Nhiều trẻ mắc bệnh do chờ có vắc xin dịch vụ
Chiều 16.6, thông tin từ các điểm tiêm chủng dịch vụ tại Hà Nội: số 70 Nguyễn Chí Thanh và 131 Lò Đúc cho biết, một số vắc xin tiêm dịch vụ khá thiết yếu đang hết.
Trẻ dễ bệnh nguy hiểm do không được tiêm chủng đầy đủ – Ảnh: Ngọc Thắng
Cụ thể vắc xin phòng cúm B, viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng do vi khuẩn Hib; vắc xin sởi, quai bị, rubella hiện không còn. Trong đó, chỉ có một số loại có vắc xin thay thế. Đáng lưu ý, với 2 loại vắc xin được các gia đình cho con tiêm nhiều trong các năm gần đây là: vắc xin Hexa-infarix (vắc xin 6 trong 1 gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hemophilus influenza typ B… và vắc xin Pentaxim (vắc xin 5 trong 1 gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hemophilus influenza typ B) vẫn tiếp tục khan hiếm trong nhiều tháng qua.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo thông báo của các nhà sản xuất, khả năng cung cấp các vắc xin dịch vụ trong năm 2015 là rất hạn chế chỉ với khoảng 30.000 liều vắc xin Hexa-infarix (giảm 1/10 so với số cung cấp trong năm 2014) và khoảng 250.000 liều vắc xin Pentaxim (tương đương năm 2014). Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết thêm, tổng 2 loại vắc xin dịch vụ này chỉ tiêm được cho 100.000 trẻ với đủ 3 mũi cơ bản lúc trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi. Trong khi hằng năm, tại Việt Nam có khoảng 1,6 triệu trẻ ra đời và cần được tiêm vắc xin phòng bệnh với tổng số cần 4,8 triệu liều vắc xin. Trên thực tế, trong những năm qua, trẻ em được tiêm vắc xin đầy đủ là do tham gia chương trình Tiêm chủng mở rộng theo hình thức miễn phí, chỉ một số ít trẻ em thuộc thành phố lớn như Hà Nội có điều kiện kinh tế mới sử dụng vắc xin dịch vụ.
Video đang HOT
Trước thực trạng khan hiếm các vắc xin dịch vụ Hexa-infarix (6 trong 1) và vắc xin Pentaxim (5 trong 1), ông Phu khuyến cáo các gia đình cần chủ động đưa trẻ đi tiêm vắc xin “5 trong 1″ là vắc xin thuốc chương trình Tiêm chủng mở rộng thay thế cho các vắc xin hết hàng. Ông Phu lo ngại: “Gần 200 ca mắc ho gà đã được ghi nhận trong 5 tháng đầu năm nay, trong đó, riêng Hà Nội ghi nhận 94 trường hợp. Đối tượng mắc chủ yếu là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh ho gà do chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ. Ho gà gây biến chứng nặng khiến trẻ có thể tử vong do suy hô hấp”. Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, 5 tháng đầu năm trên địa bàn Hà Nội ghi nhận rải rác bệnh nhân mắc sốt phát ban dạng sởi, viêm não Nhật Bản hầu hết là trẻ nhỏ chưa được tiêm hoặc tiêm không đầy đủ vắc xin phòng bệnh.
Liên Châu
Theo Thanhnien
Dự kiến đưa vắc xin Rota, phế cầu và HPV vào tiêm chủng mở rộng
- "Chúng tôi đang lập đề án đưa vắc xin mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). Dự kiến, vào năm 2016 chúng ta sẽ đưa vắc xin ngừa virus Rota vào chương trình TCMR, năm 2017 bổ sung vắc xin phòng viêm phổi do phế cầu và năm 2018 sẽ bổ sung thêm vắc xin HPV..." GS, TS Nguyễn Trần Hiển cho biết tại Hội nghị thường niên của Hội Y tế công cộng Việt Nam.
GS, TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chủ nhiệm chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, đề án trên được thực hiện với sự hỗ trợ của Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), sau đó sẽ trình Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế, Bộ Y Tế.
Hiện Việt Nam đã tự sản xuất được 10/12 vắc xin trong chương trình TCMR gồm: Vắc xin BCG phòng lao, DPT phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván, OPV phòng bại liệt, vắc xin sởi, vắc xin viêm não Nhật Bản, vắc xin viêm gan B, vắc xin tả, thương hàn.
Vắc xin ngừa Rubella và Hib hiện vẫn phải nhập khẩu.
Sắp tới, chương trình TCMR sẽ đưa thêm vắc xin Rota, HPV vào danh sách tiêm chủng.
Theo kế hoạch, đến năm 2018 Việt Nam sẽ sản xuất được vắc xin Rubella và đến 2020 Việt nam sẽ phát triển và sản xuất thêm vắc xin bại liệt tiêm và Hib sử dụng trong chương trình TCMR, đồng thời phát triển thành công vắc xin 6 trong 1.
Xung quanh những câu hỏi lo ngại về tính an toàn của vắc xin tổng hợp so với vắc xin đơn lẻ, GS, TS Nguyễn Trần Hiền khẳng định các loại vắc xin tổng hợp hiện tại hoàn toàn an toàn và hiệu quả, đã được chứng minh bằng các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.
"Cho đến nay, trong số các trường hợp trẻ em tử vong sau tiêm chủng, chưa có bằng chứng nào chỉ ra nguyên nhân do vắc xin, chất lượng vắc xin mà tử vong chủ yếu do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có của trẻ", GS, TS Nguyễn Trần Hiển cho hay.
Ngân sách năm 2014 cho chương trình TCMR là 298 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo ông Hiển con số này mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu và hiện tại chương trình TCMR của Việt Nam vẫn đi sau các nước trong khu vực như Campuchia, Lào... trong việc triển khai các vắc xin mới.
Sau gần 30 năm tiến hành TCMR, với trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin. Ước tính dự phòng cho khoảng 6,7 triệu ca mắc và 42.900 ca tử vong các bệnh nhờ triển khai TCMR. Nhờ đó tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm từ 23 (1990) xuống còn 12 (2010), tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng giảm từ 51,2 (1990) xuống 23 (2011).
Theo NTD
Tổ chức Y tế thế giới: Vắc xin Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu Chiều 17.4, ông Lahouari Belgharbi, Trưởng đoàn chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới thông báo: Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Theo ông Lahouari Belgharbi, các ngày qua (13 - 17.4), đoàn chuyên gia gồm 16 thành viên của Tổ chức Y...