Nhiều tỉnh thành hỗ trợ đổi MBH cũ lấy mới
Bắt đầu hỗ trợ giá cho người dân đổi mũ bảo hiểm cũ lấy mới tại TP. HCM, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình, trường đại học, cao đẳng…
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia vừa công bố kế hoạch đợt 2 hỗ trợ người dân đổi mũ bảo hiểm cũ lấy mũ “xịn” mới. Theo đó, ngoài Hà Nội, tại các tỉnh, thành phố khác như TP. HCM, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình, người dân cũng bắt đầu được đổi mũ bảo hiểm cũ kém chất lượng lấy mũ mới đạt tiêu chuẩn, giảm giá 30-70.000 đồng.
Đợt hỗ trợ đổi mũ bảo hiểm xịn này cũng kéo thêm một số hãng mũ bảo hiểm tham gia.
Các chương trình đổi mũ bảo hiểm đợt 2 bắt đầu tại Hà Nội trong suốt tháng 4 và tháng 5 với 60 – 70 đại lý.
Điểm bán hỗ trợ giá đổi mũ bảo hiểm cũ lấy mới sẽ được mở kể cả trong hệ thống siêu thị. Thậm chí, có cả chương trình đổi mũ cho các cán bộ chiến sĩ tại Bộ Tư lệnh Thủ đô. Sau ngày 15/4, sẽ tổ chức thêm các điểm đổi mũ tại các huyện ngoại thành Hà Nội.
Tại Hải Phòng, từ ngày 13, 14/4, sẽ tổ chức điểm đổi mũ bảo hiểm tại Quảng trường TP. Hải Phòng, cùng 2 điểm trên đường Lạch Tray, một điểm ở đường Trần Nguyên Hãn (Hải Phòng), kéo dài đến ngày 30/5. Ngoài ra Hải Phòng còn có các điểm bán mũ bảo hiểm trợ giá trong suốt thời gian từ 13/4 ở quận Lê Chân, quận Ngô Quyền, An Lão…
TP. Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức hỗ trợ đổi mũ bảo hiểm cũ lấy mới tại 24 quận, huyện trong tháng 4.
Video đang HOT
Ủy ban ATGT Quốc gia đánh giá đợt đổi MBH đầu tiên rất hiệu quả
Ngày 6/4, sẽ có 1 điểm đổi mũ bảo hiểm trợ giá tại Nhà Văn Hóa Lao Động Tỉnh Thái Bình (thuộc TP. Thái Bình – tỉnh Thái Bình), với dự kiến sẽ đổi 10.000 mũ.
Tại TP. Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) cũng sẽ có điểm đổi mũ bảo hiểm cũ lấy mới vào ngày 15/4.
Một hãng mũ bảo hiểm sẽ tổ chức đổi tại các trường đại học, cao đẳng trong tháng 4, 5, 6.
Ủy ban ATGT Quốc gia đánh giá đợt 1 triển khai chương trình đổi mũ bảo hiểm cũ, không đạt chuẩn lấy mũ bảo hiểm mới đạt chuẩn là rất hiệu quả. Số lượng mũ bảo hiểm được đổi trong đợt 1 lên tới gần 40.000 mũ.
Như đã đưa tin, Ủy ban ATGT Quốc gia đang phối hợp với các ban ngành thực hiện chiến dịch chấn chỉnh sản xuất, kinh doanh và đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe máy. Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã ký kết với một số doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm trong việc hỗ trợ người tham gia giao thông.
Theo đó, người dân sẽ được tham gia đổi mũ bảo hiểm cũ để mua mũ mới giá rẻ. Khi đến các điểm này, người dân sẽ đổi mũ cũ kém chất lượng và mua mũ mới đúng quy chuẩn.
Mức giá mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn mà các doanh nghiệp đưa ra sẽ dao động khoảng 200.000 đồng/1 mũ. Các địa điểm này cũng cam kết bán đúng giá sản phẩm so với sản phẩm cùng chủng loại. Còn nếu đổi sẽ được giảm giá từ 30 đến 70 nghìn đồng.
Một số điểm hỗ trợ đổi mũ bảo hiểm cũ lấy mới đạt chuẩn:
Hà Nội
Hoàn Kiếm: 213 Phố Huế, 26/32 Phố Lê Thái Tổ.
Đống Đa: 217 Chùa Bộc – Trung Liệt , 142 Lê Duẩn.
Hai Bà Trưng: 27 Lạc Trung, 41 Minh Khai.
Ba Đình: 32B Thủ Lệ – Ngọc Khánh.
Thanh Xuân: 277 Khuất Duy Tiến, 3 Lê Văn Lương, 17 Nguyễn Tuân, 1 Hoàng Đạo Thành.
