Nhiều tỉnh, thành phía Bắc yêu cầu giấy xét nghiệm Covid-19
Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang đề nghị người dân khi vào các tỉnh, thành này phải có giấy xét nghiệm âm tính với nCoV.
Ngày 7/7, TP Hải Phòng yêu cầu từ 12h ngày 7/7, cách ly tập trung 21 ngày đối với tất cả những người về từ TP HCM.
Từ 12h ngày 8/7, các chốt kiểm soát cửa ngõ thành phố chỉ cho phép những người có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV trong vòng 5 ngày mới được vào Hải Phòng.
“Kiểm soát chặt chẽ tất cả người và phương tiện, tuyệt đối không để lọt những người từ vùng dịch vào thành phố; thực hiện việc đưa đi cách ly tập trung theo quy định hoặc thông báo kịp thời cho các địa phương để cách ly tại nhà”, lãnh đạo TP Hải Phòng nêu rõ.
Lực lượng chức năng kiểm soát người, phương tiện ra vào Hải Phòng tại chốt kiểm soát trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, nhánh rẽ đường 356 Đình Vũ, chiều 7/7. Ảnh: Giang Chinh
Cùng ngày, Ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh , chỉ đạo 9 chốt ở các cửa ngõ kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện; yêu cầu phải có giấy xét nghiệm âm tính với nCoV khi vào tỉnh.
Quảng Ninh sẽ thí điểm xét nghiệm nhanh Covid-19 tại 3 chốt kiểm soát dịch Covid-19, gồm: Chốt cầu Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên); chốt cầu Đá Bạc (thành phố Uông Bí) và chốt tại cổng tỉnh (thị xã Đông Triều).
Video đang HOT
Cảnh sát kiểm tra giấy tờ của chủ phương tiện tại chốt kiểm soát trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, chiều 7/7. Ảnh: Giang Chinh
Bắc Giang từ ngày 5/7 yêu cầu toàn bộ người ngoại tỉnh vào địa bàn phải có xét nghiệm âm tính Covid-19 trong 72 giờ, cho đến khi có thông báo mới. Tỉnh yêu cầu các xã, huyện phải rà soát, quản lý chặt người từ tỉnh ngoài về địa phương để phân loại, theo dõi y tế phù hợp.
Ông Mai Sơn, Phó chủ tịch tỉnh Bắc Giang, cho biết việc này nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất nguồn lây từ bên ngoài vào tỉnh, dù có thể mất thời gian và tăng chi phí.
Trong những ngày qua, các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… yêu cầu người đến từ TP HCM có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính khiến nhiều doanh nghiệp, lao động gặp khó khăn, tốn thêm chi phí.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phân tích, khi dịch bệnh phức tạp, các địa phương kiểm soát chặt người ra vào để phòng dịch bệnh là cần thiết. Tuy nhiên, các tỉnh thành chỉ nên yêu cầu người từ vùng dịch phải có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19, chứ không nên “bắt buộc đại trà” như hiện nay.
“Vùng dịch là những địa điểm được cập nhật trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế. Đó có thể là một xóm, một thôn, một khu phố, một phường, một huyện… Không nên coi tất cả tỉnh thành đều là vùng dịch và yêu cầu mọi người dân ra vào tỉnh phải có giấy xét nghiệm”, ông Phu nói.
Giá một lần xét nghiệm COVID-19 theo quy định mới là bao nhiêu?
Sáng 7-7, Bộ Y tế ra công văn hướng dẫn mức giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho từng kỹ thuật xét nghiệm cụ thể.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 - Ảnh: PHẠM TUẤN
Cụ thể là các kỹ thuật xét nghiệm gồm: xét nghiệm nhanh; xét nghiệm kháng nguyên phát hiện SARS-CoV-2 trên máy miễn dịch; và xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng.
Mức giá xét nghiệm nhanh:
Truớc ngày 1-7-2021: Đối tượng bảo hiểm y tế (BHYT): thực hiện theo mức giá 238.000 đồng theo hướng dẫn tại công văn 4068/BYT-KHTC ngày 30-7-2020.
Đối tượng không thanh toán BHYT: thực hiện theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt tối đa là 238.000 đồng theo công văn số 5834/BYT- KHTC ngày 27-10-2020.
Từ ngày 1-7-2021 thực hiện thực thanh thực chi, cụ thể:
Các chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm: vật tư tiêu hao, điện nước, nhân công: cơ sở y tế chi và quyết toán theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành về kinh phí phòng chống dịch.
Chi phí test xét nghiệm thực hiện thực thanh thực chi: chi và thanh toán với từng đối tượng người bệnh theo số lượng test xét nghiệm nhanh thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua test theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Ví dụ, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu test nhanh là 135.000 đồng/test. Nếu người có thẻ BHYT đủ điều kiện được thanh toán BHYT và là đối tượng được hưởng mức 80% chi phí khám chữa bệnh thì được quỹ BHYT chi trả theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của một lần xét nghiệm nhanh là 135.000 đồngx80%=108.000 đồng.
Phần đồng chi trả 27.000 đồng và các chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp hiện hành.
Xét nghiệm kháng nguyên phát hiện SARS-CoV-2 trên máy miễn dịch:
Trường hơp phải thực hiện quy trình lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm tương tự như đối với trường hợp lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm đối với xét nghiệm Real-time PCR thì tạm thời thu và thanh toán chi phí dịch vụ "lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm" theo mức giá 100.000 đồng/mẫu.
Chi phí thực hiện xét nghiệm tạm thời thực hiện thực thanh thực chi; cụ thể: chi và thanh toán với từng đối tượng người bệnh theo số lượng test xét nghiệm thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua test theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đấu thầu.
Các chi phí về vật tư, hóa chất, điện, nước, nhân công liên quan đến quá trình thực hiện xét nghiệm: cơ sở y tế chi và quyết toán theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành về kinh phí phòng chống dịch.
X ét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng: Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 4356/BYT-KH-TC ngày 28-5-2021 của Bộ Y tế.
Cụ thể, mức giá tối đa của dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng (áp dụng cho mẫu đơn) là 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm. Trong đó, mức giá dịch vụ lấy và bảo quản bệnh phẩm tối đa 117.800 đồng/mẫu và mức giá xét nghiệm tối đa 616.200 đồng/mẫu.
Lần đầu tiên TP Vũng Tàu phải 'giăng dây' vì COVID-19 Sáng 7-7, lần đầu tiên người dân Vũng Tàu phải chứng kiến cảnh giăng dây tại TP này do ca mắc COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng. Chợ Vũng Tàu cũng phải tạm ngừng hoạt động để xét nghiệm cho toàn bộ tiểu thương. Dãy nhà nơi bà H. sống và chiếc xe tải đông lạnh của bà này phải "giăng dây" -...