Nhiều tỉnh, thành xuất hiện cụm dịch chưa rõ nguồn lây
Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Hải Dương ghi nhận nhiều ca nhiễm chưa rõ nguồn lây, còn Bắc Giang phải phong tỏa một huyện để ứng phó các cụm dịch trên địa bàn.
Từ 12/10 đến nay, Hải Dương ghi nhận 70 ca nhiễm. Trong đó 31 ca có yếu tố dịch tễ về từ các tỉnh, thành phía Nam và Hà Nội; 35 trường hợp là F1, F2 (sau khi F1 trở thành F0) của các bệnh nhân này và 1 ca phát hiện qua sàng lọc ho sốt cộng đồng.
Dịch xuất hiện tại 12/12 huyện, thị, thành. Trong đó, 3 ổ dịch cộng đồng tại huyện Kinh Môn, Kim Thành và TP Hải Dương rất phức tạp khi chưa rõ nguồn lây, liên quan doanh nghiệp và các trường học.
Từ sáng 8/11, học sinh toàn TP Hải Dương chuyển sang học trực tuyến. Các huyện còn lại tùy tình hình quyết định hình thức dạy học. Toàn bộ giáo viên, học sinh được đề nghị hạn chế tối đa di chuyển, tập trung đông người. Hai ngày trước, học sinh các cấp của huyện Kim Thành cũng chuyển sang học trực tuyến khi có ca nhiễm trong trường phổ thông.
Chính quyền TP Hải Dương vận động người dân tạm dừng đến vườn hoa, công viên, nơi đông người; hạn chế tổ chức ăn uống không cần thiết, khách mời đám cưới không quá 30 người cùng lúc, đoàn viếng không quâ 5 người và yêu cầu ký cam kết phòng dịch.
Người dân Đà Nẵng trải qua nhiều đợt lấy mẫu diện rộng từ đợt dịch thứ tư bùng phát cuối tháng 4 đến nay. Ảnh: Nguyễn Đông
Từ 5/11, Hải Dương xét nghiệm, cách ly người về từ TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An hoặc các địa bàn dịch cấp độ 4. Những người đã tiêm 2 mũi vaccine hoặc khỏi bệnh trong vòng 6 tháng sẽ cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày, tự theo dõi sức khỏe thêm 7 ngày, xét nghiệm 2 lần. Người tiêm một mũi vaccine cách ly tại nhà 14 ngày, xét nghiệm hai lần. Người chưa tiêm vaccine sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày và tự theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm 3 lần.
Hải Dương dừng vận tải hành khách đi, đến các địa bàn có dịch thuộc tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Hưng Yên. Phương tiện đi qua các địa bàn nêu trên hoặc qua các tỉnh có dịch không được dừng, đỗ đón trả khách.
Bắc Giang ghi nhận 394 ca nhiễm từ 26/10 đến nay, xuất hiện hàng loạt cụm dịch liên quan khu công nghiệp, quán karaoke, khu dân cư, trải rộng trên địa bàn các huyện Việt Yên, Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên. Lục Ngạn.
Toàn huyện Yên Thế hơn 110.000 dân phong tỏa từ ngày 6/11 khi ghi nhận hơn 80 ca nhiễm. Địa phương kích hoạt 15 chốt kiểm dịch và lấy mẫu xét nghiệm diện rộng toàn dân. Trong đó, thị trấn Bố Hạ đã đổi màu đỏ – cấp độ dịch nguy cơ cao nhất. Hồi cuối tháng 5, Yên Thế từng cách ly xã hội gần hai tuần – thời điểm tỉnh Bắc Giang là tâm dịch cả nước.
Chốt liên thôn ở Yên Thế, Bắc Giang được thiết lập kiểm soát việc đi lại của người dân trong vùng phong tỏa. Ảnh: Cổng thông tin huyện Yên Thế
Yên Thế cách ly gia đình với gia đình, người dân chỉ ra ngoài khi cần thiết và không ra khỏi nhà từ 21h hôm trước tới 6h hôm sau. Các nhà máy, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã dừng hoạt động; trừ những cơ sở đảm bảo phòng chống dịch được huyện phê duyệt, có nơi lưu trú, sinh hoạt cho công nhân.
