Nhiều trại gà vịt “đổ gục” vì sự cố mất điện, người nuôi gia cầm choáng váng bỏ nghề
Mới đây, PV Dân Việt ghi nhận tình trạng một số trang trại chăn nuôi gà trắng tại phía Bắc trắng tay vì sự cố mất điện trong thời tiết nắng nóng.
Vừa gặp bão giá vì Covid-19, lại gặp tình trạng gia cầm bị chết vì nắng nóng khiến các chủ trại “đổ gục”.
Ngày 25/8, trang trại Thủy Hiện ở Phú Lương (Thái Nguyên) bị sự cố mất điện khiến hàng vạn gà trắng bị chết la liệt gây thiệt hại hằng trăm triệu đồng.
Người nuôi liên tiếp thiệt hại nặng
Phản ánh với chúng tôi, anh Thủy, chủ trang trại Thủy Hiện ở huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tỏ ra rất chán nản vì đàn gà thịt công nghiệp của anh sắp đến tuổi xuất bán thì lăn ra chết la liệt vì sự cố chập điện.
“Dù chúng tôi đã cố gắng thường xuyên túc trực ở trang trại nhưng do sự cố chập điện, mất pha bất ngờ không kịp trở tay khiến cho đàn gà chết hết, thê thảm quá”, anh Thủy than thở.
Anh Thủy cho biết, vợ chồng anh có kinh nghiệm hơn 4 năm chăn nuôi gà trắng nên mọi việc chăm sóc, lặp đặt hệ thống máy phát điện, còi báo động, hệ thống làm mát… phục vụ đàn gà luôn rất cẩn thận, nhưng cuối cùng vẫn không tránh khỏi thiệt hại.
“Lứa gà này chúng tôi nuôi hơn 1 vạn con và đàn gà đều đạt trên 40 ngày tuổi, dự kiến, 4-5 ngày nữa vợ chồng tôi sẽ xuất bán nhưng đến giờ thì “trắng tay” rồi”, anh Thủy buồn rầu nói.
Video đang HOT
Sau khi bị sự cố bất ngờ khiến đàn gà chết la liệt, anh Thủy đã kêu gọi các thương lái đến mua gà với giá rẻ làm thực phẩm cho chó với giá trên dưới 15.000 đồng/con.
Cũng theo anh Thủy, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 năm nay, người chăn nuôi gà bị ảnh hưởng rất nghiệm trọng. “Gà liên tục mất giá, có thời điểm giá gà xuống đáy. Đến giờ, các trại lại gặp các sự cố thì rất khó “ngóc đầu” lên được”, anh Thủy chia sẻ.
Giữa tháng 8 vừa qua, trang trại gà lông màu của anh Phạm Nam ở Lương Sơn (Hòa Bình) cũng khốn đốn vì thiệt hại nặng nề do sự cố mất pha (sập 1 pha trong nguồn điện 3 pha). Sau sự cố này đã làm cho gia đình anh Nam thiệt hại gần 300 triệu đồng.
Hơn 10 năm chăn nuôi gà, vợ chồng anh Nam cũng có mấy lần gặp sự cố chập điện nhưng lần thiệt hại vừa qua là nặng nhất. “Năm nay làm ăn thất bát quá, sau sự cố lần này chắc chúng tôi nghỉ nuôi chuyển nghề khác thôi”, anh Nam bộc bạch.
Người nuôi điêu đứng nhìn đàn gà bị chết la liệt vì sự cố trong nắng nóng.
Cần có bí quyết “sống còn”
Trao đổi với PV Dân Việt, anh Thủy, anh Nam và nhiều người nuôi gà lâu năm cho biết, trong thời điểm nắng nóng hiện nay, người chăn nuôi gà nói riêng và gia cầm nói chung cần nhiều kinh nghiệm may ra mới thoát nạn được.
Sau lần thiệt hại vừa qua, anh Thủy đã rút kinh nghiệm đầu tư mua thêm máy phát điện và lắp đặt nhiều hệ thống cảnh báo, còi báo động ở các khu vực của trang trại.
“Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ chăn nuôi, người nuôi phải luôn túc trực 24/24h trong chuồng trại đề phòng sự cố xảy ra”, anh Thủy nói.
Để chống nóng cho gia cầm, ngoài việc chăm sóc, điều chỉnh chế độ cho ăn, uống hợp lý, nhiều người nuôi còn phải tưới nước, che bạt trên các mái chuồng mới giúp cho đàn vật nuôi khỏe hơn.
Theo nhiều chuyên gia chăn nuôi, để chống nóng cho gia cầm, nhất là gà nuôi trong chuồng công nghiệp, bà con phải đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, thoáng mát. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc chống nóng cho gia cầm nói chung và gà nói riêng.
Khi nóng, gà thường giảm khả năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn, giảm sức đề kháng với các mầm bệnh nên nếu chuồng nuôi bẩn mà nhất là lớp độn chuồng bẩn, gà càng dễ bị bệnh hơn bình thường rất nhiều. Chưa kể, chuồng trại chăn nuôi gà sạch sẽ sẽ giúp giảm đáng kể hơi nóng các khí độc bốc lên từ phân, chất độn chuồng, giảm côn trùng lây bệnh.
Hàng ngày bà con phải đảm bảo vệ sinh cơ giới trước khi phun thuốc sát trùng để tăng hiệu quả khử trùng của các loại thuốc sát trùng.