Từ Liêm: 88 Cầu Diễn, cổng chợ Minh Khai, 156 Kiều Mai – Phú Diễn.
Long Biên: 242 Ngô Gia Tự, 327 Ngô Gia Tự, 166A Nguyễn Văn Cừ.
Hoàng Mai: 212 Lê Trọng Tấn, Định Công, 559 Giải Phóng, 69 Nguyễn Xiển, 633, Giải Phóng.
Cầu Giấy: 31 Lạc Long Quân.
Tây Hồ: 90 Hoàng Hoa Thám, 104 Thụy Khuê.
Thanh Trì: 18A1 Đường Ngọc Hồi – Thị trấn Văn Điển.
Hà Đông: Cây xăng Lai Xá và A29 Khu đô thị Ngô Thì Nhậm – Hà Cầu.
Sơn Tây: Trại Hồ – Cổ Đông và Số 9 La Thành – Viên Sơn.
Ba Vì: Thị Trấn Tây Đằng.
Chương Mỹ: 57 – tổ 1 – Khu Xuân Hà – Thị trấn Xuân Mai.
Hải Phòng:
Số 4, Hồ Sen, Trại Cau, Lê Chân.
Số 153 Trần Phú, Ngô Quyền.
Hoàng Xã, thị trấn An Lão.
Khu đô thị mới, đường Hải Triều, Quán Toan.
147 và 169B Lạch Tray.
323 Trần Nguyên Hãn.
Quảng trường thành phố Hải Phòng.
Theo 24h
Chín ngày Tết, 313 người chết vì TNGT
Chín ngày Tết, 313 sinh mạng vĩnh viễn ra đi vì TNGT. Vô lý nhất, đường làng ngõ xóm vốn là nơi thanh bình, lại xảy ra nhiều tai nạn chết người nhất. Nhiều bất cập trong giao thông được các số điện thoại nóng "giải cứu".
Báo động TNGT làng xã
Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp đã dành cho PV cuộc trao đổi quanh vấn đề TNGT trước và sau Tết Nguyên đán.
Đầu năm đã nói chuyện đau lòng, nhưng ông có thể thống kê nhanh số lượng và nguyên nhân các vụ TNGT dịp Tết?
Tổng số TNGT 9 ngày Tết Nguyên đán là 372 vụ, chết 313 người, bị thương 387 người. So với cùng kỳ năm ngoái giảm 11 vụ, nhưng tăng 4 người chết và 29 người bị thương.
Trong đó có 7 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 28 người, bị thương 3 người. Vụ nghiêm trọng nhất xảy ra vào ngày 16/2 (mồng 7 Tết) tại Bảo Lộc-Lâm Đồng, ô tô đâm 3 xe máy khiến 7 người chết.
Liên quan tới các vụ TNGT vừa qua, 100% liên quan tới xe máy (xe máy đâm nhau hoặc xe máy đâm ô tô). Tết năm nay, có những câu chuyện đau lòng, nhiều vụ chỉ 2 xe máy đâm nhau, thiệt mạng 5-6 người. Bởi vì xe máy toàn chở 3-4 người, không đội mũ bảo hiểm, lại uống rượu bia khi tham gia giao thông.
Ùn tắc giao thông năm nay đỡ hơn năm ngoái, do gần như toàn bộ lực lượng tuần tra kiểm soát được tung ra trên các tuyến quốc lộ. Hành khách đi lại thoải mái hơn. Hiện tượng nhồi nhét khách cũng có nhưng đỡ hơn. Đáng ngạc nhiên nhất, các vụ TNGT dịp Tết chủ yếu xảy ra tại các đường làng ngõ xóm.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp thăm nạn nhân TNGT tại Bệnh viện Việt Đức dịp Tết 2013
Hiệu quả từ đường dây nóng
Công suất hoạt động của đường dây nóng (13 số) trong đó bản thân ông cầm một số hoạt động ra sao?
Tổng thể có 12 số điện thoại nóng di động và 1 số cố định thực sự nóng. Đặc biệt là trong khoảng 3 ngày đầu công bố (từ 27, 28 và 29 Tết, trùng với thời gian người dân đổ về quê) và 2 ngày gần đây (mồng 7 và 8 Tết). Như số điện thoại của tôi, bình quân cả tin nhắn và cuộc gọi là 250 lần/ngày.
Câu chuyện đường dây nóng vừa qua có nhiều thứ để rút kinh nghiệm triển khai cho sang năm: Rất nhiều phản ánh qua đường dây nóng được trực tiếp xử lý và có hiệu quả.