Ngoài thị trấn Bố Hạ là vùng đỏ, toàn tỉnh có 7 xã phường vùng cam; 46 địa bàn vùng vàng và 155 đơn vị vùng xanh. Tại vùng dịch cấp độ 3 – 4, Bắc Giang tạm dừng hoạt động vận tải hành khách. Toàn tỉnh dừng kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ, chỉ cho bán mang về; dừng đám cưới hỏi; ma chay tổ chức gọn nhẹ, ít người.
Video đang HOT
Ngày 7/11, nhà chức trách các huyện Lạng Giang, Yên Thế ra các quyết định khởi tố hình sự vụ án Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người do phát sinh ổ dịch tại địa phương. Để bùng dịch, lãnh đạo huyện Yên Thế bị phê bình, lãnh đạo xã Đào Mỹ nhận khiển trách.
Từ cuối tháng 10, Bắc Giang yêu cầu giấy xét nghiệm PCR âm tính trong 72 giờ hoặc test nhanh âm tính trong 48 giờ với người từ nơi có ca nhiễm cộng đồng tới tỉnh này dự sự kiện đông người; trường hợp lưu trú lại địa phương thì phải xét nghiệm, cách ly theo quy định.
Một khu vực ở phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh bị phong tỏa từ ngày 6/11. Ảnh: Đức Hùng
Bốn ngày qua, Hà Tĩnh liên tiếp ghi nhận hàng chục ca nhiễm Covid-19 cộng đồng chưa rõ nguồn lây tại TP Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh. Nhiều ca dương tính là giáo viên, học sinh mầm non và tiểu học. Riêng ngày 7/11, ngành y tế phát hiện 14 ca cộng đồng, trong đó có chùm ca bệnh 5 học sinh lớp 10G, trường THPT Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh.
Thị xã Kỳ Anh đã phong tỏa tạm thời 8 khu vực, gồm 272 hộ dân, gần nghìn nhân khẩu tại phường Hưng Trí, xã Kỳ Hoa, Kỳ Trinh và trường THPT Kỳ Anh do liên quan đến các ca F0 để điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng.
Toàn huyện Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh đã dừng các dịch vụ như karaoke, massage, gym, Internet công cộng, rạp chiếu phim. Nhà hàng, quán ăn, cà phê, đồ uống, giải khát chỉ phục vụ tối đa 30 người, khuyến khích bán mang về từ ngày 6/11. Một số trường mầm non và tiểu học tại các vùng có dịch đã cho học sinh tạm nghỉ, khối THCS và THPT chuyển sang dạy trực tuyến.
Dịch bệnh trên địa bàn Hà Tĩnh được xác định cấp độ 2, tương ứng vùng vàng. Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh đề nghị thị xã Kỳ Anh kích hoạt khu cách ly F0 tại Ký túc xá Mitraco ở phường Kỳ Thịnh để điều trị các ca bệnh, ngành y tế sớm triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà.
Hà Tĩnh chủ trương dập dịch theo từng khu vực, ngành y tế sẽ lấy mẫu theo phạm vi từ thôn, xã cho đến toàn huyện. Lần gần nhất địa phương tổ chức lấy mẫu xét nghiệm diện rộng toàn tỉnh cho 8 nhóm, thuộc 13 huyện, thành phố, thị xã là hồi giữa tháng 6. Trong 5 ngày, hơn 600 nhân viên, cán bộ y tế đã lấy và phân tích được hơn 150.000 mẫu bằng phương pháp PCR.
Chính quyền Đà Nẵng kích hoạt việc xét nghiệm hơn 1,1 triệu dân từ ngày 7/11 đến 10/11 bằng phương pháp gộp nhóm và PCR. Động thái diễn ra sớm hơn một tuần so với kế hoạch UBND thành phố ban hành nửa cuối tháng 9.
Ngành y tế sẽ lấy mẫu 30% người lao động đại diện của mỗi bộ phận tại nhà hàng, quán ăn, như quản lý, lễ tân, nhân viên phục vụ; 30 % đại diện hộ gia đình, ưu tiên xét nghiệm người có yếu tố di chuyển, đi lại, tiếp xúc nhiều người…
Đợt xét nghiệm quy mô lớn gần nhất của Đà Nẵng từ 14 đến 16/10, với hơn 144.000 người, không phát hiện ca nhiễm. Thành phố trung tâm của miền Trung ghi nhận ca nhiễm từ ngày 20/10 sau 30 ngày không có ca cộng đồng, nhiều trường hợp chưa rõ nguồn lây. Trong ngày 8/11, thành phố có 21 ca mắc Covid-19, trong đó 10 ca cộng đồng.
