Nhiều trường đại học hỗ trợ điều trị, tư vấn cho người dân trong mùa dịch
Với chuyên môn, chuyên ngành đào tạo của mình, nhiều trường đại học tại TP Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình hỗ trợ chăm sóc cho F0 đang điều trị, theo dõi tại nhà, tư vấn tâm lý cho người dân để cùng vượt qua khó khăn của đại dịch.
Điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng. Ảnh minh họa: TTXVN
Thạc sĩ Phùng Quán, Phó Chủ tịch Công đoàn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Công đoàn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vừa triển khai chương trình “ Bác sĩ gia đình” nhằm hỗ trợ, tư vấn cho cán bộ viên chức, người lao động hoặc người thân thuộc diện F0, F1 đang điều trị, cách ly tại nhà.
Theo đó, chương trình thực hiện tư vấn trực tiếp theo mô hình Bác sĩ gia đình, mỗi gia đình có F0, F1 có 1 bác sĩ phụ trách riêng. Bác sĩ và gia đình sẽ trao đổi qua điện thoại theo khung thời gian 10-12 giờ và 15-17 giờ hằng ngày. Ngoài 2 khung giờ trên, nếu phát sinh vấn đề đột xuất việc, bệnh nhân có thể gọi bác sĩ để được hỗ trợ. Thông qua việc người thuộc diện F0, F1 mô tả về tình trạng của mình, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị, chăm sóc và sử dụng thuốc phù hợp. Mỗi trường hợp, thời gian tư vấn sẽ kéo dài từ 7-14 ngày tùy theo mức độ, tình trạng người bệnh.
Nhằm hỗ trợ công tác theo dõi, chăm sóc sức khỏe và điều trị dự phòng để hạn chế thấp nhất tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 trở nặng và tử vong, mới đây, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chính thức đưa vào hoạt động mô hình “ Tổ y tế từ xa”. Thông qua hotline 028.99999.115, chương trình sẽ hỗ trợ theo dõi, chăm sóc bệnh nhân F0 đang thực hiện cách ly tại nhà trên địa bàn Thành phố.
Theo Nhà trường, tổng đài hiện có hơn 700 nhân viên y tế tham gia hỗ trợ, tư vấn là các chuyên gia, bác sĩ, giảng viên và sinh viên y khoa năm cuối của trường. Vào các khung giờ buổi sáng, chiều, tối, nhân viên y tế sẽ trực tiếp tư vấn trong khoảng thời gian 2 tiếng. Với các trường hợp F0 chuyển nặng, Tổng đài sẽ liên hệ với Tổ phản ứng nhanh của Trạm Y tế địa phương, hệ thống taxi chuyển bệnh cấp cứu 115 và Tổng đài cấp cứu 115 (do hơn 300 sinh viên năm cuối của trường phối hợp cùng Trung tâm cấp cứu 115 triển khai) để có hướng chuyển viện phù hợp. Trước đó, đầu tháng 8, mô hình “Tổ y tế từ xa” của trường đã được triển khai chạy thử và hỗ trợ được hơn 500 ca bệnh trên địa bàn Thành phố.
Dự kiến, ngày 5/9 tới, chương trình “Vắc xin tinh thần” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng một số đơn vị thực hiện sẽ chính thức khởi động. Đây là chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần, tư vấn tâm lý hoàn toàn miễn phí cho người dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình hướng đến 3 mục tiêu chính: Phòng ngừa phổ quát nâng cao sức khỏe tinh thần; tham vấn và trị liệu tâm lý và hỗ trợ tái hòa nhập hậu COVID-19.
Trong khuôn khổ chương trình, nhiều hoạt động sẽ được triển khai như: Hội thảo trực tuyến trên các kênh truyền thông của chương trình như trên facebook, youtube, tiktok…; các chương trình tư vấn tâm lý, chương trình về chủ đề hỗ trợ sức khỏe tâm lý cho bạn đọc trên Báo Khoa học và Đời sống, Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp tổ chức tư vấn tâm lý cho bệnh nhân đang chữa trị một số bệnh viện dã chiến… Các chuyên gia cũng hỗ trợ tư vấn tâm lý miễn phí qua Tổng đài 1022 hoặc 0987111801.Chương trình dự kiến kết thúc vào cuối năm 2022 hoặc kéo dài tùy vào tình hình diễn biến của đại dịch.
Ảnh: Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 lớn nhất Hà Nội trước ngày hoạt động
Bệnh viện với quy mô 500 giường sẽ được khánh thành vào 1/9 để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch.
Sau hơn một tháng xây dựng, Bệnh viện điều trị người bệnh mắc COVID-19 nặng và nguy kịch tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, đang được hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để đưa vào sử dụng.
Video đang HOT
Đây được coi là một trong những cơ sở hiện đại nhất Việt Nam để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Bệnh viện được chia thành 3 khu: Khu xanh là văn phòng hành chính; khu vàng là các dãy ký túc xá, nhà ăn, xét nghiệm, kho vật tư thiết bị y tế và khu đỏ là nơi điều trị.
