Nhiều tranh cãi, các tỉnh miền Tây ra văn bản hướng dẫn về hàng thiết yếu
Trước những tranh cãi về việc hàng hóa thiết yếu là những mặt hàng nào, nhiều tỉnh ở miền Tây đã ra văn bản hướng dẫn cụ thể.
Người dân Bến Tre ra đường trong thời gian giãn cách xã hội đều được lực lượng chức năng kiểm tra – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Sáng 21-7, tỉnh Bến Tre ghi nhận thêm 38 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca lên 328 ca.
Sau khi áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ, tỉnh Bến Tre thành lập hàng trăm chốt kiểm tra trên các tuyến đường, hẻm để kiểm tra, nhắc nhở người dân nhằm hạn chế tối đa việc đi lại.
Đặc biệt, sau khi có một số trường hợp tranh cãi mặt hàng nào là thiết yếu xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, Sở Công thương Bến Tre đã có văn bản “hướng dẫn cụ thể về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội”.
Theo đó, Sở Công thương tỉnh Bến Tre đề xuất danh mục các nhóm hàng hóa thiết yếu gồm hàng tươi sống (thịt, thủy sản, rau củ quả, trái cây, trứng); hàng công nghệ phẩm (bánh, kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu ăn, sữa các loại, mì gói các loại và thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hằng ngày của người dân như nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng).
Lương thực (các loại gạo, nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn, bột, tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột); thiết bị vật tư y tế, thuốc chữa bệnh; đồ dùng vệ sinh cá nhân; xăng dầu, gas, khí đốt; sản phẩm thức ăn, thuốc (vật nuôi trên cạn và thủy sản); vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật).
Theo văn bản hướng dẫn, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thì cần linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân vừa đạt hiệu quả chống dịch.
Cùng ngày, ông Võ Văn Chiêu – giám đốc Sở Công thương Sóc Trăng – cho biết tại các chốt kiểm soát dịch bệnh, một số anh em còn lúng túng “nhận dạng” đâu là mặt hàng thiết yếu, do đó sở đã có công văn hướng dẫn chung.
Theo đó, danh mục hàng hóa thiết yếu tại Sóc Trăng được quy định tương tự như tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên danh mục các nhu yếu phẩm cần thiết khác được quy định rõ hơn như khẩu trang, sản phẩm dùng để tẩy rửa, diệt côn trùng, vệ sinh cá nhân, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh…
Một cán bộ làm nhiệm vụ tại một chốt kiểm dịch ở TP Sóc Trăng cho biết có danh mục quy định rõ như vậy, anh em thực thi nhiệm vụ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra người dân chở hàng hóa mỗi khi qua trạm.
Tương tự, các tỉnh, thành khác như An Giang, Cần Thơ … đều đã ra văn bản hướng dẫn cụ thể về danh mục hàng hóa thiết yếu để áp dụng trong những ngày các địa phương này thực hiện giãn cách xã hội.
Văn bản hướng dẫn hàng hóa thiết yếu của Sở Công thương TP Cần Thơ
Văn bản hướng dẫn hàng hóa thiết yếu của Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng
Văn bản hướng dẫn hàng hóa thiết yếu của Sở Công thương tỉnh An Giang
Văn bản hướng dẫn hàng hóa thiết yếu của Sở Công thương tỉnh Bến Tre
Sau vụ bánh mì, Khánh Hòa ra hướng dẫn về mặt hàng thiết yếu
TTO – Sau vụ “bánh mì không phải là mặt hàng thiết yếu”, chiều 19-7, Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội.
MẬU TRƯỜNG – KHẮC TÂM
Tàu cao tốc lao "như bay" trên sông đưa 20 tấn rau củ miền Tây về TPHCM
Chiều 19/7, hai chuyến tàu cao tốc đầu tiên đã cập bến Bạch Đằng sau 10 tiếng di chuyển đường sông để đưa gần 20 tấn thực phẩm từ miền Tây về cung ứng cho TPHCM.
Tàu cao tốc lao "như bay" trên sông đưa 20 tấn rau củ miền Tây về TPHCM
Chiều 19/7, 2 tàu cao tốc của Công ty TNHH Công Nghệ Xanh DP đã cập bến Bạch Đằng (TPHCM) mang theo gần 20 tấn thực phẩm rau củ, quả được đưa về từ các tỉnh Tây Nam Bộ.
16h30, dưới cơn mưa lớn xối xả, con tàu cao tốc đầu tiên mang tên Greenlines DP K6 đã cập bến Bạch Đằng sau gần 10 giờ đồng hồ di chuyển từ TPHCM (xuất phát lúc 7h sáng) về tỉnh Tiền Giang để nhận hàng và quay trở về.
Theo đó, hai con tàu đầu tiên cập bến, mỗi tàu mang theo hơn 8 tấn thực phẩm, số hàng này được vận chuyển về cho một doanh nghiệp chuyên kinh doanh lương thực, thực phẩm trên địa bàn TPHCM, nhằm phục vụ nhu cầu của người dân trong thời điểm thực phẩm khan hiếm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ông Trần Song Hải - Giám đốc công ty trên cho biết, các thuyền trưởng, thuyền viên trên tàu đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 và phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Khi tàu cập bến, chỉ có một thuyền viên lên bờ làm thủ tục cảng vụ. Việc bốc xếp hàng hóa tại các bến thủy nội địa do các đơn vị cung ứng hàng hóa tại địa phương chịu trách nhiệm. Những người xuống bốc dỡ hàng bắt buộc phải có giấy xét nghiệm âm tính, đồng thời phải tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế.
Trong hai chuyến tàu đầu tiên, thực phẩm được chuyển về chủ yếu là củ quả, trái cây như dưa hấu, thanh long, bí đỏ, dưa leo,... Khoang tàu đã được tháo bỏ hết các hàng ghế, chất đầy hàng bên trong.
Tuy trời mưa lớn, đơn vị cung ứng hàng hóa vẫn phải nhận hàng cấp tốc để kịp vận chuyển về nơi bảo quản và bán ra cho người dân vào ngày mai.
Ông Huỳnh Minh Tú - Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM cho biết, hiện đơn vị đã phối hợp với các tỉnh để tạo điều kiện cho các công ty bằng nhiều loại hình vận tải giao thông như đường thủy, đường bộ để các đơn vị cung ứng kịp thời hàng hóa về cho địa bàn TPHCM. Còn việc giao kết giữa các đơn vị vận chuyển và đơn vị cung ứng thì hai bên đó sẽ tự thỏa thuận với nhau.
"Việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người dân thành phố là trách nhiệm của cơ quan nhà nước và các đơn vị phân phối, vậy nên mong người dân hãy yên tâm về việc đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm. Không có chuyện khan hiếm như một số tin đồn thất thiệt thời gian qua. Mặc dù việc đi mua hàng sẽ hơi mất thời gian vì nhiều người cùng mua một lúc, nhưng về chủng loại và khối lượng hàng hóa thì đảm bảo không thiếu", Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM khẳng định.
Trong những ngày tiếp theo, 5 tàu cao tốc của Công ty TNHH Công Nghệ Xanh DP sẽ tiếp tục được đưa vào sử dụng với sức chở mỗi tàu trung bình khoảng 8-15 tấn, tối đa 20 tấn hàng hóa/chuyến, khung giờ hoạt động từ 6h-19h hàng ngày.
Lịch trình di chuyển của tàu cao tốc: Đi từ cảng, bến thủy nội địa thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long theo sông Tiền - kênh Chợ Gạo - sông Vàm Cỏ (hoặc theo hướng kênh Nước Mặn - sông Cần Giuộc) - sông Soài Rạp - sông Nhà Bè - Sông Sài Gòn - Bến Bạch Đằng và ngược lại.
Sau khi các tàu cao tốc cập bến Bạch Đằng, các nhân viên đơn vị cung ứng sẽ xếp hàng và chuyển thực phẩm lên bờ.
"Hy vọng đây sẽ là một tuyến đường vận chuyển hàng hóa mà qua đó an toàn cho sức khỏe của mọi người, vì tàu cao tốc đi thì không dừng lại, rõ ràng là nguy cơ về dịch bệnh là thấp nhất so với các loại hình giao thông khác. Nếu đi đường bộ có thể nhanh hơn, nhưng tài xế sẽ dừng lại ăn uống, nghỉ trên đường thì nguy cơ lây lan dịch là cao hơn. Đây là một đường vận tải hàng hóa bảo đảm phòng chống dịch nên đơn vị chúng tôi đã lựa chọn", lãnh đạo đơn vị cung ứng thực phẩm tại TPHCM cho biết.
Nhân viên của một đơn vị cung ứng hối hả vận chuyển thực phẩm dưới trời mưa để đưa ra xe tải.
Gần 20 tấn thực phẩm từ Tiền Giang đã được 2 tàu cao tốc đưa về TPHCM trong chiều nay, số hàng này sẽ được đơn vị cung ứng vận chuyển đi các quận, huyện khác nhau để phục vụ nhu cầu của người dân trong thời gian TPHCM đang gian cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ.
Cung ứng đủ hàng hóa trong dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội, mặc dù có lúc thiếu hàng cục bộ do người dân đổ xô đi mua sắm trước giờ giãn cách, song về cơ bản, hàng hóa thiết yếu tại các vùng có dịch vẫn được đảm bảo, không xảy ra tình trạng khan hiếm. Tăng cường...