Sở Y tế Đà Nẵng xác định đang có 5 chuỗi lây nhiễm, với 100 ca bệnh tính từ ngày 20/10 đến nay. Riêng trong ngày đầu tiên đợt lấy mẫu này đã phát hiện 2 ca cộng đồng từ đại diện hộ gia đình và một ca đại diện nhà hàng, quán ăn (cùng ở phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà).
Lãnh đạo Đà Nẵng yêu cầu lực lượng chức năng kiểm soát, giám sát chặt tại các cửa ngõ và người về từ vùng dịch, sau khi phát hiện 35 ca dương tính về từ ngoại tỉnh trong vòng 18 ngày qua (chủ yếu là người dân từ TP HCM về cách ly tại nhà và lái xe được test nhanh Covid-19 tại các chốt kiểm soát cửa ngõ).
Đà Nẵng đang có 30 điểm phong toả cứng. Người từ vùng cấp độ dịch 1 và 2 đến thành phố không phải cách ly tập trung nếu đã tiêm đủ hai mũi vaccine. Thành phố đã nhận hơn 1,3 triệu liều vaccine, trong đó đã tiêm hơn 1,12 triệu liều (gần 341.000 người được tiêm đủ hai mũi).
Trên 11.000 ca mắc, TP.HCM làm gì khi chu kỳ phát sinh ca nhiễm ngày càng rút ngắn?
Tính đến trưa 10-7, số ca mắc COVID tại TP.HCM đã tăng lên 11.415. Trước diễn biến số ca tăng nhanh như vậy, TP.HCM lên phương án đến từng ngõ, gõ từng nhà tìm F0 để có hướng xử lý.
Hơn 76.000 công nhân Bắc Giang đi làm trở lại dù có 10 ca mắc COVID-19 Hàn Quốc: Triều Tiên từ chối nhận vắc xin COVID-19 từ COVAX TP.HCM tạm dừng tuyển sinh đầu cấp do ảnh hưởng COVID-19
TP.HCM đang tiệm cận với con số 11.000 ca và đang dốc sức với nhiều giải pháp để sớm kiểm soát dịch - Ảnh: H.L.
Chu kỳ phát sinh ca nhiễm ngày càng rút ngắn
Hôm nay là ngày thứ 2 TP.HCM giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ. Số ca mắc chưa có dấu hiệu giảm, thậm chí tăng cao ở mức 4 con số. Ngày 9-7, TP có đến 1.229 ca mắc mới được Bộ Y tế công bố - cao nhất kể từ ngày 27-4 đến nay.
Trước đó, TP.HCM ghi nhận 5.000 ca mắc trong vòng 1 tháng rưỡi (từ 18-5 đến 3-7). Còn lần này TP ghi nhận 5.000 ca chỉ trong 6 ngày (từ 3-7 đến 9-7). Tính trung bình mỗi ngày TP ghi nhận trên 800 ca mắc mới. Điều này cho thấy chu kỳ phát sinh dịch ở TP.HCM đang rút ngắn, mức độ lây nhiễm tăng cao và có quy mô dàn trải ở nhiều quận, huyện.
Đứng trước thách thức này, Chính phủ, Bộ Y tế và chính quyền TP.HCM đang có nhiều chiến lược quyết tâm "dọn sạch" các ổ dịch trong vòng 15 ngày giãn cách: lập Sở chỉ huy chống dịch, Trung tâm điều phối xét nghiệm; lập trung tâm xét nghiệm dã chiến 10.000 mẫu/ngày; nâng công suất các bệnh viện thu dung điều trị bệnh nhân lên 20.000 ca mắc; triển khai cách ly F1 tại nhà...
Test nhanh, một trong các chiến lược linh hoạt nhằm tầm soát truy bắt các ca F0 còn lang thang trong cộng đồng - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Thay đổi chiến lược
Chiến thuật chống dịch tại TP.HCM cũng được thay đổi: đến từng nhà lấy mẫu xét nghiệm. Người dân có biểu hiện ho, sốt chỉ cần gọi điện lên cơ sở y tế địa phương để được hướng dẫn, trong vòng 30 phút đến 1 tiếng sẽ có đội lưu động tới lấy mẫu, tránh tối đa di chuyển dẫn đến nguy cơ lây nhiễm.
Từ thực tiễn hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại TPHCM, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM - đề xuất bên cạnh lực lượng hỗ trợ công tác phòng chống dịch cần có lực lượng hỗ trợ về quản lý điều hành.
Trước mắt, ông xác định một số điểm nóng cần có từ 2-3 chuyên gia của Bộ Y tế nhằm phối hợp chỉ đạo công tác chống dịch ở các địa bàn, bao gồm TP Thủ Đức, quận 8, quận Bình Thạnh, quận Bình Tân, quận Tân Phú, huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh.
Đối với các khu vực nguy cơ cao và rất cao sẽ thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm tầm soát theo hình thức mẫu gộp hộ gia đình (tất cả các thành viên trong một gia đình được thực hiện chung một mẫu).
Trong đó, khu vực nguy cơ rất cao nên được tầm soát với tần suất 3 ngày/lần, với các khu vực nguy cơ cao thực hiện 1 tuần/lần nếu có điều kiện thực hiện tiến hành nâng cao tần suất; đối với các khu vực nguy cơ sẽ được tiến hành tầm soát theo hộ gia đình.
Giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày sẽ là "trận đấu quyết định" cho cuộc chiến chống dịch tại TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bộ Y tế cũng quyết định điều động 10.000 nhân lực y tế của các đơn vị sự nghiệp thuộc bộ và các đơn vị địa phương khu vực miền Bắc và miền Trung để hỗ trợ lực lượng y tế TP.HCM trong việc phòng chống dịch COVID-19. Đồng thời cử 25 lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tới TP.HCM tham gia công tác chống dịch theo sự điều phối của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn.
Những người được điều động đều từng tham gia chống dịch tại Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh; đều có kinh nghiệm "trận mạc" dày dạn được phân đến các quận, huyện nơi có dịch nóng nhất.
Với sự chung sức, đồng lòng, tất cả vì TP.HCM như vậy, không có lý do gì chúng ta không tin tưởng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi...
Có ca nhiễm, một công ty cho 4.000 công nhân nghỉ 14 ngày
Sáng 10-7, toàn bộ công nhân Công ty TNHH Long Rich (KCX Linh Trung II, TP Thủ Đức) đã được thông báo nghỉ 14 ngày (từ ngày 10-7 đến 24-7) để phòng dịch. Trước đó công ty đã phát hiện một số ca F0 và hiện có hơn 20 F1 đang cách ly tại công ty.
Bà Nguyễn Thị Thùy Vân, chủ tịch công đoàn công ty, cho biết công ty có khoảng 3.600 công nhân đang cư trú tại Bình Dương. Trước quy định địa phương cách ly 7 ngày người đến từ TP.HCM của Bộ Y tế, công ty sẽ phải bố trí cho công nhân ở lại.
"Do điều kiện nhà xưởng chật hẹp, không đủ nhà tắm, nhà vệ sinh để phục vụ cho công nhân đang cư trú tại Bình Dương ở lại, công ty cũng tính phương án chia ca sản xuất, giảm lượng người trong chuyền để giãn cách. Tuy nhiên thời gian quá gấp rút, rất nhiều công nhân không sắp xếp được việc gia đình nên không thực hiện được", bà Vân cho biết thêm.
Trước đó, 2 doanh nghiệp tại Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM) cũng đã tạm ngưng sản xuất 15 ngày.
Cụ thể, Công ty TNHH điện cơ Solen với khoảng 600 công nhân ngừng hoạt động 15 ngày (bắt đầu từ ngày 9-7), Công ty TNHH Hung Way chuyên sản xuất găng tay trượt tuyết với khoảng 1.300 công nhân ngừng hoạt động 15 ngày, kể từ ngày 8-7.
Ngày 9-7, Công ty TNHH Freetrend Industrial Việt Nam (Khu chế xuất Linh Trung 1, TP Thủ Đức) với gần 21.000 lao động cũng được cho tạm nghỉ làm việc vào ngày 10-7 sau khi phát hiện một số ca F0 trước đó.
Hiện công ty đang chờ thông báo mới từ Ban quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp TP.HCM.
Hà Nội: Phát hiện 11 ca dương tính SARS-CoV-2 ở 7 quận, huyện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội thông tin, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận thêm 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, nâng con số phát hiện trong ngày lên 17 ca. Trong số 11 ca mới ghi nhận có 9 ca là các F1 đã được cách ly tập trung trước đó (4 trường hợp thuộc chùm Đà...