Nhiều trường học ở Quảng Ngãi thu, chi không đúng quy định
Thanh tra Sở kiến nghị xem xét điều chuyển các Hiệu trưởng, trưởng phòng giáo dục nếu để xảy ra tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách, lạm thu.
Ngày 26/11, Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi cho biết, vừa công bố kết luận thanh tra về việc “thanh tra các khoản thu đầu năm học và hồ sơ, sổ sách trong nhà trường tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh”.
Nhiều trường học ở Quảng Ngãi thực hiện các khoản thu chi đầu năm học sai quy định. (Ảnh minh họa trên giaoduc.net)
Đoàn đã tiến hành tthanh tra 9 phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố, 50 trường và trung tâm thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (công lập) trên địa bàn. Trong đó có 28 trường trực thuộc sở Giáo dục, 22 trường trực thuộc 9 phòng Giáo dục.
Theo đó, đầu năm học 2019-2020, các trường đã triển khai bằng nhiều hình thức khác nhau như: niêm yết, phổ biến trong cuộc họp cơ quan… các văn bản hướng dẫn về các khoản thu, chi trong nhà trường.
Thực hiện triển khai và tổ chức các khoản thu, chi trong nhà trường đúng quy định. Tuy nhiên, một số trường vẫn còn tồn tại, thiếu sót về thực hiện, tổ chức thu, chi các khoản như:
Qũy hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh chưa được xây dựng phương án thu chi hoặc xây dựng phương án thu chi có một số nội dung dự kiến chi chưa đúng quy định.
Điển hình như các trường: trung học cơ sở Thị trấn Ba Tơ (huyện Ba Tơ), trường mầm non Nguyễn Nghiêm (thành phố Quảng Ngãi), trường tiểu học Trà Bình (huyện Trà Bồng)…
Còn đối với các khoản thu thỏa thuận, nhiều trường chưa xây dựng phương án thu chi hoặc xây dựng phương án thu chi chưa chi tiết như: trường trung học phổ thông Bình Sơn (huyện Bình Sơn), trường trung học phổ thông số 1 Tư Nghĩa (huyện Tư Nghĩa)…
Các khoản thu không theo quy định của công văn số 1225 của Sở giáo dục về việc hướng dẫn thực hiện các khoản thu tại các cơ sở giáo dục công lập trong tỉnh năm học 2019-2020 như: Trường mầm non Ba Vì (huyện Ba Tơ), trường trung học cơ sở thị trần Trà Xuân (Trà Bồng)…
Thanh tra Sở cũng chỉ ra nhiều hạn chế, tồn tại của các trường. Cụ thể, một số trường chưa phê duyệt kế hoạch tổ chuyên môn, lưu trữ, sắp xếp hồ sơ chưa khoa học. Đặc biệt có một trường sử dụng thêm một số hồ sơ, sổ sách.
Một số Hiệu trưởng chưa phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh để thực hiện việc lập, xây dựng kế hoạch thu chi quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh theo quy định tại Thông tư số 55 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Video đang HOT
Xây dựng phương án thu chi một số nội dung không đúng quy định như: chi tiền vệ sinh, tiền cắt cỏ, chi mua sắm cơ sở vật chất, tham quan, dã ngoại, khen thưởng cho học sinh…
Một số trường chưa thực hiện đúng về quy trình xây dựng phương án thu chi hoặc chưa xây dựng phương án nhưng vẫn tổ chức thực hiện thu các khoản thỏa thuận để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi dạy, phục vụ học sinh.
Về trách nhiệm để xảy ra các sai sót nói trên, Thanh tra Sở cho rằng, Hiệu trưởng các trường đã chưa nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của các cấp quản lý có thẩm quyền nên việc xây dựng phương án tổ chức thu chi chưa đúng quy định.
Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc tổ chức thực hiện chưa cao. Ngoài ra, công tác kiểm tra, kiểm soát về các khoản thu đầu năm học và hồ sơ, sổ sách của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo chưa được chặt chẽ, thường xuyên.
Theo cơ quan Thanh tra, về biện pháp xử lý thì yêu cầu các trường dừng ngay việc thực hiện các khoản thu trái quy định và hoàn trả lại cho học sinh.
Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo đúng hướng dẫn của các cấp thẩm quyền về các khoản thu chi trong nhà trường.
Thanh tra Sở cũng kiến nghị với đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện/thành phố chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra các khoản thu, chi và công tác quản lý hồ sơ, sổ sách trong năm học 2019-2020 tại các cơ sở giáo dục trực thuộc.
Kịp thời xử lý sai phạm nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách, lạm thu, thu các khoản trái quy định.
Điều chuyển Hiệu trưởng các trường và Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện/thành phố sang vị trí công tác khác theo đúng quy định hiện hành về công tác cán bộ nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách, tổ chức lạm thu thời gian đến và những năm học tiếp theo.
