Nhiều trẻ nhập viện vì các bệnh viêm não
Từ đầu hè, tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện nhi T.Ư) và Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), nhiều trẻ em nhập viện điều trị các bệnh viêm não.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh viêm não, đặc biệt trong mùa hè. Ảnh: T.Hà
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết, hầu hết trẻ được đưa đến viện trong tình trạng bệnh nặng hoặc rất năng.
Nguyên nhân là triệu chứng ban đầu của bệnh viêm não thường giống với các bệnh sốt do virus thông thường như sốt cao, chưa có biểu hiệu rối loạn tri giác, nên cha mẹ không phát hiện được, cho con điều trị tại nhà bằng các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt…
Vì thế, nhiều trường hợp mắc bệnh không được chữa trị kịp thời hoặc do bệnh nặng dẫn đến biến chứng yếu chi, liệt nửa người, nặng hơn là tàn phế, sống đời sống thực vật, thậm chí tử vong.
Di chứng nặng nề
Trong các bệnh viêm não, nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề phải kể đến viêm não Nhật Bản (VNNB). Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi, gây nên các phản ứng như sốt cao và gây tổn thương hệ thần kinh. Người ta thấy rằng, sau khi mắc bệnh VNNB, cơ thể có miễn dịch vững bền, vì vậy tiêm vắc-xin VNNB có lợi cho trẻ.
Video đang HOT
Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi T.Ư), cho biết, thời gian ủ bệnh của VNNB từ 5-15 ngày. Khoảng thời gian từ 1-6 ngày sau khi bị virus xâm nhập, bệnh nhân có sốt kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn khan (không liên quan bữa ăn của trẻ).
Giai đoạn viêm não cấp tính có biểu hiện sốt cao liên tục 38-40 độ C, đau đầu, cứng gáy, có dấu hiệu thần kinh trung ương bị thương tổn như co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, mi mắt. Sau điều trị, bệnh nhân có thể hồi phục, nhưng tỷ lệ có di chứng rất cao. Biến chứng trong bệnh VNNB cũng rất nặng nề như viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm phế quản – phổi…
Lây qua đường tiêu hóa
Mùa hè thường gặp nhất vẫn là viêm não do virus đường ruột (Enterovirus). Đây là tình trạng viêm não do Eterovirus 71 xâm nhập vào não từ đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn, thức uống có chứa virus gây bệnh. Triệu chứng thường gặp là sốt cao, đau đầu, nôn, co giật, hôn mê, tiêu chảy, xuất hiện các nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân và miệng.
Ngoài gây viêm não, Enterovirus 71 còn gây liệt mềm và để lại di chứng. Bệnh lây qua đường phân-miệng, nên cần giữ vệ sinh trong ăn uống, đặc biệt ở nhà trẻ.
Tấn công trẻ em
Bác sĩ Đào Thiện Hải cho biết, virus Herpes là một trong nhiều tác nhân gây viêm não khá phổ biến. Bệnh xảy ra rải rác, không thành dịch, thường diễn tiến nặng, gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng khiến trẻ khó thích nghi với cuộc sống sau này. Virus xâm nhập cơ thể con người qua đường niêm mạc mũi – hô hấp.
Theo bác sĩ Hải, rối loạn tri giác, sốt và co giật là những dấu hiệu đầu tiên thường được ghi nhận. Trẻ lớn thường có thêm các triệu chứng nhức đầu, thay đổi tính tình. Ngoài ra, trẻ còn có những biểu hiện khác có thể gặp là nôn ói, hay quên. Trên 70% bệnh nhân không điều trị sẽ diễn tiến đến tử vong.
Hiện nay, viêm não do virus Herpes là bệnh viêm não virus duy nhất có thuốc đặc trị, đó là acyclovir. Biện pháp ngừa bệnh tốt nhất vẫn là ăn uống hợp vệ sinh, giữ sạch mũi họng. Khi thấy trẻ sốt cao, co giật một bên tay hoặc chân, co giật nửa người, cần đưa đi khám ngay.
Theo TPO
Nhận biết người mắc bệnh bại liệt
Bệnh bại liệt do vi rút gây ra và có nhiều thể với nhiều triệu chứng khác nhau. Đây là một bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm với những di chứng vô cùng nặng nề cho người mắc.
Cho trẻ uống vắc xin là cách tốt nhất để phòng bệnh bại liệt (ảnh minh họa: Internet)
Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hoá do vi rút Polio (Poliovirus) gây nên, có thể lan truyền thành dịch.
Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp (Acute Flaccid Paralysis: AFP). Vi rút Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết, tại đây một số ít vi rút Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não.
Biểu hiện lâm sàng:
Thể liệt mềm cấp điển hình: chiếm 1% với các triệu chứng sốt, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ các chi, gáy và lưng, dần dần mất vận động dẫn đến liệt không đối xứng. Mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Liệt ở chi, không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động.
Thể viêm màng não vô khuẩn: Sốt, nhức đầu, đau cơ, cứng gáy.
Thể nhẹ: Sốt, khó ngủ, nhức đầu, buồn nôn, nôn, táo bón, có thể phục hồi trong vài ngày.
Thể ẩn, không rõ triệu chứng là thể thường gặp, song thể nhẹ có thể biến chuyển sang nặng.Tỷ lệ mắc bại liệt cao nhất ở trẻ dưới 3 tuổi, tỷ lệ này càng thấp ở những tuổi càng lớn hơn. Tuy nhiên, trong những vụ dịch gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi trên 15 tuổi tăng lên rõ rệt.
Lý do khiến bại liệt hay thấy ở trẻ dưới 3 tuổi là do sự lưu hành rộng rãi của vi rút Polio. Một số lớn trẻ đang bú mẹ hãy còn miễn dịch do mẹ truyền sang nên nếu có nhiễm vi rút thì cũng không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt và ít để lại di chứng.
- Khả năng đáp ứng miễn dịch týp sau phơi nhiễm sẽ tồn tại suốt đời, kể cả mắc bệnh thể ẩn. Vì vậy sẽ không bị bệnh lần 2 với cùng một týp vi rút.
- Trẻ nhỏ được thừa hưởng đáp ứng miễn dịch của mẹ truyền qua. Vắc xin bại liệt được sử dụng đúng qui cách và áp dụng rộng rãi ở cộng đồng sẽ để lại miễn dịch lâu bền, góp phần quan trọng trong công tác thanh toán bệnh này.
Theo TPO
Dịch viêm não Nhật Bản đã tăng tốc Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư đã bắt đầu ghi nhận các ca viêm não Nhật Bản (VNNB). Mặc dù đã được cảnh báo, đây là căn bệnh cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời khi bệnh ở giai đoạn cấp, tránh di chứng, nhưng những trường hợp đến BV muộn vẫn rất nhiều. Mỗi vụ dịch ghi...