Nhiều trẻ vẹo cột sống mà bố mẹ không biết
Nhìn từ phía sau, người ta có thể tưởng Như là một bà cụ nhỏ nhắn, chứ không nghĩ đó là một cô bé 14 tuổi. Bị cong cột sống tới 72 độ, em lúc nào cũng mặc cảm bởi dáng còng khắc khổ của mình.
Người nhà cô bé ở Như Xuân, Thanh Hóa này cho biết, khi Như còn nhỏ bố mẹ đã sờ thấy cột sống của em hơi cong, nhưng vì không có điều kiện, nên mãi tới khi thấy con gù lưng, không thể đứng thẳng, họ mới đưa em đi khám. Bố mẹ cho biết, Như cũng thường xuyên bị đau ngực, khó thở do phổi bên trái bị xẹp. Tại Bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ kết luận Như bị cong vẹo cột sống nặng và phải phẫu thuật nắn chỉnh.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thạch, trưởng khoa Phẫu thuật cốt sống, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Tràng Thi, Hà Nội) cho biết, Như chỉ là một trong số rất nhiều trẻ bị cong vẹo cột sống được đưa đến khám tại khoa, khi bệnh đã rất nặng.
Hình ảnh cong vẹo cột sống của một bệnh nhân nữ trước khi mổ.
Sau khi được phẫu thuật, cột sống của bệnh nhân đã trở lại bình thường.
Video đang HOT
Theo bác sĩ, có khoảng 2-3% dân số mắc cong vẹo cột sống, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là ở nhóm 13-18 tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Có tới 2/3 số người bị cong vẹo cột sống là không rõ nguyên nhân, còn lại có thể do dị tật bẩm sinh, u tủy sống hoặc cột sống…
Tiến sĩ Thạch cho biết, tại khoa phẫu thuật cột sống, mỗi dịp hè về, có tới gần trăm bệnh nhi được đưa tới khám cong vẹo cột sống, trong đó đa phần là đã ở mức độ nặng, khi cong vẹo đã thấy rõ.
Bác sĩ khuyến cáo, bệnh này nếu được điều trị sớm sẽ đạt kết quả tốt hơn. Vì vậy, bố mẹ cần quan tâm và phát hiện ngay những dấu hiệu bất thường để đưa con đi khám, điều trị kịp thời: Trẻ bị cong vẹo cột sống nhẹ nhìn bên ngoài có thể khó phát hiện nhưng khi sờ vào gai sau cột sống sẽ thấy cột sống của trẻ không thẳng hàng. Trẻ bị bệnh nặng hơn có thể dễ dàng nhận ra khi nhìn hai bên bả vai sẽ thấy một bên gồ cao, một bên thấp, đặc biệt ở động tác cúi xuống. Những trường hợp nặng sẽ thấy hai vai lệch nhau, ngực một bên nhô, một bên lép. Bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác bằng chụp Xquang.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thạch kiểm tra vết mổ của một bệnh nhân sau phẫu thuật cột sống. Ảnh: Khoa phẫu thuật cột sống, BV Việt Đức.
Theo ông, cột sống bị cong vẹo nếu không được phát hiện và xử trí sớm có khả năng gây ra những biến dạng ở khung chậu, lồng ngực nên có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan bên trong như phổi, tim… dẫn đến bệnh mãn tính, thậm chí ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Tùy theo mức độ cong vẹo nặng hay nhẹ mà có các biện pháp điều trị khác nhau. Nếu góc vẹo nhỏ, dưới 40 độ, bệnh nhân có thể chỉ cần theo dõi định kỳ, tập vật lý trị liệu hoặc được điều trị bằng áo chỉnh hình cột sống. Nhưng khi góc vẹo lớn hơn 40 độ thì bệnh nhân cần được phẫu thuật.
Từ 8h đến 16h chủ nhật, ngày 7/8, khoa phẫu thuật cột sống, Viện chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức sẽ tổ chức khám tư vẫn miễn phí cho các trường hợp bệnh nhân vẹo cột sống tại Hội trường lớn của Bệnh viện. Đối với những trường hợp vẹo cột sống cần can thiệp y tế, Bệnh viện sẽ hỗ trợ tiền phí áo chỉnh hình cột sống. Đây cũng là cơ hội cho những bệnh nhân và người nhà giao lưu với các trường hợp được phẫu thuật chỉnh vẹo cột sống tại khoa từ trước đến nay. Liên hệ: 04.39380053 (khoa phẫu thuật cột sống)
Theo VNE
Lưu ý khi vận động ngày hè
Với người bị bệnh mãn tính, vận động với lượng vừa phải ngày hè không chỉ giúp giảm thiểu sự phác tác của bệnh tật mà còn giúp tăng cường sức khoẻ. Với người khỏe mạnh cũng không nên vận động quá sức.
Vận động theo tình trạng bệnh
Cao huyết áp: Hàng ngày nên vận động nhẹ nhàng, với lượng thời gian ít như chạy chậm trong khoảng 5-20 phút; hoặc chạy kết hợp đi bộ: chạy 1 phút đi bộ 2 phút, chạy 2 phút đi bộ 4 phút.
Bệnh tiểu đường: Mỗi ngày nên đi bộ chậm trong khoảng 15-30 phút, mỗi phút 70-80 bước; hoặc đi bộ với tốc độ vừa: 90-100 bước/phút, hay tốc độ nhanh: 110-120 bước/phút. Tốc độ của việc đi bộ cần căn cứ theo thể lực mỗi người.
Vận động theo tuổi
Dân văn phòng: Chỉ bằng cách đi bộ nhẹ nhàng khoảng 1 tiếng sau giờ làm, hoặc nhảy dây trong khoảng 10 phút trở lên khi có điều kiện mỗi ngày cũng sẽ giúp bạn tăng cường sức khoẻ trong mùa hè.
Người muốn giảm cân: Nữ giới nên kiên trì lắc vòng khoảng 20 phút trở lên, và tập cơ bụng, đứng lên ngồi xuống 20 lần mỗi tối. Nam giới nên kiên trì chống đẩy 5-10 lần mỗi ngày.
Trẻ em: Nên có kế hoạch rèn luyện sức khoẻ cho trẻ nhỏ để tăng cường thể chất. Mỗi buổi sáng thức dậy nên tập thể dục. Mỗi tuần 2-3 lần đi bơi sẽ giúp rèn luyện chức năng tim phổi, mỗi lần khoảng 15-30 phút . Buổi tối có thể lên kế hoạch cho các em chơi cầu lông cùng người lớn.
Người có tuổi: Nên vận động với lượng vừa, kết hợp theo dõi nhịp tim. Mỗi sáng thức dậy vận động nửa tiếng như đi bộ..., trong ngày kết hợp các động tác co duỗi nhẹ nhàng, đều đặn tại nhà.
Theo Dân Trí
Trẻ biếng ăn và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính Tại VN, theo nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ bé biếng ăn trong độ tuổi từ từ 1 - 6 là 38%. Quan trọng hơn, có 40% những bé biếng ăn này có dấu hiệu biếng ăn ngay từ khi dưới 3 tuổi. Theo các nghiên cứu trên thế giới, có 20 -45% bé biếng ăn trong độ tuổi từ 1 -...