AN PHONG
Theo giaoduc
Các loại quỹ đang bủa vây phụ huynh
Kiên quyết trả lại những khoản thu sai, xử lý mạnh tay những hiệu trưởng vi phạm. Nhẹ cho xuống làm giáo viên, nặng thì truy tố trước pháp luật.
Trong Thông tư số: 55/2011/TT-BGDĐT đã ban hành không hề có khái niệm nào gọi là "quỹ lớp", "quỹ trường" , "quỹ cha mẹ học sinh", hay "quỹ xã hội hóa"...
Đủ các loại khoản thu (Ảnh minh họa Giadinh.nét)
Thông tư chỉ có một quy định đó là khoản kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Kinh phí này được thống nhất trong hội phụ huynh đầu năm học.
Thế mà nhiều trường học hiện nay lại "đẻ" thêm vô vàn các loại quỹ đang đè gánh nặng lên vai nhiều phụ huynh đặc biệt là những phụ huynh nghèo.
Đủ loại quỹ bủa vây
Có thể kể đến quỹ Đội, quỹ lớp, quỹ xã hội hóa, quỹ hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh, quỹ trường...
Không ít trường, tiền đóng các khoản như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, ấn phẩm chưa tới 1 triệu đồng nhưng tiền các loại quỹ lại chiếm đến hơn triệu đồng.
Một phụ huynh có con học lớp 2 Trường tiểu học Kim Đồng (thành phố Bạc Liêu) bức xúc cho biết đóng tiền học năm học mới chỉ hơn 600.000 đồng nhưng phải đóng các khoản quỹ xã hội hóa, tiền học chéo buổi, quỹ lớp, quỹ hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh... hơn 1 triệu đồng/em.
Một số khối như lớp 1, lớp 2 tuy chưa tham gia hoạt động Đội nhưng đã thu quỹ Đội 45.000 đồng/năm; tiền quỹ xã hội hóa 200.000 đồng...1
Trường nhiều thu tới vài ba trăm ngàn đồng. Tiền quỹ trường lại nhiều hơn quỹ lớp.Mức thu quỹ lớp của nhiều trường không hề ít, trường ít nhất cũng thu 100 ngàn đồng/học sinh.
Nhiều trường đang lợi dụng kẻ hở của Thông tư 55 để tận thu phụ huynh.
Thông tư 55 không cấm các khoản thu tự nguyện đóng góp từ phía cha mẹ học sinh. Vì thế, không ít trường kêu gọi phụ huynh đóng góp quỹ mang danh tự nguyện cho hợp pháp.
Để thu được nhiều, họ tách ra làm nhiều loại quỹ với các tên gọi khác nhau và không thu cùng một lần.
Ví như quỹ lớp có thể thu thành nhiều đợt trong năm, mỗi lần thu chừng dăm chục ngàn đồng.
Quỹ hội phụ huynh cũng chia làm 2 đợt học kỳ 1 và học kỳ 2. Quỹ Đội lại thu vào các dịp Tết khi học sinh có tiền mừng tuổi.
Nếu chịu khó ngồi cộng lại số tiền mà cha mẹ học sinh phải bỏ ra nộp quỹ cho con trong một năm học cũng ngót nghét bạc triệu (nơi nhiều), nơi ít cũng lên đến dăm trăm ngàn đồng/em.
Với những gia đình khốn khó lại đông con đi học quả là một gánh nặng không hề nhỏ.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra tài chính nhà trường
Muốn chấm dứt tình trạng này chỉ còn cách các cơ quan chức năng địa phương tăng cường công tác thanh tra tài chính trường học trong năm học.Món lợi từ việc thu tiền phụ huynh là không hề nhỏ, kêu gọi hiệu trưởng đừng thu e rằng khó.
Kiên quyết trả lại những khoản thu sai, xử lý mạnh tay những hiệu trưởng vi phạm. Nhẹ cho xuống làm giáo viên, nặng thì truy tố trước pháp luật.
Nếu làm rắn, làm nghiêm chắc chắn chẳng có hiệu trưởng nào dám "liều mình" như thế.
Chỉ sợ, những thành viên trong đoàn thanh tra không nghiêm, chưa về thanh tra đã báo trước thời điểm để nhà trường tạo chứng cứ bảo vệ hợp pháp.
Hoặc thanh tra không liêm chính sẽ mờ mắt vì những chiếc phong bì to, và như thế lạm thu vẫn được núp trong bóng đêm đầy an toàn.
Tài liệu tham khảo:
//tuoitre.vn/tien-hoc-600-000-dong-tien-du-loai-quy-1-2-trieu-20190928112310435.htm1
Thảo Ly
Theo giaoduc.net
Không có con học ở trường, sao vẫn là Trưởng Ban phụ huynh? Trường học nào phụ huynh chọn được vị trưởng ban đúng tiêu chí quy định (thẳng thắn, nhiệt tình, công tâm) thì ngôi trường ấy sẽ không bao giờ xảy ra lạm thu Không phải ngẫu nhiên mà trong các trường học lại có một Ban đại diện cha mẹ học sinh trường và trong từng lớp lại có một Ban đại diện...