Nhiều tỉnh miền Tây lo bùng dịch Covid-19 sau Tết
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các tỉnh miền Tây đều ở trạng thái bình thường mới, đa số là “vùng xanh”.
Tuy nhiên chính quyền địa phương nhiều tỉnh đang lo ngại dịch sẽ bùng phát trở lại.
Hầu hết các tỉnh đã là “vùng xanh”
Theo báo cáo của ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp, từ ngày 6 – 9/2, mỗi ngày tỉnh chỉ ghi nhận từ 10 – 34 ca mắc Covid-19 mới; tỷ lệ tử vong giảm sâu, mỗi ngày chỉ ghi nhận từ 2 – 4 ca, số bệnh nhân nặng và rất nặng còn 108 ca.
Công tác tiêm phòng vaccine phòng Covid-19 tại Đồng Tháp đạt kết quả khá cao, cụ thể, tính đến ngày 9/2, người từ 18 tuổi trở lên, tiêm mũi 1 đạt 99,8% dân số tỉnh; tiêm mũi 2 đạt 94,8% dân số tỉnh; tiêm mũi nhắc lại đạt 13,4% dân số. Đặc biệt, người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi đã tiêm trên 306.000 liều, trong đó tiêm mũi một, đạt 98,5%; tiêm mũi 2 đạt 93% dân số tỉnh.
Số ca mắc Covid-19 mới tại nhiều tỉnh miền Tây đã giảm sâu (Ảnh: CTV).
Tính đến nay, Đồng Tháp ghi nhận hơn 47.600 ca, hiện tỉnh đang tập trung điều trị hơn 5.500 ca. Hiện Đồng Tháp đang áp dụng cấp độ một tại 143/143 xã, phường, thị trấn.
Tại An Giang, một địa phương có đường biên giới dài với tỉnh bạn Campuchia, nhiều lúc địa phương này đối mặt với công tác phòng, chống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng nay toàn tỉnh hiện là vùng xanh. Các hoạt động giao thương, kinh doanh, sản xuất bật dậy nhanh khi dịch vừa lắng xuống.
Cụ thể, theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh An Giang, trong nhiều ngày qua, địa phương chỉ ghi nhận vài chục ca mắc Covid-19 mỗi ngày.
Đáng nói số ca tử vong giảm sâu (có thời điểm đứng trong top 6 cả nước về số ca tử vong cao), từ 6 -9/2 chỉ có 2 trường hợp tử vong, tuy nhiên theo lũy kế đến nay toàn tỉnh ghi nhận trên 1.300 trường hợp, trong đó đa số là người lớn tuổi, mắc bệnh nền, chưa tiêm vaccine hoặc tiêm vaccine chưa đầy đủ.
Dịch bệnh được kiểm soát nên các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch… đều được mở cửa trở lại (Ảnh: CTV).
Hiện ngành chức năng tỉnh An Giang tiếp tục tập trung công tác tiêm vaccine độ tuổi từ 12 -18 tuổi; đặc biệt tuyên truyền đến những người lớn tuổi, mắc bệnh nền đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm vaccine phòng Covid-19. Kết quả, người từ 12 – 17 tuổi, tiêm mũi một đạt trên 92%, mũi 2 đạt gần 60% dân số trên toàn tỉnh.
Còn tại Kiên Giang, theo báo cáo của Sở y tế Kiên Giang, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh giảm sâu, mỗi ngày chỉ ghi nhận vài chục ca. Theo lũy kế, đến nay toàn tỉnh ghi nhận hơn 33.600 ca mắc Covid-19, hơn 32.300 trường hợp xuất viện, hơn 800 trường hợp tử vong, hiện còn hơn 800 đang điều trị.
Công tác tiêm vaccine độ tuổi từ 12 – 17 tuổi ở Kiên Giang đạt tỷ lệ khá cao, cụ thể, người từ 12 -17 tuổi tiêm mũi một đạt 100%, mũi 2 đạt 97,3%.
Lo dịch bùng phát sau Tết…
Ông Đoàn Tấn Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, qua thống kê các số liệu về công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau Tết nguyên Đán cho thấy những ngày Tết số ca mắc mới có tăng nhẹ nhưng sau Tết số mắc mới chững lại. Tuy nhiên, Đồng Tháp vẫn tiếp tục duy trì 3 nhiệm vụ trọng tâm là giám sát dịch, thu dung điều trị và tiêm ngừa vaccine phòng dịch Covid-19 cho các lứa tuổi được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm ngừa, để từng bước kiểm soát dịch.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Bửu thông tin thêm, từ 7/2, học sinh bậc THCS và THPT đã đến trường học trực tiếp. Qua 5 ngày quan sát, ngành chức năng phát hiện một số trường hợp mắc Covid-19 nhưng được phát hiện và kiểm soát được. Nếu như 7-14 ngày tới số ca mắc Covid-19 mới không gia tăng, tình hình dịch tại Đồng Tháp cơ bản đã kiểm soát.
Đặc biệt trong những ngày nghỉ Tết Nhâm Dần 2022, lượng người dân đi lại du xuân, thăm hỏi giữa các địa phương là rất lớn nên tiềm ẩn lây lan dịch bệnh là rất cao (Ảnh: CTV).
Ông Nguyễn Lưu Trung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, qua các số liệu thống kê từ Sở y tế cho thấy những ngày Tết số ca mắc mới có tăng nhẹ qua test nhanh, tuy nhiên sau đó số ca mắc Covid-19 diễn tiến như những ngày trước Tết. Hiện Kiên Giang vẫn sát sao giám sát dịch và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang nơi công cộng, tiêm vaccine…
Ông Nguyễn Lưu Trung cho rằng, mặc dù số ca mắc Covid-19 mới trên địa bản tỉnh giảm nhiều nhưng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng, lãnh đạo các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ, Bộ Y tế và của UBND tỉnh; tiếp tục đẩy nhanh công tác tiêm vaccine theo lứa tuổi được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm ngừa; tập trung phát triển kinh tế – xã hội nhưng luôn đảm bảo các công tác phòng, chống dịch, nhất là sau dịp Tết nguyên Đán vừa qua.
Thực tế, số ca mắc Covid-19 tại nhiều tỉnh miền Tây giảm sâu, tuy nhiên lãnh đạo các tỉnh thành khu vực này cũng đang “hồi hộp” sợ dịch bùng phát trở lại, vì dịp Tết Nhâm Dần 2022, người dân du xuân, giao lưu rộng rãi nên nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất cao.
Sáng 7/2: Bệnh nhân COVD-19 nặng giảm còn 2.200 ca; 41 tỉnh, thành nào là vùng xanh?
Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước đã có hơn 2,11 triệu ca COVID-19 khỏi; số bệnh nhân nặng giảm còn 2.203 ca; cả nước đã có 41 tỉnh, thành thuộc vùng xanh- cấp độ dịch thứ nhất; F0 tại nhiều tỉnh miền Tây tiếp tục giảm sâu.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.341.971 ca COVID-19, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.729 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.334.867 ca, trong đó có 2.109.898 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (514.457), Bình Dương (292.967), Hà Nội (148.008), Đồng Nai (99.952), Tây Ninh (88.520).
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.112.715 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.203 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.423 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 373 ca; Thở máy không xâm lấn: 49 ca; Thở máy xâm lấn: 338 ca; ECMO: 20 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 94 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.324 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN)
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.289.291 mẫu tương đương 77.305.873 lượt người, tăng 17.417 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 182.180.300 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.089.385 liều, tiêm mũi 2 là 74.247.028 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.843.887 liều.
41 tỉnh thành thuộc cấp độ 1 về dịch COVID-19
Cập nhật cấp độ dịch của Bộ Y tế đến ngày 6/2 cho thấy, số tỉnh, thành vùng xanh - cấp độ 1 về dịch COVID-19 đã tăng lên 41 địa phương; 22 tỉnh, thành còn lại là vùng vàng. Hiện cả nước không còn tỉnh, thành nào là vùng cam, đỏ.
Về tỷ lệ đánh giá cấp độ dịch, cả nước hiện cơ bản là vùng xanh với 7.784 xã, phường là vùng xanh, chiếm 73,4%; Có 2.234 xã, phường thuộc vùng vàng, chiếm 22%; Có 460 xã, phường là vùng cam, chiếm 4,3%. Đến nay, cả nước chỉ còn 26 xã, phường thuộc vùng đỏ, chiếm 0,2%.
Danh sách cụ thể 41 tỉnh, thành phố thuộc cấp độ 1 về dịch COVID-19 (vùng xanh), gồm: An Giang, Bình Dương, Bình Thuận, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Cà Mau, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương, TP HCM, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Long An, Lào Cai, Lạng Sơn, Nghệ An, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Sơn La, Tuyên Quang, Thái Bình, Thái Nguyên, Tiền Giang, Điện Biên, Yên Bái, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP Hà Nội, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Định, Bến Tre, TP Cần Thơ, Khánh Hoà, Ninh Bình và Ninh Thuận;
22 tỉnh, thành phố cấp độ dịch COVID-19 thứ 2 (vùng vàng) gồm: Bình Phước, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Gia Lai, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Hưng Yên, TP Hải Phòng, Hậu Giang, Lâm Đồng, Nam Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên- Huế, Tây Ninh, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, TP Đà Nẵng, Đắk Lắk và Đắk Nông.
Nhiều tỉnh, thành cho trẻ đến trường từ hôm nay, 7/2
Từ ngày 7/2, mùng 7 tháng Giêng, học sinh khối lớp 7 (sau các khối học sinh từ lớp 8 đến lớp 12) ở TP Đà Nẵng sẽ đến trường học trực tiếp.
Đối với trẻ mầm non, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 căn cứ hướng dẫn của các cấp và tình hình thực tế, Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng sẽ có thông báo sau.
Bên cạnh đó, Sở cũng yêu cầu các trung tâm, công ty, tổ chức dạy ngoại ngữ, tin học, giáo dục kỹ năng sống,... chuẩn bị các điều kiện tổ chức dạy học trực tiếp "thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19
Từ ngày 7/2 (mồng 7 Tết), học sinh khối 9 và khối 12 tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu sẽ tiếp tục tới trường học tập trực tiếp vào buổi sáng. Học sinh các khối 10, 11; khối 6, 7, 8 và toàn bộ học sinh tiểu học tiếp tục học tập trực tuyến. Thời gian này, các trường mầm non vệ sinh trường lớp, chuẩn bị các điều kiện đón học sinh đi học trở lại.
Bắt đầu từ ngày 14/2, học sinh khối 9 và 12 vẫn duy trì học trực tiếp vào buổi sáng; học sinh khối 6, 7, 8 và khối 10, 11 cũng bắt đầu đến trường học tập trực tiếp trên cơ sở chia buổi (sáng, chiều) cho phù hợp. Riêng cấp tiểu học, khối lớp 1 tới trường học tập trực tiếp vào buổi sáng, khối lớp 2 vào buổi chiều; các khối 3, 4, 5 vẫn học trực tuyến. Còn bậc mầm non, trẻ 5 tuổi được đến trường học trực tiếp.
Từ 21/2, toàn bộ học sinh các cấp học được tới trường học tập trực tiếp theo kế hoạch, thời khóa biểu của nhà trường, bảo đảm an toàn trường học.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang, do tình hình dịch bệnh đã lắng dịu, toàn tỉnh ở cấp độ 1 (vùng xanh) nên từ ngày 7/2 học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên từ khối 7 đến khối 12 trở lại học trực tiếp. Các khối lớp còn lại sẽ học trực tiếp trong thời điểm thích hợp.
Từ ngày 7/2, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 ở vùng xanh và vùng vàng của Kiên Giang được đến trường học trực tiếp. Những em chưa tiếp thu bài tốt trong thời gian học online sẽ được dạy bù, dạy phụ đạo.
Tại Cà Mau, từ ngày 7/2, học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 học trực tiếp, cấp tiểu học tiếp tục học trực tuyến. Đến ngày 14/2, cấp tiểu học mới học trực tiếp. Riêng giáo dục mầm non, các cơ sở giáo dục tham khảo ý kiến phụ huynh thống nhất sẽ tổ chức đón, nhận trẻ đi học.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Phòng chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của ngành trong năm 2022ĐỌC NGAY
Chi tiết cấp độ dịch COVID-19 của các tỉnh, thành đến mùng 6 TếtĐỌC NGAY
Bộ Y tế: Tập trung đẩy mạnh Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 thần tốc mùa Xuân, không bỏ sót người chưa tiêmĐỌC NGAY
Ca mắc COVID-19 các tỉnh miền Tây tiếp tục giảm sâu
Cà Mau ghi nhận 85 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, có 73 người điều trị khỏi, không ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19.
Tiền Giang có 55 ca dương tính, trong đó có 14 ca bằng phương pháp PCR và 41 ca test nhanh kháng nguyên, 17 ca điều trị khỏi và thêm 1 bệnh nhân tử vong.
Hậu Giang ghi nhận 49 ca mắc COVID-19, trong đó 42 ca cộng đồng, điều trị khỏi 155 ca, 2 bệnh nhân tử vong.
Bến Tre có thêm 42 ca COVID-19 mới, tất cả đều F0 cộng đồng, có 88 người điều trị khỏi, trong ngày thêm một bệnh nhân tử vong.
Bạc Liêu có thêm 39 ca COVID-19, trong đó có 35 F0 cộng đồng, 57 ca được xuất viện, trong ngày có không trường hợp tử vong.
Vĩnh Long ghi nhận 30 ca COVID-19, 15 trường hợp được xuất viện, 5 ca tử vong.
Đồng Tháp thêm 13 F0, có 126 bệnh nhân nặng, rất nặng đang điều trị tại bệnh viện. Trong ngày có 53 ca hoàn thành điều trị và 2 có ca tử vong.
Trà Vinh ghi nhận 11 ca COVID-19 mới, có 344 F0 được xuất viện và ghi nhận một ca tử vong do.
TP Cần Thơ ghi nhận thêm 9 ca COVID-19 mới, có 21 F0 được xuất viện và ghi nhận một ca tử vong .
Sóc Trăng ghi nhận 7 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, có 12 F0 khỏi bệnh được xuất viện và 3 bệnh nhân tử vong.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,7 triệu ca mắc COVID-19 và trên 5.700 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 395,7 triệu ca, trong đó trên 5,75 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (180.071 ca), Pháp (155.439 ca) và Đức (114.424 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ (897 ca), Nga (661 ca) và Mexico (588 ca).
Xét từ đầu đại dịch COVID-19, Mỹ có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 78 triệu ca, tiếp theo là Ấn Độ với 42,2 triệu ca; Brazil với 26,5 triệu ca. Về số ca tử vong, Mỹ cũng ghi nhận nhiều nhất với trên 925.000 ca, tiếp đó là Brazil với trên 632.000 ca, trong khi con số này ở Ấn Độ là trên 502.900 ca.
Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 135 triệu ca nhiễm, trong đó có 1,6 triệu ca tử vong. Tiếp đến là châu Á với 104 triệu ca nhiễm và 1,3 triệu ca tử vong. Bắc Mỹ ghi nhận 91 triệu ca nhiễm và 1,3 triệu ca tử vong; Nam Mỹ có 50,4 triệu ca nhiễm và 1,2 triệu ca tử vong.
Theo trang thống kê worldometers.info, trong 24h qua, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 89.663 ca mắc COVID-19 và 475 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 17.072.406 ca, trong đó 315.583 người tử vong.
Dân miền Tây vào 'cuộc đua' trở lại Sài Gòn Chiều mùng 3 tết, nhiều người dân miền Tây cùng gia đình hối hả trở lại Sài Gòn để chuẩn bị cho cuộc mưu sinh năm mới. Trong khi vào thời điểm này nhiều người vẫn còn du xuân thì không ít người dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang hối hả trở lại Sài Gòn, đa số là lao động...