Ví dụ, ngay hôm mùng 8 Tết, Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Nai gọi điện cho tôi thông báo đã xử lý xong bất cập đèn đỏ gây ùn tắc. Trước đó, người dân đi đường phản ánh QL1 chạy qua Biên Hoà có một nút giao thông bị ùn tắc do tín hiệu đèn không phù hợp. Đêm mùng 7 Tết, tôi đã gọi điện cho tỉnh và họ xử lý ngay.
Ùn tắc cũng hết. Hay như người dân phản ánh Trạm thu phí Sông Phan (nằm giữa Đồng Nai và Phan Thiết) thu phí gây ùn tắc kéo dài. Sau khi đường dây nóng nhận thông tin này, tôi đã gọi cho một Tổng cục phó Đường bộ VN và đã chỉ đạo "tháo khoán" tạm thời để giải quyết ùn tắc ngay lập tức ngay trong ngày 16/2.
Còn những chuyện như xe chở quá số người, tăng giá... thì nhận được thường xuyên và được xử lý liên tục. Có một điều đáng mừng là, CSGT, Thanh tra Giao thông và các địa phương khi được phản ánh thông tin từ đường dây nóng đều tích cực.
Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều cú điện thoại của người dân "nháy máy" tới số điện thoại nóng; Ngoài ra, có hiện tượng nhà xe lợi dụng đường dây nóng để thông tin thất thiệt, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh.
Vậy đợt cao điểm trước và sau Tết, khi 13 số điện thoại dừng hoạt động, người dân muốn phản ánh bất cập của giao thông biết gọi cho ai?
Từ kinh nghiệm đường dây nóng này, tới đây, Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ cung cấp 5-6 số điện thoại đường dây nóng thường xuyên dễ nhớ bằng số di động để tránh chỉ nóng trong giờ hành chính (nếu bằng máy điện thoại bàn).
Đương nhiên, những số điện thoại nóng này sẽ có từng người phụ trách, ghi chép cẩn thận và sẽ chuyển tới những đơn vị có thẩm quyền giải quyết ngay. Còn 13 số điện thoại nóng công bố dịp Tết sẽ hết nhiệm vụ. Tết vừa qua, có nhiều cuộc điện thoại gọi tới vào lúc 3 giờ sáng, chúng tôi đều có trách nhiệm để xử lý ngay.
Mồng 4 Tết, ông có vào Bệnh viện Việt Đức, cảm nhận lúc đó là gì?
Tôi đã vào nhiều, nhưng dịp Tết còn thương tâm hơn. Đáng tiếc nhất, đa số các nạn nhân TNGT nằm tại đây đều là các thanh niên tầm tuổi đôi mươi. Có một vụ diễn ra ở Chương Mỹ (Hà Nội) do một chiếc xe điên lùi thiếu quan sát nên đâm vào cháu bé.
Ông bác thấy vậy lao vào cứu cháu, mẹ cháu bé cũng lăn vào cứu ông bác. Kết cục ông bác và người mẹ tử vong, còn cháu bé bị ô tô nghiến phải cắt cụt chân, thật đau lòng!
Nâng cao trách nhiệm trong ban hành chính sách
Năm 2013, Ủy ban ATGT Quốc gia chọn là năm "Nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức người tham gia giao thông". Những biện pháp đưa ra để thực hiện mục tiêu trên là gì, thưa ông?
Với lực lượng thường xuyên hướng dẫn và xử lý vi phạm giao thông, phải nâng cao ý thức và trách nhiệm cũng như đạo đức thi hành công vụ. Vấn đề này, lãnh đạo Bộ Công an đã có chỉ đạo, đồng thời thường xuyên có những đoàn kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của CSGT.
Về lâu dài sẽ giảm tối đa việc cán bộ xử lý vi phạm tiếp xúc trực tiếp với người vi phạm, bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xử phạt nguội. Việc nâng cao trách nhiệm trong thi hành công vụ còn được đặt ra với cả đội ngũ công chức làm chính sách.
Sao cho những chính sách ban hành liên quan người tham gia giao thông khi đưa ra phải được nghiên cứu kỹ, để đảm bảo tính khả thi cao nhưng không gây tác động xấu đến xã hội.
Còn với người tham gia giao thông, song song với xử phạt nghiêm minh, sẽ có những biện pháp tuyên truyền hiệu quả hơn.
Cảm ơn ông!
Theo 24h
Học sinh tiểu học vui học an toàn giao thông Tuần qua, tại trường tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình (Hà Nội) đã diễn ra buổi vui học mẫu trong khuôn khổ chương trình "An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ" cho hơn 700 em học sinh. Với mục đích mang đến niềm vui cho các em nhỏ khi học an toàn giao thông (ATGT) cũng như tổ chức...