Nhiều tỉnh tái đàn lợn đạt 90% so với trước khi có dịch tả lợn châu Phi
Từ cuối tháng 12/2019, nhiều địa phương đã mạnh dạn tái đàn ngay sau khi hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Đến nay, một số địa phương được xem là ít gặp tổn thất từ dịch bệnh đã đảm bảo đạt 90% số lượng lợn so với trước khi có dịch.
Tái đàn nhưng đảm bảo không tái dịch
Tái đàn tập trung giữ được an toàn sinh học, không để xảy ra dịch bệnh để tiến hành tái đàn là giải pháp căn cơ trong việc đảm bảo nguồn cung thịt lợn, đảm bảo ổn định giá trên thị trường.
Nhiều địa phương nhanh chóng đạt mức 90% tổng đàn so với trước khi có dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: TTXVN
Tại Thanh Hóa, DTLCP tấn công vào đàn lợn, làm thiệt hại tới 20% tổng đàn. Cụ thể, đầu năm 2019, trước khi xảy ra DTLCP, Thanh Hóa có hơn 1,2 triệu con lợn. Khi dịch bệnh được kiểm soát vào đầu năm 2020, tổng đàn giảm còn hơn 955.000 con, chiếm 80% tổng đàn trước dịch. Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, đàn lợn của tỉnh đã tăng lên gần 1,15 triệu con sau hơn 3 tháng đẩy mạnh tái đàn, bằng 96% trước khi dịch bệnh xảy ra.
Về công tác tái đàn lợn sau dịch, ngay từ khi đang có DTLCP, tỉnh Thanh Hóa đã đặc biệt quan tâm để giữ bằng được đàn lợn trong hệ thống trang trại, đàn lợn giống. Tỉnh đã có cơ chế hỗ trợ giữ an toàn dịch bệnh và duy trì bằng được đàn lợn ông bà… để sau khi kết thúc dịch bệnh, sẽ có điều kiện khôi phục đàn lợn một cách nhanh nhất. Do đó, công tác tái và khôi phục đàn lợn của tỉnh đã có nhiều thuận lợi, triển khai nhanh và hiệu quả.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp tái đàn lợn, trong đó có tỉnh có hướng giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư, khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, phát triển trang trại. Các gia trại nuôi lợn thịt được khuyến khích nuôi một số ít lợn nái để chủ động con giống, hạn chế nhập và phụ thuộc bên ngoài – đó chính là cách hạn chế dịch bệnh.
Video đang HOT
Tương tự, tại Nghệ An – tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nhận định là phòng và chống DTLCP rất tốt; đàn lợn bị nhiễm và bị tiêu hủy do dịch tại Nghệ An chỉ khoảng 10%, thấp hơn bình quân cả nước, cũng đang tiến hành tái đàn rất hiệu quả.
Khi dịch bệnh khống chế được, Nghệ An đã nhanh chóng triển khai công tác tái đàn; đến nay đã đạt được trên 900.000 con so với quy mô trước dịch là 1 triệu con.
Với tốc độ này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định đến khoảng tháng 6, tháng 7 năm nay, quy mô đàn lợn của tỉnh sẽ bằng hoặc vượt so với thời điểm trước dịch, để sớm có đủ sản lượng thịt lợn góp phần bình ổn giá chung của cả nước.
Để đảm bảo hỗ trợ thúc đẩy tái đàn lợn, Nghệ An thực hiện chính sách hỗ trợ lợn nái cho quy mô hộ nhỏ, gia trại, trang trại. Đây là khu vực muốn đẩy nhanh hơn về tốc độ phát triển để góp phần cùng các khu vực chăn nuôi lớn khác tái đàn sau dịch.
Phát triển đàn lợn nái để tăng tốc tái đàn
Cũng có tốc độ tái đàn rất tốt nhưng dự kiến phải đến quý III năm nay, Bắc Giang mới đạt được số lượng con lợn như thời điểm trước DTLCP. Nguyên nhân là tỉnh này thiệt hại lớn do dịch bệnh, lên tới 25,8% tổng đàn.
Tính từ thời điểm tái đàn cuối năm 2019 đến nay, tỉnh Bắc Giang hiện đang có 900.000 con, tăng trên 279.000 con, đạt 81,5% so với thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh. Như vậy, tốc độ tái đàn lợn khá nhanh, phấn đấu hết quý 3 sẽ đạt hơn 1,1 triệu con lợn, tương đương với mức tổng đàn ổn định trước khi DTLCP xảy ra.
Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Hải cho biết, gần hai năm qua, đến nay chăn nuôi của Bắc Giang dần phục hồi. Tuy nhiên, tổng đàn lợn nái trên địa bàn tỉnh hiện chỉ còn khoảng 67.200 con, bằng khoảng 48% so với thời điểm trước dịch, trong đó hầu hết lượng lợn nái bị tụt giảm mạnh rơi vào nhóm hộ, cơ sở chăn nuôi nhỏ, rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung con giống để tái đàn lợn…
Với thực tế đàn lợn nái giảm, Bắc Giang phải chấp nhận một thời gian nữa mới đạt tổng đàn hơn 1 triệu con như kế hoạch đề ra. Nhưng tỉnh đang mất cân đối về cơ cấu trong sản xuất, đó là tái đàn đang tập trung ở các doanh nghiệp lớn do họ giữ lại con giống, còn các trang trại, hộ nuôi tái đàn thiếu giống, giá giống cao.
