Nhiều trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh do lây từ mẹ
9 tháng Bệnh viện Da liễu TP HCM ghi nhận 5 trẻ bị giang mai bẩm sinh do lây từ mẹ, sau 2 năm không có ca bệnh nào.
Bác sĩ Huỳnh Thị Thanh Thùy, Bệnh viện Da liễu TP HCM cho biết, điển hình là thai phụ 17 tuổi chỉ siêu âm thai, không xét nghiệm máu trong thai kỳ. Thai phụ vào Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM) vì vỡ ối sớm, bác sĩ phát hiện bị giang mai thai kỳ.
Sản phụ sinh non lúc 35,5 tuần thai. Em bé được chuyển qua Bệnh viện Nhi đồng 1, ghi nhận có nhiều bóng nước to bị vỡ, bong tróc da rải rác toàn thân. Các xét nghiệm cho thấy em bé bị giang mai bẩm sinh. Sau quá trình điều trị, bé khỏe, hết sang thương da.
Theo bác sĩ Thùy, giang mai là bệnh nhiễm trùng mạn tính ở đa cơ quan do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Ba đường lây truyền bệnh là đường tình dục, truyền máu và mẹ con. Nhiễm trùng thai nhi từ người mẹ bị bệnh dẫn đến giang mai bẩm sinh. Bệnh có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non và tử vong sơ sinh. Ngay cả trẻ sơ sinh còn sống có thể phát triển các biểu hiện của giang mai bẩm sinh, gây biến dạng răng và xương, thậm chí mù lòa và điếc…
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có tới 1,5 triệu ca giang mai trong thai kỳ mỗi năm. Tất cả trẻ bị giang mai bẩm sinh hay sinh ra từ mẹ có phản ứng huyết thanh dương tính, cần được theo dõi lâm sàng và kiểm tra mỗi 2-3 tháng cho đến khi xét nghiệm âm tính.
Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai. Ảnh: dissolve
Theo bác sĩ Thùy, trong 4 năm đầu tiên mắc giang mai, phụ nữ không được điều trị có 70% nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi. Bệnh giang mai bẩm sinh có thể ngăn ngừa bằng penicillin. Thời gian bắt đầu điều trị trong giai đoạn mang thai hết sức quan trọng, tốt nhất là dùng penicillin trước ba tháng cuối thai kỳ (tuần thai thứ 28) 98% ngừa được giang mai bẩm sinh.
Giang mai có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nếu không chẩn đoán đúng cách và chữa trị sớm có thể gây biến chứng cho tim, não, động mạch chủ, xương, một số trường hợp tử vong. Khi có vết loét ở bộ phận sinh dục hay bất kỳ vị trí nào có tiếp xúc tình dục không an toàn, cần phải đi khám bệnh và làm xét nghiệm đầy đủ.
Lê Phương
Video đang HOT
Theo Vnexpress
Bệnh giang mai lây qua đường tình dục thường bắt đầu với những dấu hiệu này, mọi chị em cần nắm rõ
Nếu không nhận biết những dấu hiệu này kịp thời, bệnh giang mai sẽ đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.
Trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh giang mai không được nhiều người chú ý dù con số mắc đang ngày càng gia tăng. Theo báo cáo tới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, những trường hợp mắc bệnh tăng tới 18% từ năm 2015 đến 2016.
Riêng với phụ nữ, con số này tăng gần 36% và 28% các trường hợp mắc bệnh giang mai là truyền từ mẹ sang con.
Quan hệ tình dục kém lành mạnh sẽ dẫn đến bệnh giang mai.
Nhiều số liệu thống kê đã chỉ ra, giang mai có thể tiến triển thành các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn nếu không điều trị kịp thời. Theo Ghanem, bác sĩ kiêm tiến sĩ y khoa tại Trường Đại học y Johns Hopkins, trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi bị phơi nhiễm, vi khuẩn có thể tàn phá khắp cơ thể người bệnh. Chúng tiếp cận tới các hạch bạch huyết, được vận chuyển đi khắp cơ thể, bao gồm cả hệ thống thần kinh trung ương và bộ não.
Bệnh giang mai lây truyền qua hậu môn, âm đạo, oral sex hoặc thậm chí là hôn rất dễ điều trị. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc y tế kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng khó chịu.
Các triệu chứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản mọi phụ nữ nên biết và lưu ý:
Xuất hiện vết loét
Pritish Tosh, bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm tại Viện Mayo cho biết, dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai là sự hiện diện của những vết loét nhỏ. Khác với tình trạng mụn rộp sinh dục, các vết đỏ này không gây đau đớn. Chúng xuất hiện do vi khuẩn giang mai tấn công cơ thể và gây nhiễm trùng ở miệng, xung quanh âm đạo hoặc hậu môn.
Bệnh có khả năng lây lan từ người sang người khi tiếp xúc với các vết loét. Hệ miễn dịch thường có thể loại bỏ chúng trong khoảng 3-6 tuần nếu không điều trị. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu.
Khác với tình trạng mụn rộp sinh dục, các vết đỏ này không gây đau đớn.
Phát ban
Khi các vết loét lành lại sau 4-6 tuần, vi khuẩn giang mai trong cơ tăng cao khiến hệ miễn dịch gặp khó khăn để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như sốt, đau họng, nhức đầu, rụng tóc, sụt cân, đau nhức toàn thân và mệt mỏi.
Trong giai đoạn này, người bệnh cũng có xu hướng nổi ban đỏ hoặc nâu nhưng không ngứa. Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết, chúng thường xuất hiện trên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
Không triệu chứng
Nếu không điều trị, bệnh giang mai sẽ tiến đến giai đoạn tiềm ẩn. Linda Anegawa, bác sĩ chuyên khoa tại trung tâm y tế Hawaii Pacific Health 360 lưu ý, vi khuẩn có khả năng ẩn dấu trong các bộ phận trên cơ thể như não, mạch máu và một số loại tế bào. Dù không gây bất kỳ triệu chứng nào, chúng vẫn hiện diện ở đó.
Chỉ có khoảng 60% trường hợp có thể sống sót qua giai đoạn này. 40% người còn lại gặp phải các biến chứng liên quan tới nhiễm trùng, tác động tới các bộ phận trên cơ thể.
Nếu không điều trị, bệnh giang mai sẽ tiến đến giai đoạn tiềm ẩn.
Vấn đề về não và tủy sống
Bhavesh Shah, giám đốc y khoa tại Trung tâm Y tế Long Beach, Californila cho biết, giai đoạn cuối của bệnh giang mai khá hiếm gặp, xuất hiện trong khoảng thời gian từ 5-40 năm sau khi mắc bệnh không điều trị. Nhiễm trùng tác động tiêu cực tới não, thần kinh, mạch máu, xương và khớp. Triệu chứng có thể bao gồm gặp các vấn đề của não và tủy sống, đột quỵ, thay đổi nhân cách, mất trí nhớ hoặc gặp khó khăn khi đi bộ.
Những người sở hữu hệ thống miễn dịch kém, nhiều tuổi hoặc mắc bệnh suy giảm miễn dịch như HIV có nguy cơ cao gặp phải đối mặt với giai đoạn cuối của bệnh giang mai.
Biện pháp điều trị
Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu nhằm chẩn đoán bệnh giang mai. Kenneth Peters, giám đốc y khoa tại Bệnh viện Northern California Headache ở Mountain View lưu ý, phụ nữ mang thai cần được kiểm tra thường xuyên để ngăn ngừa thai nhi nhiễm bệnh.
Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu nhằm chẩn đoán bệnh giang mai.
Phát hiện các triệu chứng càng sớm càng tốt sẽ giúp bạn dễ dàng điều trị. Kháng sinh penicillin có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng trong mọi giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này không thể hồi phục những tổn thương do vi khuẩn giang mai gây nên. Nếu bị dị ứng với penicillin, các bác sĩ có thể kê thuốc khác như doxycycline, tetracycline hoặc ceftriaxone cho các trường hợp nghiêm trọng.
Hơn nữa, bạn cũng nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi vết loét biến mất và hoàn tất quá trình điều trị.
Theo Helino
Úc khuyến cáo một số đối tượng nên đi xét nghiệm bệnh giang mai ngay Lần đầu tiên kể từ năm 2004, mới lại ghi nhận trường hợp thai nhi tử vong do giang mai bẩm sinh tại Úc. Úc cảnh báo số ca bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở nước này đang gia tăng - SHUTTERSTOCK Theo CNN, báo cáo bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI) năm 2017 mới công bố cho thấy...