Nhiều trạm y tế ở Đồng Nai không có bác sĩ do thu nhập thấp
Hiện nay, tình trạng thiếu bác sĩ làm việc tại các trạm y tế đang diễn ra trên nhiều địa phương của tỉnh Đồng Nai.
Do thu nhập thấp nên không chỉ trạm y tế xuống cấp mà ngay cả những trạm y tế khang trang cũng không thu hút được bác sĩ về làm việc.
Theo Sở Y tế Đồng Nai, tỉnh có 170 trạm y tế xã, phường; trong đó nhiều trạm không có bác sĩ làm việc tại chỗ mà phải điều bác sĩ từ các trung tâm y tế xuống hỗ trợ, làm việc cơ động.
Trạm y tế xã Hưng Lộc (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng được 22 năm, cơ sở vật chất đã xuống cấp nghiêm trọng. Trạm hiện có 8 biên chế phục vụ hơn 17.000 dân. Trước dịch COVID-19, mỗi ngày trạm khám, điều trị cho hơn 10 bệnh nhân và thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia như tiêm ngừa, phòng, chống dịch bệnh. Từ giữa năm 2021 đến nay, bác sĩ duy nhất của trạm nghỉ việc vì lý do sức khỏe, cũng từ đó, trạm không còn khám, chữa bệnh mà chỉ thực hiện công tác y tế dự phòng.
Anh Nguyễn Anh Trực, ngụ xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất cho biết, trạm y tế đã xuống cấp nghiêm trọng, cơ sở vật chất không đáp ứng đủ điều kiện để khám, chữa bệnh. Trạm cũng không có bác sĩ làm việc nên chúng tôi chỉ đưa con tới đây để tiêm phòng thôi. Nếu có bệnh thì phải đưa lên bệnh viện tuyến trên, anh Nguyễn Anh Trực chia sẻ.
Bà Phạm Thị Điệp, phụ trách Trạm y tế xã Hưng Lộc cho biết, do cơ sở vật chất của trạm y tế xuống cấp và lương thấp nên khoảng 4 năm trở lại đây, trạm không tuyển được bất cứ nhân viên y tế nào. Là người gắn bó với trạm lâu nhất nhưng tổng thu nhập của bà cũng chỉ 8 triệu đồng/tháng. Yêu nghề nên bà mới gắn bó chứ với mức thu nhập này chỉ đủ sống, nếu có sự cố gì trong cuộc sống sẽ không đủ.
Video đang HOT
Ngay cả những trạm y tế khang trang, được đầu tư cơ sở vật chất sạch đẹp cũng vắng bóng bệnh nhân tới khám. Trạm y tế xã Xuân Bình, thành phố Long Khánh, Đồng Nai được đầu tư mới khang trang, đầy đủ các phòng chức năng nhưng vẫn không thu hút được người dân tới khám bệnh. Nguyên nhân là do từ đầu năm đến nay, trạm không có bác sĩ làm việc vì lương thấp và không có đãi ngộ đặc biệt cho nhân viên y tế tuyến trạm.
Chị Nguyễn Thị Phương (xã Xuân Bình, thành phố Long Khánh) cho biết, trước đây, mỗi khi thành viên trong gia đình mắc bệnh, gia đình thường đưa tới khám tại trạm y tế xã. Hiện nay trạm đã được đầu tư xây dựng mới nhưng lại không có bác sĩ. Do đó mỗi khi có người bệnh, gia đình chị sẽ đưa thẳng lên bệnh viện tuyến trên để khám và điều trị.
Theo bác sĩ Nguyễn Thế Vinh, Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ, Trung tâm y tế thành phố Long Khánh, tình trạng thiếu bác sĩ làm việc tại các trạm y tế đang diễn ra ở nhiều địa phương, nhất là những trạm y tế có cơ sở vật chất xuống cấp. Điều đáng lo ngại là trong những năm gần đây, nhiều trạm y tế không thu hút được bác sĩ về làm việc hoặc có người mới về do thu nhập thấp nên cũng nghỉ sau đó không lâu. Điều này tạo ra nhiều hệ lụy, trong đó nguy hiểm nhất là người dân không còn tin tưởng vào năng lực của các trạm y tế và gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng, các địa phương cần nâng cao năng lực của y tế cơ sở không chỉ cơ sở vật chất mà còn là nguồn nhân lực. Phải làm sao để cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên y tế tuyến cơ sở đủ sức chăm sóc sức khỏe cho người dân, giảm tải cho tuyến trên.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị HĐND, UBND tỉnh, Sở Y tế Đồng Nai cùng xem xét, bổ sung chính sách thu hút lực lượng thanh niên vào học các nghề y; chính sách thu hút đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng vào y tế công có thực hiện hiệu quả và cần bổ sung thêm những chính sách gì để có thể đảm bảo y tế cơ sở đủ sức phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh.
Xuất hiện F0 ở TP.HCM đi "vòng vòng" lây bệnh cho người khác
Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM xác nhận có những F0 đang dương tính nhưng vẫn đi lại, tiếp xúc và lây nhiễm cho những người khác.
Trong chương trình tọa đàm "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 12/11, Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã tham gia giải đáp nhiều câu hỏi của người dân về tình hình dịch bệnh.
Tiến sĩ Vĩnh Châu xác nhận, số ca nhiễm của TP.HCM đang tăng cao. Ngành y tế phát hiện có hiện tượng nguy hiểm khi một số F0 dương tính nhưng không tự cách ly.
Chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lơi" tối 12/11.
"Những F0 này không ở nhà mà vẫn đi "vòng vòng", gặp gỡ nhiều người, lây nhiễm cho mọi người xung quanh. Đây là nguy cơ rất cao bùng phát dịch cho cộng đồng", Tiến sĩ Vĩnh Châu cảnh báo
Nguy hiểm hơn, khi F0 này đi thăm người thân họ hàng, ông bà, người lớn tuổi. Đây là những người dễ có nhiều bệnh nền, nằm liệt lâu ngày, chưa được tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa rồi nhưng miễn dịch không cao.
Khi đó, F0 sẽ vô tình lây bệnh cho người thân khiến họ trở nặng, thậm chí là tử vong.
Thực tế, TP.HCM đã ghi nhận một trường hợp người già trên 65 tuổi nằm liệt giường thời gian dài, không giao lưu tiếp xúc với bên ngoài. Bệnh nhân bị lây từ một người trẻ tuổi trong gia đình và tử vong sau đó.
Tiến sĩ Vĩnh Châu khuyến cáo, người già, người có bệnh nền là nhóm dễ tổn thương nhất, không chỉ với Covid-19 mà còn với nhiều bệnh lý khác. Do đó, F0 phải có ý thức bảo vệ bản thân và cộng đồng, chấp hành cách ly và các quy định phòng chống dịch.
Tình trạng trên cũng được khán giả Nhung Lê phản ánh ngay trong chương trình. Chị cho biết, nơi chị đang sinh sống cũng có F0 dương tính không cách ly tại nhà, đi lại tự do. Dù đã báo với chính quyền địa phương nhưng F0 đến nay vẫn chưa bị xử lý.
Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu trong tọa đàm.
Theo Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, người dân khi mắc bệnh cần báo với trạm y tế, trạm y tế lưu động để được theo dõi và cấp túi thuốc điều trị phù hợp.
Người bệnh cũng không nên quá lo lắng nếu đã tiêm đủ vắc xin và không có bệnh nền. Với nhóm này, đa số đều có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Đồng thời, người bệnh tự sẽ khỏi sau 5 đến 7 ngày.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Vĩnh Châu khuyến cáo, người dân vẫn phải cảnh giác với nguy cơ dịch bùng phát trở lại ở TP bằng cách duy trì 5K, đặc biệt là khẩu trang và khoảng cách.
Ca nhiễm tăng, TP HCM kích hoạt 40 trạm y tế lưu động TP HCM lập các đội phản ứng nhanh, kích hoạt 40 trạm y tế lưu động với y bác sĩ do các Trung tâm Y tế quận huyện và bệnh viện đảm trách, trong bối cảnh số ca nhiễm những ngày qua tăng nhẹ. Theo Sở Y tế TP HCM, đây là những hoạt động triển khai đối với các địa bàn quận,...