Các chuyên gia cũng khuyên bà con nê giãn bớt mật độ nuôi khi thời tiết nắng nóng. Mật độ chuồng nuôi cao sẽ gây tăng nhiệt độ trong chuồng (do thân nhiệt của gà cao). Gây hiện tượng kém ăn, đồng thời còn dẫn đến các bệnh về đường hô hấp và mức độ lây nhiễm bệnh rất cao.
Tùy từng lứa tuổi gà mà có mật độ nuôi phù hợp: cụ thể khi úm gà đảm bảo 60 – 80 con/1 m2. Từ 3 – 6 tuần tuổi cần 7 – 9 con/m2. Gà hậu bị (từ 6 tuần tuổi – 20 tuần tuổi) : giảm từ 7 – 3 con/m2. Đối với gà giống, gà đẻ cần 03 con/m2. Nếu nuôi gà kết hợp chăn thả nên thả gà ra sân chơi sớm để tránh nóng tại các gốc cây bóng mát.
Có nên đánh thức bé dậy cho bú hay cứ để bé ngủ theo nhu cầu?
Trẻ sơ sinh thường rất nhanh đói và phải ăn sữa liên tục, nhưng mẹ phải làm gì khi bé vẫn đang say giấc ngủ, liệu có nên đánh thức bé dậy để cho bú hay không.
Giấc ngủ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh thường có giấc ngủ dài hơn so với người lớn, đặc biệt trong những tháng đầu đời. Vậy có nên đánh thức bé dậy cho bú hay cứ để bé ngủ theo nhu cầu, và mẹ có nên đánh thức bé dậy để cho con bú vào ban đêm? Đây đều những vấn đề mà hầu như những ai mới lần đầu làm mẹ đều băn khoăn.
Có nên đánh thức bé dậy cho bú hay cứ để bé ngủ theo nhu cầu (Ảnh minh họa)
Mẹ cần biết rằng đối với các bé sơ sinh tổng thời gian ngủ trung bình khoảng 16 - 20 giờ/ngày, và thời gian này sẽ dần ngắn lại khi trẻ lớn lên. Trẻ sơ sinh có chu kỳ xu hướng ngủ rất nhiều theo các chu kỳ trong những tuần đầu sau sinh. Khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ (8 tiếng) là vào ban ngày, thời gian còn lại trẻ ngủ vào ban đêm.
Không có một công thức giấc ngủ nào để đánh giá chính xác nhu cầu ngủ của trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh có thể ngủ liền 3-4 tiếng liền, nhưng đôi khi trẻ có thể ngủ liên tục 10 giờ đồng hồ, hoặc số khác lại chỉ ngủ trong 2 giờ.
Với chu kỳ giấc ngủ không cố định như vậy, hẳn không ít lần mẹ sẽ băn khoăn về việc cứ để bé ngủ hay nên đánh thức bé dậy giữa chừng để bú. Dạ dày của bé sơ sinh còn khá nhỏ, bé bú nhanh no nhưng cũng rất nhanh đói. Một phần lo lắng con bị đói, một phần các mẹ lại không muốn phá vỡ giấc ngủ ngon của con nên đây vẫn là vấn đề khiến những người nuôi con nhỏ, đặc biêt là những ai lần đầu làm mẹ hết sức băn khoăn.
Chuyên gia hành vi trẻ em Ria Campos Lopez và bác sĩ nhi khoa Faith Alcazaren-Buenaventura tại Stratum Health Partners (Philippines) cùng phối hợp và đưa ra lời khuyên hữu ích dành cho các mẹ. Cụ thể việc mẹ đánh thức em bé dậy cho bú hay tiếp tục để cho bé ngủ sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của bé.
Bé sơ sinh 0-3 tuần tuổi thường có mỗi cữ ăn 2-3 tiếng/lần. Do dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ nên bé sẽ tiêu hóa thức ăn rất nhanh và cần được cho ăn cứ 2-3 tiếng/lần. Nhiều bé sẽ ngủ rất nhiều trong giai đoạn mới sinh này và không thể hiện dấu hiệu đói, cần bú mẹ trong lúc ngủ. Trong giai đoạn này bé cần cho bú bất cứ khi nào có dấu hiệu đói để đảm bảo tăng cân. Mẹ có thể nhẹ nhàng đánh thức bé và cho bé bú. Sau 1 tháng tuổi, nếu bé tăng cân tốt, mẹ có thể không cần phải đánh thức bé dậy cho ăn nữa và để bé tự quyết định chu kì ăn - ngủ của mình.
Vào buổi đêm, với bé dưới 1 tháng tuổi, mẹ nên đánh thức bé dậy cho bú sau mỗi 4-5 tiếng nếu bé không tự thức dậy. Với bé trên 1 tháng tuổi, mẹ hoàn toàn có thể để bé ngủ giấc đêm bao lâu tùy nhu cầu mà không cần đánh thức bé dậy cho bú. Sau khi thức giấc, bé sẽ ăn bù để nạp tiếp năng lượng nên mẹ không cần quá lo lắng nếu con vẫn tăng cân và phát triển đều đặn.
Sáu triệu chứng cảnh báo gan suy yếu, làm ngay ba điều để thải độc Suy giảm chức năng gan xảy ra khi gan bị tổn thương và không thể tự phục hồi. Để phát hiện và kiểm soát tình trạng này, chúng ta cần chú ý các dấu hiệu và cách bảo vệ gan khỏe mạnh. Gan đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể, được coi là là "nhà máy vạn năng" với các vai...