Để đảm bảo tăng tốc tái đàn, bên cạnh việc đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, tỉnh cũng sẽ khuyến khích việc nhân giống đảm bảo chất lượng cho người chăn nuôi và cam kết bán giá lợn giống theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT cho các hộ, trang trại có nhu cầu tái đàn.
Khó khăn về con giống cũng là khó khăn chung trong tái đàn lợn ở nhiều địa phương. Hà Nội cũng bị ảnh hưởng lớn lên đàn lợn giống khi buộc phải tiêu hủy hơn 68.000 con, tương đương khoảng 40% tổng đàn lợn nái/đực giống do DTLCP (trước đó, đàn lợn giống của thành phố là 170.000 con). Tuy hiện nay, số tái đàn và tăng đàn nái được hơn 130.000 con nhưng vẫn thiếu so với nhu cầu thực tế sản xuất; các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng không có con giống để bán.
Để tháo gỡ vấn đề này, Hà Nội sẽ hỗ trợ 30% kinh phí mua lợn nái, mức hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/con (số lượng 5.000 con); hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng cho các cơ sở chăn nuôi tái đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn châu Phi với mức 100% lãi suất tiền vay đối với tổ chức, cá nhân trong thời gian 6 tháng.
Như vậy, ngành chức năng thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ người nuôi tái đàn. Dù tốc độ tài đàn tại nhiều địa phương đang ở mức cao nhưng trước những thiệt hại do DTLCP gây ra, dự báo phải mất vài tháng đàn heo mới có thể tăng trở lại.
Dịch tả lợn châu Phi tái xuất hiện ở Hòa Bình, gây nhiều thiệt hại
Từ giữa tháng 4/2020 đến nay, trên địa bàn xóm Ngù, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, xảy ra tình trạng lợn chết hàng hoạt, gây thiệt hại kinh tế cho nhiều hộ dân, tổng số lợn bị ch ết gần 200 con.
Ngày 29/4, Ủy ban Nhân dân huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, cho biết đã ra quyết định công bố dịch tả lợn châu Phi tái xuất hiện trên địa bàn xóm Ngù, xã Hiền Lương và có thể lây lan ra nhiều xóm, xã lân cận. Qua đó, các đơn vị chuyên trách tại địa phương đã khẩn trương hướng dẫn người dân các biện pháp ứng phó, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hiền Lương, Xa Văn Đạm cho biết, từ giữa tháng 4/2020 đến nay, trên địa bàn xóm Ngù, xã Hiền Lương xảy ra tình trạng lợn ch ết hàng hoạt, gây thiệt hại kinh tế cho nhiều hộ dân, tổng số lợn bị hết gần 200 con.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, cán bộ thú y đã kịp thời xuống địa bàn nắm bắt tình hình, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm và hướng dẫn hộ chăn nuôi các biện pháp cấp bách, tiêu hủy toàn bộ số lợn chết; đồng thời, tạm ứng vật tư để bà con phun thuốc khử trùng tiêu độc, rắc vôi bột và các biện pháp cần thiết khác, nhằm chủ động khống chế sự lây lan của dịch bệnh.
Đối với đàn lợn còn khỏe hiện nay trên địa bàn, cán bộ chuyên ngành cũng khuyến cáo các hộ chăn nuôi tăng cường công tác phòng bệnh; chú trọng các biện pháp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, tăng cường vệ sinh chuồng trại, đảm bảo điều kiện sống tốt nhất.
Hiện, toàn xã Hiền Lương có trên 800 con lợn giống bản địa; trong đó, xóm Ngù có gần 90 hộ nuôi, với tổng đàn khoảng 400 con. Đây là giống lợn đen thuần chủng được người dân nuôi nhốt trong chuồng trại khép kín, đảm bảo vệ sinh. Giống lợn này, nhiều năm trở lại đây đã trở thành nguồn sinh kế phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn.
Ông Bùi Khắc Vinh, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đà Bắc, cho biết trước việc dịch tả lợn châu Phi đang tái diễn tại địa bàn xóm Ngù, xã Hiền Lương, các đơn vị chức năng huyện Đà Bắc đã khẩn trương tiến hành huy động phương tiện, vật tư, hóa chất thú y hỗ trợ địa bàn có dịch; nhanh chóng bao vây, dập ổ dịch và thực hiện phương án chống dịch.
Đặc biệt, kịp thời ngăn chặn dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng; thường xuyên theo dõi và tổng hợp tình hình diễn biến của dịch bệnh để có biện pháp kịp thời khắc phục./.
Vũ Hà
Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm mạnh trong tháng 4/2020 Theo Tổng Cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2020 có mức giảm mạnh, lên tới 10,5%. Sáng 29/4, Tổng Cục Thống kê công bố tình hình kinh tế-xã hội tháng 4/2020 và 4 tháng đầu năm. Trong tháng 4/20202, xản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp nhiều khó khăn: Dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát...