Nhiều trường Đại học thu học phí hàng nghìn USD mỗi năm
Theo nghị định 86 Chính phủ vừa ban hành, học phí tất cả cấp học ở trường công đều tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, mức học phí này so với trường tư thì chỉ bằng một phần nhỏ. Khảo sát mức học phí của các trường đại học ngoài công lập sẽ thấy, nhiều trường đang thu học phí từ 1.000-5.000 USD/năm.
Nhiều trường trong số này, tuyển sinh đại học, cao đẳng cũng chỉ lấy ở mức điểm sàn.
Mức thu học phí khá cao phải kể đến ĐH Tân Tạo với mức học phí Ngành Y đa khoa: 106 triệu đ/1 năm ( tương đương 5.000USD/1 năm). Các ngành khác: 64 triệu đồng/năm (tương đương 3.000USD/1 năm. Học phí trên đã bao gồm việc ăn và ở tại ký túc xá của nhà trường.
Năm nay, Trường ĐH Đại Nam có mức học phí một năm của các ngành dao động từ 11 triệu đồng đến 24 triệu đồng/ năm.
Cụ thể, mức học phí cao nhất Ngành Dược học: 2.400.000 đ/tháng.
Các ngành khác dao động như sau: Ngành Kỹ thuật hóa học: 1.500.000 đ/ tháng; Ngành Tài chính ngân hàng, Luật kinh tế: 1.200.000 đ/tháng; Ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quan hệ công chúng, Xây dựng, Kiến trúc, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh: 1.100.000 đ/tháng (1 năm đóng 10 tháng).
ĐH FPT năm nay thu học phí trọn gói (đã bao gồm chi phí giáo trình) từ 22-26 triệu/học kỳ tùy theo ngành đào tạo. Toàn bộ chương trình Đại học gồm 9 học kỳ.
Thời lượng học mỗi kỳ: 4 tháng. Học phí chuyên ngành ngôn ngữ: 18,000,000 VNĐ/học kỳ, nộp vào đầu mỗi học kỳ. Học phí các chuyên ngành khác: 24,200,000 VNĐ/học kỳ, nộp vào đầu mỗi học kỳ.
Ngoài ra, trường còn có học phí Chương trình dự bị tiếng Anh dành cho các sinh viên chưa đủ trình độ tiếng Anh tương đương với chuẩn TOEFL iBT 80 hoặc IELTS 6.0 hoặc quy đổi tương đương.
Video đang HOT
Theo đó, số mức học tối đa: 5 mức. Thời lượng học mỗi mức: 2 tháng. Học phí: 9,900,000 VNĐ/mức.
Trường ĐH Buôn Ma Thuột có mức học phí với Ngành Dược: 2.780.000đ/1 tháng (bậc ĐH), 1.580.000đ/tháng (bậc CĐ). Như vậy, một năm tiền học phí cũng lên tới cả nghìn USD.
Ngành Kỹ thuật xây dựng thì mức học phí rẻ hơn với 1.180.000đ/tháng (bậc ĐH), 980.000đ/tháng (bậc CĐ).
Tương tự, Trường ĐH Lạc Hồng thu ngành Ngành dược: 3 đến 3,5 triệu/tháng. Các ngành khác: 1,5 đến 1,6 triệu/tháng.
Trường ĐH Hoa Sen, học phí ở bậc đại học cho Chương trình Tiếng Việt: từ 3.600.000 đồng đến 3.900.000 đồng/tháng; Chương trình Tiếng Anh: từ 4.100.000 đồng đến 4.300.000 đồng/tháng; Ngành Thiết kế thời trang: từ 4.800.000 đồng đến 4.900.000 đồng/tháng
Ở bậc Cao đẳng: từ 3.200.000 đồng đến 3.500.000đồng/tháng. Học phí một năm học được tính theo biên độ 12 tháng.
ĐH Kinh tế- Tài chính TPHCM mức học phí cũng ở mức nghìn đô/năm khi học phí được tính theo tín chỉ, bình quân 3,5 – 4 triệu đồng/1 tháng.
Nhiều trường học phí… “dễ thở”
Trong khi nhiều trường ngoài công lập như trên có mức học phí khá “chát” thì nhiều trường lại có mức học phí ở mức “dễ thở” hơn.
Trường ĐH Dân lập Hải phòng có mức học phí hệ Đại học: 990.000 đ/tháng và Cao đẳng: 940.000 đ/tháng
ĐH Dân lập Phương Đông Mức học phí năm thứ nhất các ngành đào tạo đại học khoảng 11.000.000đ/1 năm (thu theo số tín chỉ thực học). Ngành Kiến trúc, Ngôn ngữ Nhật khoảng 14.000.000đ/1 năm (thu theo số tín chỉ thực học). Học phí các ngành đào tạo cao đẳng thấp hơn 5%.
Hay như trường ĐH Quốc tế Bắc Hà thu hệ Đại học: Khối ngành Xây dựng, Công nghệ thông tin, Điện tử – truyền thông: 1.100.000đ/tháng; Khối ngành Kinh tế: 1.000.000đ/tháng.
Ở hệ Cao đẳng, học phí được thu tùy theo các ngành như sau: Công nghệ thông tin, Điện tử – truyền thông :800.000đ/tháng; Khối ngành Kinh tế: 700.000đ/tháng.
Theo_Dân việt
Tăng học phí: Ra trường, sinh viên sẽ thành "con nợ"
"Với mức tăng học phí như hiện nay, khi ra trường sinh viên sẽ gánh một khoản nợ khá lớn. Hơn nữa, 2 năm sau khi ra trường, nếu mức lương thấp, các em sẽ không đủ khả năng trả nợ", PGS.TS.Phạm Tất Dong, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam lo ngại.
Từ ngày 1.12.2015, bình quân học phí ở các trường đại học, cao đẳng sẽ tăng thêm hơn 10%/năm. Theo đó, mức học phí tối đa chương trình đại trà trình độ đại học hệ chính quy khoảng 1,75 triệu đồng tới 4,4 triệu đồng/tháng.
Đối với các trường chưa tự chủ được kinh phí như khối Y, Dược, sinh viên phải trả học phí cao nhất là 44 triệu đồng/năm/sinh viên. Như vậy, sau 5 năm học, số tiền học phí một sinh viên ngành y phải chi trả hơn 300 triệu đồng.
Sinh viên làm thủ tục nhập trường năm học 2015-2016
Theo quy định về mức trần học phí, các trường đại học được tự chủ tài chính sẽ thu học phí phân theo nhóm ngành nghề. Như vậy, mức tối đa của nhóm ngành kinh tế cho năm học 2015 - 2016 là 17,5 triệu đồng (năm học 10 tháng).
Trường Đại học Tài chính - Marketing dự kiến sẽ tăng học phí với mức cao nhất là 16,5 triệu đồng/năm. Theo lộ trình, mức thu học phí tối đa đối với đại học chính quy (chương trình đại trà) năm học 2015 - 2016 là 14,5 triệu đồng/người học/năm, năm học 2016 - 2017 là 16,5 triệu đồng.
Đối với trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường thu học phí năm học 2015 - 2016 là 11,5 triệu đồng/sinh viên/năm. Năm học 2016 - 2017 trường này sẽ thu 13,5 triệu đồng/sinh viên/năm.
Còn tại Đại học Ngoại thương giai đoạn 2015 - 2017 thu học phí tối đa của chương trình đại trà, trình độ đại học, chính quy năm 2015 - 2016 là 14,5 triệu đồng/ sinh viên; Năm 2016 - 2017, học phí tăng lên 16 triệu đồng/sinh viên/năm.
Bày tỏ về mức tăng học phí, PGS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nói: Tăng học phí sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh viên đặc biệt đối với những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Theo ông Dong, mặc dù hiện nay Nhà nước có chính sách cho sinh viên vay vốn nhưng vẫn không thể giúp các em chi trả việc học. Tăng học phí, khi ra trường sinh viên sẽ gánh một khoản nợ khá lớn bởi 2 năm sau khi ra trường, nếu mức lương thấp thì các em vẫn không đủ khả năng trả nợ.
PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam băn khoăn: Liệu tăng học phí, chất lượng giáo dục có tăng? Bởi trên thực tế không phải cứ tăng học phí nhiều thì chất lượng đào tạo của các trường sẽ tăng. Hiện người học khó có thể được bảo đảm chất lượng đào tạo của nhà trường tương xứng với số tiền họ bỏ ra.
PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ cho rằng, việc tăng học phí ở các trường đại học ảnh hưởng nhiều đến sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Do đó, cùng với việc tính học phí theo đúng chi phí đào tạo, Nhà nước nên đẩy mạnh chính sách cho sinh viên vay vốn không lấy lãi dài hạn để các em có cơ hội đi học.
"Hãy nghĩ đến những học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Họ sẽ mất đi cơ hội được học ở giảng đường đại học nếu không có chính sách hỗ trợ", ông Nhĩ chia sẻ.
Theo Danviet
Miễn học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho 15 đối tượng Theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ, có 15 đối tượng được miễn học phí, trong đó có người có công với cách mạng, trẻ em học mẫu giáo. Theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính...