Nhiều tranh cãi từ “em bé mang DNA của 3 người”
Cơ quan Phôi học và Thụ tinh con người (HFEA) của Anh hôm 10-5 xác nhận sự ra đời của những em bé đầu tiên mang DNA của 3 người cha mẹ tại nước này.
Kỹ thuật mới được gọi là “liệu pháp thay thế ti thể” (MRT), sử dụng vật liệu di truyền từ trứng hiến tặng của một phụ nữ khỏe mạnh để thay thế các ti thể bị lỗi của người mẹ ruột trong thủ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đây được xem là nỗ lực giúp trẻ thoát khỏi các bệnh di truyền hiếm gặp nhưng cũng gây ra phản ứng trái chiều.
Một số chuyên gia cho rằng có nhiều cách khác để người ta tránh truyền bệnh cho con, chẳng hạn như hiến trứng hoặc xét nghiệm sàng lọc. Hơn nữa, phương pháp thử nghiệm MRT vẫn chưa được chứng minh là an toàn.
Một nỗi lo khác là việc điều chỉnh mã di truyền theo cách này có thể dẫn đến những đứa trẻ được “thiết kế riêng” theo mong muốn của cha mẹ, tức bé không chỉ tránh bệnh tật di truyền mà còn trở nên cao lớn, khỏe mạnh, ưa nhìn hoặc thông minh hơn.
Trung tâm Sinh sản Newcastle (Anh) là nơi thực hiện thành công kỹ thuật MRT giúp các em bé “có 3 cha mẹ” ra đời Ảnh: FERTILITY INTERNATIONAL
HFEA hy vọng các nhà khoa học tại Trung tâm Sinh sản Newcastle sẽ sớm công bố chi tiết về việc sử dụng MRT để giúp các em bé “có 3 cha mẹ” ra đời.
Video đang HOT
Nếu thành công, kỹ thuật này sẽ hứa hẹn giúp nhiều trẻ sơ sinh thoát khỏi các khiếm khuyết di truyền liên quan đến các bệnh nan y như loạn dưỡng cơ, động kinh, bệnh tim bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ…
Chuyên gia về tế bào gốc Robin Lovell-Badge tại Viện Francis Crick (Anh) cho rằng điều quan trọng là theo dõi sự phát triển của các trẻ sơ sinh nói trên. Theo ông, việc làm này sẽ giúp biết được MRT hoạt động ra sao trong thực tế, liệu các đứa trẻ có khỏi bệnh về ti thể hay không và có nguy cơ gặp phải vấn đề gì sau đó trong cuộc sống hay không.
Theo trang Telegraph, một nhóm nghiên cứu thuộc Trường ĐH Oxford (Anh) đã thử nghiệm quy trình tương tự để tìm cách cải thiện tỉ lệ thành công của IVF. Một số trường hợp ghi nhận vật liệu di truyền gây bệnh từ mẹ ruột tăng lên theo thời gian và khiến em bé vẫn phải đối mặt với các bệnh lý nghiêm trọng.
Bà Sarah Ellson, một chuyên gia tại Công ty Luật Fieldfisher và là người đã tham gia chặt chẽ vào việc phát triển quy định về MRT cùng với HFEA, khẳng định “sự đảo ngược” nói trên là một rủi ro đã được thừa nhận.
Thụ tinh nhầm sau 7 năm, bệnh viện Trung Quốc phải bồi thường 93.000 USD
Tòa án tỉnh An Huy - Trung Quốc yêu cầu Bệnh viện Đại học An Huy bồi thường 93.000 USD cho một cặp vợ chồng do cấy nhầm phôi thai cho người vợ khi thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Sự việc xảy chục năm về trước và Bệnh viện Đại học An Huy thuộc tỉnh An Huy trở thành tâm điểm của bão chỉ trích trên mạng xã hội sau khi giới truyền thông loan tin về vụ việc vào ngày 20-2.
Cụ thể, một cặp vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm ở Bệnh viện Đại học An Huy vào năm 2012 vì đứa con gái đầu của họ mắc bệnh hiểm nghèo. Thời điểm đó, người vợ hơn 40 tuổi nên bà phải trải qua 3 cuộc phẫu thuật để có thể thụ tinh.
Hai vợ chồng sinh con trai vào năm 2013 sau khi điều trị IVF thành công.
Bệnh viện tại tỉnh An Huy thụ tinh nhầm phôi thai cho một người phụ nữ, phải bồi thường 93.000 USD. Ảnh: SCMP
Tuy nhiên, khi đứa trẻ lớn, cặp vợ chồng cảm thấy nghi ngờ vì con không giống cả cha lẫn mẹ. Năm 2020, họ kiểm tra ADN và phát hiện họ không hề có mối liên hệ di truyền với đứa con.
Do đó, họ đã kiện bệnh viện vào năm ngoái vì vi phạm quyền sinh sản.
Tòa án phán quyết bệnh viện đã không kiểm tra phôi thai trước khi cấy vào cơ thể người mẹ. Tòa án yêu cầu bệnh viện chịu trách nhiệm và bồi thường 640.000 nhân dân tệ (93.000 USD) cho hai vợ chồng.
Một trung tâm nhận dạng tư pháp ở Bắc Kinh do tòa án chỉ định cho biết họ phát hiện ra rằng khi cấy ghép phôi thai vào tử cung, các bác sĩ đã không ghi lại thời gian cũng như nơi họ lấy phôi đông lạnh. Trung tâm nhận dạng tư pháp kết luận rằng bệnh viện mắc sai lầm y tế nghiêm trọng.
Người chồng nói với báo chí rằng anh rất giận và đau đớn khi phát hiện sự thật. Sau phán quyết, ông không hài lòng với việc chỉ được bồi thường và muốn tìm cha mẹ ruột của con trai 'nhầm lẫn', cũng như chuyện gì đã xảy ra với phôi thai của hai vợ chồng.
Người chồng bức xúc: 'Tiền bồi thường không có ý nghĩa gì với tôi vì tôi đã qua tuổi có thể sinh con khác. Lúc này tôi chỉ muốn tìm cha mẹ ruột của đứa trẻ để cháu có thể nhận sự hỗ trợ y tế nếu gặp tai nạn'.
Người chồng nói rằng Bệnh viện Đại học An Huy nổi tiếng với công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm. Thế nhưng, đội ngũ nhân viên của họ đã nhầm lẫn phôi thai của ông. Khi ông yêu cầu bệnh viện trả lời, họ đáp rằng ông nên cởi mở và từ bỏ nỗi ám ảnh về quan hệ ruột thịt.
Theo tờ South China Morning Post, người chồng cho biết ông chưa nói sự thật với con trai và vẫn coi như con ruột.
Mỗi năm có khoảng 300.000 ca thụ tinh ống nghiệm ở Trung Quốc. Ảnh: Shutterstock
Động thái của bệnh viện dẫn đến làn sóng chỉ trích trên mạng xã hội. Nhiều người cảm thấy sốc về sự nhầm lẫn, đồng thời cáo buộc bệnh viện vô cảm với yêu cầu chính đáng, hợp pháp từ khách hàng.
Một cư dân mạng bình luận: 'Người ta hy sinh sức khỏe và khoản tiền lớn để sinh con. Họ sẽ nhận con nuôi nếu họ không quan tâm tới mối quan hệ ruột thịt'.
Trang Sixth Tone cho biết mỗi năm có khoảng 300.000 ca thụ tinh ống nghiệm ở Trung Quốc. Giới chức y tế Trung Quốc ước tính tỉ lệ phụ nữ vô sinh ở nước này vào khoảng 7-10%. Các bệnh viện thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm ở Trung Quốc phải theo dõi thai nhi trọn đời, lưu trữ vĩnh viễn các hồ sơ pháp lý và y khoa.
Mỹ cảnh báo nguy cơ an ninh từ dịch vụ mang thai hộ cho người Trung Quốc Quỹ Di sản cảnh báo sự phát triển của ngành "thuê tử cung" Mỹ-Trung, với những vợ chồng lớn tuổi người Trung Quốc thuê phụ nữ Mỹ mang thai hộ để sinh con quốc tịch Mỹ, là mối đe dọa cho an ninh quốc gia Mỹ. Không ít quốc gia cho phép dịch vụ đẻ thuê. Ảnh SHUTTERSTOCK "Khi nói đến sự xâm...