Nhiều tranh cãi về việc nhà máy điện hạt nhân Fukushima xả hơn 1 triệu lít nước thải ra biển
Trong khi một số chuyên gia cho rằng lượng nguyên tố tritium còn trong nước thải đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima không nguy hại như mọi người lầm tưởng, vẫn có ý kiến nhấn mạnh rủi ro phóng xạ đã bị phớt lờ.
Các bê chứa nước thải tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Ảnh Kyodo
Công ty Điện lực Tokyo (Tepco) đang thúc đẩy kế hoạch xả hơn 1 triệu tấn nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Kế hoạch đã vấp phải những ý kiến trái chiều từ các quốc gia trong khu vực, các khu dân cư lân cận và các nhóm hoạt động môi trường.
Các ý kiến không đồng tình với kế hoạch của Tepco cho rằng công ty này chưa cho phép các tổ chức tư nhân kiểm định chất lượng nước thải cũng như thất bại trong việc bảo đảm an toàn tại 6 lò phản ứng của nhà máy.
Trong khi đó, theo nhóm hoạt động môi trường Greenpeace, việc xả 1,3 triệu tấn nước thải là vi phạm quyền con người và Luật Hàng hải Quốc tế.
Kazue Suzuki – thành viên của tổ chức Hoà bình Xanh (Greenpeace) – nói rằng:” Chính phủ Nhật Bản đã phớt lờ rủi ro phóng xạ và có những bằng chứng cho thấy các bể chứa nước vẫn đủ đáp ứng dung tích”. Bà Kazue chỉ trích thay vì sử dụng công nghệ sẵn có để giảm thiểu rủi ro về phóng xạ thì chính phủ đã chọn phương án rẻ nhất là thải ra Thái Bình Dương.
Tống thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã yêu cầu Nhật Bản công bố bản phân tích khoa học về nước thải phóng xạ tại các bể chứa trước khi được xả ra biển.
Phát biểu tại một cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) vào tháng 2, Phó đại diện thường trực của Nga tại LHQ Dmitry Chumakov cho rằng Nhật Bản đang đẩy nhanh kế hoạch xả nước phóng xạ mà chưa nhận được sự đồng thuận từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực. Đài Loan (Trung Quốc) và Liên bang Micronesia (một đảo quốc nằm ở Thái Bình Dương) cũng bày tỏ những quan ngại về kế hoạch nêu trên.
Theo Hajime Matsukubo, Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin hạt nhân dân sự, dù lượng nước có được lọc và làm loãng, nhưng sẽ vẫn chứa các nguyên tử phóng xạ như là carbon-14 và tritium.
Chính phủ Nhật Bản khẳng định Hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) đã loại bỏ hoàn toàn chất phóng xạ trong lượng nước thải dự định xả ra Thái Bình Dương qua một đường ông dài 1km lắp đặt tại nhà máy. Các chuyên gia năng lượng hạt nhân trên thế giới cho rằng xả nước thải đã qua xử lý là phương án tối ưu nhất do nguyên tố tritium là vô hại đối với con người.
Jim Smith, Giáo sư chuyên về khoa học môi trường tại Đại học Portsmouth ở Anh, cho biết: “Nước đã được loại bỏ gần như toàn bộ phóng xạ bằng phương pháp xử lý ALPS nhưng có một lượng tritium phóng xạ nhất định, ở dạng nước triti hóa, gần như không thể tách khỏi nước bình thường. Loại bỏ hoàn toàn lượng tritium trong nước thải là rất tốn kém và sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường do phát thải khí CO2″.
Chuyên gia này chỉ ra lượng tritium được thải ra ngoài sẽ ít hơn 45 lần so với lượng phát thải hàng năm của nhà máy điện hạt nhân Sellafield ở Anh hay chỉ bằng 1/450 lượng phát thải của nhà máy Cap de la Hague (Pháp).
Tiến sĩ Vincent Gorgues, cố vấn cấp cao của Ủy ban Năng lượng thay thế và Năng lượng hạt nhân Pháp cho rằng Tepco không còn nhiều phương án lựa chọn để xử lý nước thải. Các bồn chứa nước thải tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang dần cạn kiệt dung tích và việc làm bay hơi nước thải sẽ tốn rất nhiều thời gian cũng như tritium sẽ vẫn bị thải ra ngoài môi trường. Ông nhấn mạnh trong vài thập kỳ gần đây, Pháp vẫn liên tục thải tritium ra biển và không tìm thấy ảnh hưởng nào đến môi trường tự nhiên hay con người.
Tòa tuyên 4 cựu quản lý bồi thường 94,8 tỉ USD vì thảm họa hạt nhân Fukushima
Một tòa án ở Tokyo ngày 13.7 đã yêu cầu các cựu quản lý tại công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima, liên quan đến thảm họa kép năm 2011, phải bồi thường thiệt hại khoảng 13.000 tỉ yên (94,8 tỉ USD).
Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ảnh REUTERS
Theo AFP, 4 cựu quản lý tại Công ty Điện lực Tokyo (Tepco) đã được yêu cầu bồi thường thiệt hại trong một vụ kiện mà các cổ đông của công ty khởi xướng, sau thảm họa hạt nhân do động đất dẫn đến sóng thần gây ra năm 2011 tại tỉnh Fukushima, đông bắc Nhật Bản.
Các nguyên đơn xuất hiện tại tòa án ở Tokyo cầm theo biểu ngữ ghi "cổ đông chiến thắng" và "trách nhiệm được thừa nhận". Hiroyuki Kawai, luật sư đại diện cho các cổ đông, từng nói các quản lý cấp cao tại Tepco buộc phải trả tiền khi đơn kiện được đệ trình.
"Cần phải cảnh báo rằng nếu bạn đưa ra quyết định sai hoặc làm sai, bạn phải bồi thường bằng tiền của mình", ông Kawai nói trong một cuộc họp báo vào năm 2012.
"Bạn có thể phải bán nhà của mình. Bạn có thể phải trải qua những năm nghỉ hưu trong đau khổ. Ở Nhật Bản, không thể giải quyết được chuyện gì và không thể đạt được tiến bộ nào nếu không quy kết trách nhiệm cá nhân", vị luật sư tuyên bố.
Các cổ đông cho rằng thảm họa có thể được ngăn chặn nếu các quản lý tại Tepco nghe theo các nghiên cứu và thực hiện các biện pháp ngăn chặn như đặt nguồn điện khẩn cấp trên vùng đất cao hơn. Song các quản lý này lập luận rằng các nghiên cứu mà họ được cho xem là không đáng tin cậy và không thể dự đoán được rủi ro.
Trong một tuyên bố mà phát ngôn viên của Tepco gửi cho AFP, công ty cho biết: "Chúng tôi một lần nữa gửi lời xin lỗi chân thành tới người dân ở Fukushima và công chúng vì đã gây ra rắc rối và lo lắng". Song họ từ chối bình luận về phán quyết, bao gồm việc liệu có bất kỳ kháng cáo nào hay không.
10 năm sau thảm họa Fukushima, người Nhật Bản vẫn lo lắng về tai nạn hạt nhân
Ba trong số 6 lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đang hoạt động khi một trận động đất mạnh dưới đáy biển gây ra một cơn sóng thần khổng lồ ở vùng đông bắc Nhật Bản vào ngày 11.3.2011. Chúng đã bị "nóng chảy" sau khi hệ thống làm mát tê liệt vì nước tràn vào làm ngập các máy phát điện dự phòng.
Đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sự kiện Chernobyl năm 1986 và khiến Nhật Bản phải sơ tán khu vực xung quanh nhà máy. Hàng chục nghìn cư dân đã được lệnh sơ tán hoặc chủ động làm như vậy.
Khoảng 12% diện tích khu vực Fukushima từng được tuyên bố là không an toàn nhưng các khu vực cấm đi lại hiện chiếm khoảng 2%, mặc dù dân số ở nhiều thị trấn vẫn thấp hơn nhiều so với trước đây.
Tepco đã bị khởi kiện bởi những người sống sót sau thảm họa cũng như các cổ đông của công ty. Năm nay, 6 nguyên đơn đã đưa công ty ra tòa, cho rằng họ bị ung thư tuyến giáp vì nhiễm phóng xạ.
Năm 2019, các thẩm phán đã tuyên trắng án cho 3 cựu quan chức Tepco trong phiên tòa hình sự duy nhất liên quan đến thảm họa. Tòa cho rằng các bị cáo không thể dự đoán được quy mô của trận sóng thần gây ra thảm họa.
Không ai thiệt mạng trong thảm họa hạt nhân Fukushima, nhưng trận sóng thần khiến 18.500 người chết hoặc mất tích.
Bài học từ Chernobyl và Fukushima: Châu Âu đã sẵn sàng đối phó thảm họa hạt nhân? Xung đột ở Ukraine, thời tiết khắc nghiệt hơn và các vết nứt được tìm thấy trong các lò phản ứng của Pháp khiến một số chuyên gia lo lắng đặt câu hỏi: Châu Âu liệu ó sẵn sàng cho một sự cố hạt nhân? Một góc nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine. Ảnh: Reuters Theo mạng tin Euronews ngày 11/3,...