa, khủng bố tinh thần "con nợ" ở Hà Nội
"Con nợ" né, người thân hứng cả
Cho đến bây giờ, bà Đỗ Thị Nga, ở quận Ba Đình (Hà Nội) vẫn còn sợ hãi mỗi khi nhớ lại những ngày gia đình bị bọn xấu đe dọa bằng cách đổ chất bẩn, chất thải vào nhà. Bà Nga sống hòa thuận với mọi người xung quanh và hay giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Vậy mà chỉ trong khoảng thời gian từ giữa tháng 5 đến đầu 6-2013, gia đình bà Nga liên tiếp bị một số đối tượng đổ chất bẩn, chất thải vào nhà. Nguyên nhân dẫn đến những vụ việc trên là do chị Nguyễn Thị Tâm, con gái bà Nga nợ 100 triệu đồng của 1 đối tượng ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) và chưa có khả năng thanh toán. Không ép được chị Tâm trả nợ, chủ nợ đã quay sang uy hiếp tinh thần mẹ "con nợ" bằng cách dùng "bom bẩn", mục đích để bà Nga sợ hãi phải thúc con gái trả nợ.
Gia đình chị Nguyễn Thị Mai, ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) cũng là nạn nhân của "chiêu" dùng "bom bẩn" đe dọa để đòi nợ, xảy ra vào đầu tháng 5-2013. Tối hôm đó, trong khi gia đình chị Mai đang quây quần bên mâm cơm, bỗng nghe thấy tiếng động mạnh như có ai đó vừa ném vật gì rất nặng vào cửa nhà. Liền theo đó là mùi xú uế xộc lên nồng nặc. Khi mở cửa, chị Mai phát hiện 1 bọc lớn bên trong đựng toàn mắm tôm đang trong giai đoạn phân hủy, cùng nhiều "hợp chất" khác. Hỏi hàng xóm xung quanh, chị Mai mới hay có 2 nam thanh niên đi xe máy phóng vụt qua và ném chiếc bọc trên vào cửa nhà chị Mai. Đang trong tâm trạng lo lắng vì không biết kẻ nào đã ném "bom bẩn" vào nhà thì vài ngày sau, có 1 nam thanh niên đến gặp và cho biết anh Nguyễn Văn Thắng, em trai chị Mai đã vay gần 200 triệu đồng của người này, hiện không trả. Nhiều lần đòi nợ nhưng anh Thắng lẩn tránh nên chủ nợ đã tìm hiểu, biết địa chỉ nhà chị gái anh Thắng nên tìm đến đề nghị cho biết nơi ở của "con nợ" để đòi nợ. Chị Mai trả lời không biết em trai đang ở đâu, lập tức đối tượng lạ mặt hất ca nhựa chứa đầy mắm tôm và dầu luyn vào nhà, rồi nhảy lên xe máy phóng đi.
Danh sách nạn nhân hứng "bom bẩn" của các vụ đòi nợ còn có gia đình bà Nguyễn Thị Sinh, ở huyện Từ Liêm. Giữa tháng 4-2013, gia đình bà Sinh liên tiếp bị một số đối tượng xấu ném chai đựng thuốc trừ sâu vào nhà. Có những lần, thuốc trừ sâu đựng trong chai vỡ bắn tung tóe lên những vật dụng sinh hoạt hàng ngày như cốc chén, bát đũa, rất nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe con người. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do con trai bà Sinh nợ số tiền gần 300 triệu đồng của 1 người chuyên cho vay nặng lãi.
"Lỗi" ý thức?
Phân tích các vụ đối tượng dùng "bom bẩn" đe dọa, khủng bố tinh thần "con nợ" để xiết nợ cho thấy, đa số các chủ nợ không trực tiếp thực hiện hành vi hèn hạ này mà thuê côn đồ, lưu manh ngoài xã hội thực hiện. Trong vụ việc xảy ra tại gia đình bà Đỗ Thị Nga, ở quận Ba Đình, chủ nợ hành nghề cho vay với lãi suất cao đã thuê "đầu gấu" thực hiện việc đổ chất thải, chất bẩn vào nhà mẹ của "con nợ" một cách ngang nhiên, giữa ban ngày với thái độ bất chấp pháp luật. Nhận thức của các đối tượng thực hiện hành vi dùng "bom bẩn" đe dọa người khác cũng rất kém. Khi bị cơ quan công an phát hiện, bắt giữ, đối tượng vi phạm lơ mơ cho rằng hành vi đổ chất bẩn vào nhà người khác thì chỉ cần "xin lỗi" khổ chủ là xong. Từ những nhận thức mơ hồ, tỏ ra thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng vi phạm, đã gây nên tính phức tạp của hiện tượng dùng "bom bẩn" đe dọa người khác để đòi nợ. Những kẻ trực tiếp và gián tiếp thực hiện hành vi này có lẽ không quan tâm rằng việc làm đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình ANTT, làm ô nhiễm môi trường và gây bất bình trong dư luận nhân dân.
Theo lực lượng CSHS - CATP Hà Nội nhận xét, một vấn đề khác cũng làm phức tạp thêm tình hình hoạt động của tội phạm liên quan đến việc sử dụng "bom bẩn" để đe dọa, khủng bố tinh thần người khác là bản thân những người bị hại thường là "con nợ" hay người thân của họ, không dám trình báo tới công an những hiện tượng này. Do vậy, các đối tượng chủ mưu, hoặc trực tiếp gây án biết được điểm yếu đó càng mặc sức hoành hành. Thêm vào đó, ý thức phòng chống tội phạm, dám đấu tranh với những hiện tượng xấu của những người hàng xóm xung quanh cũng rất kém. Họ không mấy để tâm đến nguy nan, hoạn nạn của những người xung quanh và sống theo lối "đèn nhà ai, nhà nấy rạng", nên khi hàng xóm bị đe dọa, khủng bố bằng "bom bẩn", nhiều khi chỉ nhận được sự thờ ơ của những người xung quanh. Chính vì vậy, những thông tin liên quan đến tội phạm đã không được báo ngay đến lực lượng chức năng để có biện pháp xử lý hữu hiệu.
(Còn tiếp)
(Tên người bị hại được thay đổi)
Theo ANTD
Kỳ án 5 người dính án 32 năm tù chỉ vì... một chiếc bát Chính vì chiếc bát chuyên được sử dụng trong công nghệ "cờ bạc bịp" này, đối tượng Chu Ngọc Sơn đã từng dính án tù năm 2010. Trong phiên tòa xử gần đây, Sơn tiếp tục dính tội "Cướp tài sản" và "Đánh bạc" vì cố tình đòi lại chiếc bát từ đàn em của mình. Hé lộ công nghệ "cờ bạc bịp"...