Khu hành chính sẽ chỉ huy mọi hoạt động của bệnh viện. Bệnh viện sẽ được chia ra gồm khu chỉ huy chuyên môn và khu chỉ huy hành chính.
Khu điều trị gồm 500 giường bệnh gồm các khối nhà: Khối VIP gồm 9 giường bệnh, các khối nhà 20 giường dùng để điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch, các khối nhà 38 giường dùng để điều trị bệnh nhân có diễn biến nhẹ hơn.
Đến nay toàn bộ các đơn nguyên của dự án đã sẵn sàng để lắp đặt trang thiết bị y tế. Một số khu vực đã được lắp đặt đầy đủ trang thiết bị như: Hệ thống vách ngăn, hệ thống cung cấp oxy, camera theo dõi, máy thở, máy lọc không khí cùng nhiều loại máy móc khác.
Các máy thở được cung cấp đầy đủ cho mỗi giường bệnh.
Tất cả các phòng bệnh đều lắp hệ thống camera để kịp thời theo dõi diễn biến của bệnh nhân. Bệnh viện sẽ được điều hành, theo dõi và hội chẩn từ xa.
Đây là bệnh viện đi đầu tại Việt Nam trong áp dụng hệ thống điều hòa không khí cho phòng điều trị bệnh nhân COVID-19. Theo đại diện chủ đầu tư, giải pháp được áp dụng là thông gió một chiều để hạn chế phát tán virus và chống lây nhiễm chéo. Ngay đầu giường bệnh sẽ có hệ thống hút khí thải từ bệnh nhân. Một màng lọc chuyên dụng được đặt tại lỗ hút khí để giữ lại virus và sau đó tia cực tím sẽ xử lý số virus này.
Một hệ thống khác gồm 360 máy lọc không khí chuyên dụng cũng được lắp đặt để phân hủy, ức chế nấm mốc và vô hiệu các loại virus đến 99%.
Các con đường xung quanh bệnh viện đều được phân luồng "sạch" và "không sạch", tương ứng với khu vực có nguy cơ cao và nguy cơ thấp hơn. Ngoài ra, bệnh viện còn có vùng đệm gồm 69 nhà tắm khử khuẩn và nhiều không gian xanh. Những người ra vào khu điều trị cũng phải qua các bước khử khuẩn đúng quy định.
Bệnh viện đang trong quá trình hoàn tất, lắp đặt các giường theo tiêu chuẩn điều trị hồi sức tích cực, cùng hệ thống chẩn đoán hình ảnh như hệ thống CT, siêu âm, phòng mổ... để đưa vào sử dụng trong giai đoạn đầu.
Khu vực xét nghiệm đang được hoàn thiện những công đoạn cuối để khớp nối hệ thống.
Tháp chứa oxy hóa lỏng có dung tích khoảng 16 m3 đảm bảo cung cấp cho toàn bộ bệnh nhân. Theo đại diện Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khi bệnh viện đạt tối đa công suất giường bệnh, dự kiến mỗi tháp này sẽ đủ cung cấp trong khoảng 2 ngày.
Theo đại diện chủ đầu tư, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đạt tiêu chuẩn đầu ra ở kênh A theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế. Hệ thống này được vận hành và cảnh báo tự động thông qua smartphone, tránh việc sai số, giảm độc hại cho người vận hành.
Các công nhân thi công 3 ca liên tục mỗi ngày để đảm bảo tiến độ dự án. Họ sẽ được áp dụng quy trình "một cung đường, hai điểm đến" để đảm bảo hạn chế tiếp xúc, tránh nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Khi đi vào hoạt động, sẽ có khoảng 1.000 nhân viên y tế làm việc tại đây với gần 300 bác sĩ và khoảng 700 điều dưỡng.
Bệnh viện nằm biệt lập với khu dân cư để đảm bảo an toàn. Hiện, lối vào duy nhất của bệnh viện là khu vực ngõ 587 Tam Trinh với mặt đường nhỏ, hẹp. Trong khi đó, một con đường khoảng 4 làn xe đang được chính quyền quận Hoàng Mai đẩy nhanh GPMB và thi công để mở thêm luồng vào bệnh viện.
Đến chiều 29/8, dự án đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng thi công. Dự kiến ngày 1/9, bệnh viện được khánh thành và sau đó 3 ngày sẽ bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội cùng 5 tỉnh lân cận.
Sẵn sàng thuốc Molnupiravir cho chương trình thí điểm điều trị COVID-19 tại nhà Chiều 23/8, Bộ Y tế cho biết, doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước đã sẵn sàng tài trợ những lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều và đến 5/9/2021 sẽ cung cấp tiếp 100.000 liều (tổng cộng 116.000 liều tương ứng 2.320.000 viên Molnupiravir 400mg) cho chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát trường hợp mắc COVID-19 tại nhà...